Hiểu du khách Hồi giáo để tăng trải nghiệm du lịch tại TP.HCM
Ngành du lịch TP.HCM đang nhìn thấy tiềm năng lớn từ dòng khách Hồi giáo với dân số hơn 2,1 tỷ người trên toàn cầu. Trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan đã có kế hoạch chi tiết để đón dòng khách này, TP.HCM cũng đang từng bước điều chỉnh để tận dụng cơ hội này.
Tại TP.HCM nhiều doanh nghiệp du lịch cũng mong muốn ngành du lịch có kế hoạch để đón dòng khách tiềm năng là khách hồi giáo. Hiện xu hướng du lịch của người Hồi giáo với số dân trên 2,1 tỷ người đang rất khả quan, và các nước trong khu vực như Thái Lan, cũng đã có lộ trình cụ thể để đón dòng khách này trong mục tiêu đón đến 80 triệu khách quốc tế đến năm 2027, với 1/3 là khách Hồi giáo.
Khu phố Hồi giáo ngay bên cạnh chợ Bến Thành
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết Thành chưa có chương trình đón khách theo từng tôn giáo riêng lẻ. Tuy nhiên, ngành du lịch đã xác định các thị trường mục tiêu như Âu - Mỹ, Úc, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Tây Á và Ấn Độ. Trong đó, khách Ấn Độ, bao gồm một phần không nhỏ là người Hồi giáo, nằm trong top 8 thị trường khách quốc tế đến TP.HCM năm 2022-2023.
Trong các thị trường đó, khách Ấn Độ đến TPHCM năm 2022-2023 thuộc ‘top 8’ thị trường khách du lịch quốc tế đến TPHCM. Như vậy, TPHCM sẽ khuyến khích các nhà hàng, khách sạn, đơn vị dịch vụ,… cần hướng đến các bếp ăn Halal (tiêu chuẩn riêng của người Hồi giáo) để phục vụ cho nguồn khách đặc biệt này.
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM
“Chúng ta chỉ xây dựng các chương trình thu hút nguồn khách ở các thị trường mục tiêu, trong đó tập trung các sản phẩm MICE (du lịch hội nghị hội thảo), nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, hoặc các chương trình liên quan đến du lịch y tế. Đồng thời, chúng ta cũng đang đẩy mạnh xúc tiến thu hút các nguồn khách ở các thị trường này đến TPHCM” - bà Bùi Thị Ngọc Hiếu thông tin.
Người Hồi giáo trên thế giới hiện có khoảng 2,1 tỷ người, chiếm 1/4 dân số thế giới, gần nửa số người Hồi giáo sống ở các quốc gia phát triển, có thu nhập cao. Thị trường khách du lịch Hồi giáo có mức tăng trưởng khá cao, năm 2019 có 160 triệu lượt khách đi du lịch, sau đại dịch đã phục hồi nhanh chóng. Dự báo năm 2028, ước khoảng 230 triệu lượt khách du lịch Hồi giáo sẽ đi du lịch ra nước ngoài, chi tiêu sẽ lên tới 225 tỷ USD.
Khách Hồi giáo đến Việt Nam phần lớn từ các quốc gia Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Indonesia, các nước Trung Đông… Đây là những thị trường gần với Việt Nam nên rất thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn khách này.
Thánh đường Hồi giáo hơn 80 năm tuổi ở trung tâm Sài Gòn
Để thu hút và phục vụ tốt du khách Hồi giáo, những người làm du lịch tại TP.HCM cần hiểu rõ các đặc trưng văn hóa và tôn giáo của họ. Dưới đây tạp chí Du lịch TP.HCM lưu ý một số đặc điểm quan trọng đối với khách du lịch Hồi giáo.
Tôn giáo và tín ngưỡng
Du khách Hồi giáo thực hiện các nghi lễ tôn giáo nghiêm ngặt. Họ cầu nguyện 5 lần mỗi ngày vào các thời điểm: bình minh, trưa, chiều, hoàng hôn và tối. Việc cung cấp không gian yên tĩnh và hướng về Mecca (hướng Tây Nam) là rất cần thiết.
Thứ Sáu là ngày thánh của họ, khi họ tham dự buổi cầu nguyện tập thể tại nhà thờ Hồi giáo. Cần sắp xếp lịch trình tham quan để họ có thời gian tham dự buổi lễ này.
Trong tháng Ramadan, du khách Hồi giáo sẽ nhịn ăn từ bình minh đến hoàng hôn. Điều này cần được lưu ý khi lên kế hoạch phục vụ ăn uống.
Ẩm thực
Du khách Hồi giáo chỉ ăn thịt động vật được giết mổ theo đúng nghi thức Hồi giáo (Halal). Cần đảm bảo rằng tất cả thực phẩm được phục vụ cho họ đều có nguồn gốc Halal và được chế biến theo đúng quy định. Nên dán nhãn Halal rõ ràng trên thực đơn và cung cấp cho du khách thông tin về nguồn gốc thực phẩm.
Thực đơn, cần ghi rõ nguồn gốc thực phẩm và cung cấp các loại đồ uống không cồn như nước trái cây, trà và cà phê.
Trang phục
Phụ nữ Hồi giáo thường mặc trang phục kín đáo, che toàn bộ cơ thể ngoại trừ khuôn mặt và bàn tay. Nam giới Hồi giáo cũng cần ăn mặc lịch sự, tránh quần áo quá hở hang. Việc tôn trọng phong tục này là rất quan trọng.
Văn hóa
Du khách Hồi giáo thường chào hỏi nhau bằng cách bắt tay phải, tránh bắt tay trái. Họ cũng không thích chụp ảnh chung với người khác giới mà không có sự đồng ý. Việc hiểu và tôn trọng những điều này giúp tạo ấn tượng tốt với du khách.
Họ cũng thường trao đổi tiền tip cho những người phục vụ, và sự trân trọng đối với hành động này sẽ tạo sự hài lòng cho họ.
Ngoài những đặc trưng trên, du khách Hồi giáo có thể có những nhu cầu và sở thích riêng. Sự linh hoạt và sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu sẽ mang đến cho họ trải nghiệm du lịch tốt nhất tại TP..
Hiểu biết và tôn trọng văn hóa Hồi giáo không chỉ giúp xây dựng hình ảnh du lịch chuyên nghiệp và thân thiện cho Việt Nam và TP.HCM, mà còn thu hút thêm nhiều du khách Hồi giáo đến với Thành phố.
Thánh đường Hồi giáo tại TP.HCM: Thánh đường Hồi giáo Chợ Lớn: Thánh đường Hồi Giáo Chợ Lớn Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman: Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman Thánh Đường Jamiul Islamiyah: Thánh Đường Jamiul Islamiyah - Nhà thờ Hồi giáo rộng lớn, sặc sỡ, xây năm 1950 và có tổ chức lễ cầu nguyện truyền thống cho tín đồ Hồi giáo. Thánh đường Al Rahim: Thánh đường Al Rahim Thánh Đường Hồi Giáo Jamiul Anwar: Thánh Đường Hồi Giáo Jamiul Anwar |