Doanh nghiệp hiến kế để ngành du lịch thành phố bật nhảy xa

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chiều 6/10, Thường trực HĐND TP.HCM tổ chức Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn thành phố tại Khách sạn Renaissance Riverside Saigon (15 Tôn Đức Thắng, Quận 1).

Hội nghị nhằm trao đổi và ghi nhận các kiến nghị, đề xuất, hiến kế của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi và thực hiện các chính sách hỗ trợ, phát triển ngành du lịch của Thành phố trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

Doanh nghiệp hiến kế để ngành du lịch thành phố bật nhảy xa - 1

Bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM, phát biểu khai mạc hội nghị.

Đây là hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), cũng như kịp thời nắm bắt quá trình phục hồi và phát triển của ngành du lịch Thành phố sau đại dịch.

Tại hội nghị, lãnh đạo Thành phố đã lắng nghe nội dung phát biểu và trao đổi thẳng thắn của các doanh nghiệp trong ngành, cũng như những nhu cầu và nguyện vọng thiết thực của họ.

Doanh nghiệp hiến kế để ngành du lịch thành phố bật nhảy xa - 2

Hội nghị nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp làm việc trong ngành du lịch.

Bà Huỳnh Ngọc Vân - Giám đốc Bảo tàng Áo dài, chia sẻ thực trạng chảy máu chất xám đang xảy ra ở các bảo tàng: “Sau đại dịch, rất nhiều cán bộ bảo tàng phải rời khỏi ngành, tìm kiếm các công việc khác mà mưu sinh. Cán bộ bảo tàng đều là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu trong lĩnh vực.

Giờ đây để tìm lại một người vừa có tâm huyết, vừa có trình độ như vậy là không hề dễ. Tôi cho rằng, chúng ta cần phải có chính sách để giữ chân những người còn bám trụ với ngành sau đại dịch, cũng như tìm kiếm nhân tài cho các bảo tàng.”

Doanh nghiệp hiến kế để ngành du lịch thành phố bật nhảy xa - 3

Bà Huỳnh Ngọc Vân - Giám đốc Bảo tàng Áo dài nêu lên những khó khăn mà ngành bảo tàng đang gặp phải.

Giám đốc Bảo tàng Áo dài cũng nhìn nhận TP.HCM còn thiếu các hoạt động tôn vinh những di sản văn hóa: “Việt Nam có 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, nhưng TP.HCM chưa thật sự khai thác dù hoàn toàn đủ tiềm lực. Tôi đề xuất ngành văn hóa và ngành du lịch hãy làm việc cùng nhau để khai thác và biến các di sản này thành sản phẩm thu hút du khách của chúng ta.

Không chỉ quan họ, ví dặm, đờn ca tài tử, mà mới đây nhất, Xòe Thái cũng đã được công nhận là một di sản. Thành phố chúng ta hãy tổ chức một buổi lễ vinh danh, và giới thiệu các di sản này thường xuyên đến du khách, để họ hiểu về nền văn hóa đặc sắc của Việt Nam.”

Cũng tại hội nghị, bà Huỳnh Phan Phương Hoàng - Phó Tổng Giám đốc CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel) góp ý kiến để phát triển nền kinh tế đêm.

Doanh nghiệp hiến kế để ngành du lịch thành phố bật nhảy xa - 4

Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng - Phó Tổng giám đốc Vietravel.

“Từ góc nhìn của mình, tôi cho rằng TP.HCM và các tỉnh, thành lân cận cần có những sản phẩm du lịch đặc trưng, sau đó phải liên kết các sản phẩm với nhau, liên kết sản phẩm du lịch ban ngày và ban đêm với nhau, nhằm tạo thành một chuỗi sản phẩm du lịch đồng bộ.

Ngoài điểm đến văn hóa, tham quan, tôi cho rằng cũng cần nâng tầm ẩm thực. Bằng những việc làm này, chất lượng du lịch sẽ được tăng lên và đồng đều, chúng ta sẽ giữ chân du khách được lâu hơn, họ cũng không ngại chi tiền để tận hưởng các dịch vụ, từ đó mới đẩy nền kinh tế phát triển được mà đặc biệt là kinh tế đêm.

Bên cạnh đó, TP.HCM là một đô thị tổ chức sự kiện hàng đầu Đông Nam Á, nhưng sau một năm tôi chưa thấy có nhiều dấu ấn. Tôi cho rằng chúng ta nên xây dựng các sự kiện thật lớn hoặc các chuỗi sự kiện xuyên suốt trong cả năm, từ đó dễ dàng quảng bá và mời gọi đối tác, khách hàng đến với thành phố.”

Hội nghị diễn ra sôi nổi, nhiều ý kiến được nêu ra làm nổi bật các khó khăn, hạn chế mà ngành du lịch thành phố đang gặp phải.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long - Tuấn Anh

CLIP HOT