Chuyên gia giải thích vì sao biến thể Delta “tự hủy diệt” bí ẩn ở Nhật Bản
Các biến thể của dịch COVID-19 có thể đã phát triển quá nhiều và xếp chồng lên nhau gây nên sự tuyệt chủng hoàn toàn của virus, trong đó có biến thể Delta.
Ngày 20/11, Bộ Y tế Nhật Bản ghi nhận 104 ca COVID-19 mới trong vòng 24 giờ, chưa bằng 1% số ca mới so với lúc đỉnh điểm tháng 8. Đến ngày 7/11, quốc gia này không xuất hiện ca tử vong vì COVID-19 trên toàn quốc, lần đầu tiên trong vòng 15 tháng. Trước đó, số trường hợp mới duy trì dưới 5.000 ca/ngày vào giữa tháng 9 và dưới 200 ca/ngày vào cuối tháng 10.
Riêng thủ đô Tokyo, vào giữa tháng 10 ghi nhận 49 ca nhiễm mới, thấp nhất kể từ cuối tháng 6/2020, và con số này tiếp tục giảm sau đó. Chính quyền Tokyo vừa qua 20/11 cũng đã thông báo chỉ còn 16 ca nhiễm COVID-19 mới, giảm 8 ca so với thứ bảy tuần trước (13/11).
Con đường dẫn đến khu vực mua sắm ở phường Shibuya của thủ đô Tokyo
Các nhà khoa học nhận xét con số dưới 200 là cực kỳ thấp, kể cả tỷ lệ tiêm ngừa cao (75,7% dân số), giãn cách xã hội tốt, thói quen đeo khẩu trang... cũng khó thể nào đạt được con số này. Sự suy yếu của dịch COVID-19 ở Nhật Bản khá đáng kể so với các quốc gia khác có điều kiện tương tự
Mới đây một nhóm các nhà nghiên cứu do giáo sư Ituro Inoue thuộc Viện Di truyền quốc gia Nhật Bản đưa ra một giả thuyết rằng chủng Delta ở Nhật đã "tự tuyệt chủng" trong quá trình lây lan và đột biến. Ông Ituro Inoue đang nghiên cứu các đột biến của SARS-CoV-2 và cách những đột biến này bị ảnh hưởng từ protein nsp14 là chất rất quan trọng với sinh sản của virus.
Nghiên cứu cho thấy y biến thể Delta ở nước này đã tích tụ quá nhiều đột biến ở protein nsp14. Đây là protein đóng vai trò sửa lỗi di truyền của vi rút trong quá trình sao chép. Kết quả là theo thời gian, vi rút lâm vào tình trạng chật vật vì phải vá quá nhiều lỗi, cuối cùng dẫn đến tình trạng “tự hủy”.
Giáo sư Ituro Inoue thuộc Viện Di truyền quốc gia Nhật cho rằng các biến thể của dịch COVID-19 có thể đã phát triển quá nhiều và xếp chồng lên nhau gây nên sự tuyệt chủng hoàn toàn của virus
Theo Takeshi Urano - Giáo sư tại Khoa Y của Đại học Shimane nhận định, nsp14 hoạt động với các protein virus khác và có chức năng quan trọng để bảo vệ RNA khỏi bị phá vỡ. Làm tê liệt nsp14 sẽ giúp giảm khả năng tái tạo của virus. Protein này có nguồn gốc từ virus, vì vậy, nhắm vào protein này, các nhà khoa học có thể bào chế loại thuốc đầy hứa hẹn đẩy lùi COVID-19.
Theo các nghiên cứu trước đó, tỉ lệ dân số châu Á mang trong cơ thể loại enzyme phòng vệ APOBEC3A chuyên tấn công RNA virus, bao gồm virus SARS-CoV-2 gây COVID-19, cao hơn so với dân châu Âu và châu Phi. Phát hiện này khiến các nhà khoa học Nhật tò mò cách APOBEC3A tác động lên protein nsp14.
Một thành phố ở biên giới phía Đông Bắc Trung Quốc đã tìm thấy virus SARS-CoV-2 trên bao bì của bốn lô thực phẩm nhập...