Cần có dữ liệu du lịch để quản lý tốt hơn

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Dữ liệu mang đến bức tranh toàn cảnh để đưa ra những giải pháp quản lý hợp lý như phân luồng giao thông, giải quyết vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trước mỗi mùa cao điểm du lịch.

Đồng chủ trì hội thảo “Ấn tượng Việt Nam: Cơ hội và thách thức hè 2022” vào chiều ngày 14/5/2022, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh đã nêu các giải pháp tận dụng cơ hội phục hồi hoạt động du lịch trong dịp Hè 2022.

Cần có dữ liệu du lịch để quản lý tốt hơn - 1

Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đồng chủ trì hội thảo 

Trong khi đó, thị trường du lịch nội địa trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua (từ ngày 30/4/2022 - 3/5/2022) đã thu hút khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó có 2 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 22 nghìn tỷ đồng. Những con số đó hứa hẹn cho một mùa du lịch nội địa ‘‘bội thu’’ năm 2022.

Tổng cục trưởng khẳng định, có được những kết quả khả quan trên là do ngành Du lịch triển khai một loạt các giải pháp kích cầu du lịch. Các chiến dịch truyền thông, xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch trong và ngoài nước được đẩy mạnh với thông điệp “Live fully in Vietnam - Sống trọn vẹn tại Việt Nam” với thị trường quốc tế và “Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn” với thị trường du lịch nội địa. Nhiều giải pháp mang tính nền tảng đã được thực hiện tạo cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch, từng bước hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh…

Cần có dữ liệu du lịch để quản lý tốt hơn - 2

Lượng khách du lịch tăng cao trong dịp lễ vừa qua là tín hiệu vui với ngành du lịch các địa phương nhưng cũng là áp lực với những địa phương mà nguồn lực còn hạn chế. Do đó, Tổng cục trưởng đề nghị các địa phương và doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các hoạt động đón khách du lịch dịp hè 2022, tập trung vào một số nội dung chính gồm có:

Tập trung khai thác tốt giá trị văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, danh lam thắng cảnh và đặc biệt là tài nguyên du lịch biển của Việt Nam. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển điểm đến mới, đường bay mới theo nhu cầu và xu hướng mới. Không ngừng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Có những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp trong du lịch.

Tập trung làm mới sản phẩm du lịch như du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái, nông thôn; du lịch MICE. Trong đó, sản phẩm du lịch biển đảo phải được định hình rõ nét hơn với việc hình thành các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, giải trí chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế... Bên cạnh đó cần tập trung cho hoạt động xúc tiến quảng bá thông qua việc ứng dụng công nghệ số và các mạng xã hội. Quan tâm vấn đề quản lý điểm đến và phát triển bền vững, liên kết để tạo ra những sản phẩm du lịch mới với sức hấp dẫn và cạnh tranh cao.

Theo ông Khánh, muốn quản lý được các vấn đề của du lịch thì điểm đến phải có dữ liệu thống kê đầy đủ về khách, về hạ tầng, môi trường thiên nhiên cũng như tài nguyên du lịch. Trên cơ sở đó, địa phương sẽ có được bức tranh toàn cảnh để đưa ra những giải pháp quản lý hợp lý như phân luồng giao thông, giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường, biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trước mỗi mùa cao điểm du lịch, tránh quá tải cho điểm đến.

"Trong khi đó, để tăng sự hài lòng cho du khách, các địa phương vẫn cần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch trước hết phục vụ mùa du lịch nội địa sắp đến và sau đó là sự chuẩn bị để đón khách quốc tế trong mùa cuối năm", ông Khánh nói.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

P.V (Tổng Hợp)

CLIP HOT