Bí thư Nguyễn Văn Nên khảo sát Địa đạo Phú Thọ Hòa

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị quận Tân Phú đầu tư để Địa đạo Phú Thọ Hòa đúng với tầm vóc lịch sử, thể hiện sự sáng tạo của thế hệ cha ông.

Ngày 4-8, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên và lãnh đạo TP HCM đã đi khảo sát Địa đạo Phú Thọ Hòa (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM).

Tại đây, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên đã tham quan phòng trưng bày, khảo sát địa đạo.

Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị quận Tân Phú đầu tư để Địa đạo Phú Thọ Hòa đúng với tầm vóc lịch sử, thể hiện sự sáng tạo của thế hệ cha ông. Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, quận cần bổ sung hiện vật để Khu di tích Địa đạo Phú Thọ Hòa trở thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh; bổ sung hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ để khu di tích được sống động hơn.

Còn Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cho rằng Khu di tích Địa đạo Phú Thọ Hòa cần kết nối với ngành giáo dục, ngành du lịch để đưa học sinh, du khách đến tham quan.

Bí thư Nguyễn Văn Nên khảo sát Địa đạo Phú Thọ Hòa - 1

Bí thư Nguyễn Văn Nên thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Địa đạo Phú Thọ Hòa được xây dựng vào năm 1947 tại thôn Lộc Hòa và vùng phụ cận, nay tọa lạc tại số 139 đường Phú Thọ Hòa, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM, vì nơi đây có những đặc điểm: vùng đất cao, cây cối rậm rạp, địa hình, địa vật phức tạp, nhân dân có truyền thống cách mạng.

Tiền thân của Địa đạo Phú Thọ Hòa là những chiếc hầm bí mật, nhất là hầm ếch. Loại hầm này có đường đi không dài lắm (chừng 4,5m), chiều rộng chỉ vừa một người chui, bò hoặc đi lom khom…

Hầm ếch nhưng vẫn có nắp đậy nghi trang, có ngách và lỗ thông hơi. Là loại hầm ngõ cụt nên có nhược điểm là khi bị địch phát hiện thì không có đường thoát, do yêu cầu của cuộc kháng chiến từ những đặc điểm loại hầm ếch, nhân dân ấp Lộc Hòa đã cải tiến thành đường hầm xe lửa 2 ngăn.

Qua thời gian, nhận thấy loại hầm này cũng không được an toàn mấy nên lãnh đạo xã quyết định phát triển hầm xe lửa hai ngăn thành hệ thống địa đạo liên xã, bắt đầu từ ấp Lộc Hòa kéo dài đến ấp Bình Long, Bình Đông qua Bình Hưng Hòa đến Gò Đậu…. Địa đạo chạy theo địa hình, địa vật kéo dài trên 10 cây số, trên mặt đất được đào thêm nhiều hầm chiến đấu lộ thiên hình chữ L và giao thông hào, trồng thêm tre, dứa dọc theo bờ tạo thành địa hình, địa vật chiến đấu liên xã Phú Thọ Hòa – Bình Hưng Hòa – Tân Sơn Nhì để bảo vệ làng xã, chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong 9 năm kháng chiến, Địa đạo Phú Thọ Hòa bao bọc hàng ngàn cán bộ, du kích, bộ đội như: Chi đội 12, tiểu đoàn Ký Con, tiểu đoàn Ngô Gia Tự, Chi đội 13 và nhiều Ban công tác thành…; đồng thời là cái nôi đảm bảo cho nhiều cán bộ quân dân chính đảng các cấp về dừng chân hoạt động tại đây.

Một số hình ảnh Bí thư Nguyễn Văn Nên khảo sát Địa đạo Phú Thọ Hòa:

Bí thư Nguyễn Văn Nên khảo sát Địa đạo Phú Thọ Hòa - 2

Bí thư Nguyễn Văn Nên khảo sát Địa đạo Phú Thọ Hòa - 3

Bí thư Nguyễn Văn Nên khảo sát Địa đạo Phú Thọ Hòa - 4

Bí thư Nguyễn Văn Nên khảo sát Địa đạo Phú Thọ Hòa - 5

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trường Hoàng (Người Lao Động)

CLIP HOT