Bông Sen - Xây dựng chương trình tạo thương hiệu

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Bông Sen - Xây dựng chương trình tạo thương hiệu - 1Với tinh thần quán triệt chủ trương của Đảng về Đường lối Văn hóa Văn nghệ; sự chỉ đạo của UBND thành phố và của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể cán bộ, viên chức, năm năm qua (2005 – 2009) Nhà hát đã đạt những thành tựu nhất định trong hoạt động nghệ thuật.

Bông Sen - Xây dựng chương trình tạo thương hiệu

Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân Tộc Bông Sen là đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được thành lập theo Quyết định số 494/QĐ-UB của UBND TPHCM. Cơ cấu tổ chức gồm có 2 phòng chức năng, 3 Đoàn chuyên môn và 1 đơn vị trực thuộc với tổng số 87 cán bộ, viên chức. Nhà hát có chức năng biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật ca – múa – nhạc dân tộc.

Bông Sen - Xây dựng chương trình tạo thương hiệu - 2

Với tinh thần quán triệt chủ trương của Đảng về Đường lối Văn hóa Văn nghệ; sự chỉ đạo của UBND thành phố và của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể cán bộ, viên chức, năm năm qua (2005 – 2009) Nhà hát đã đạt những thành tựu nhất định trong hoạt động nghệ thuật.

Thành tích nổi bật đạt được trong 5 năm của Nhà hát được thể hiện qua các mặt công tác như hoạt động biểu diễn nghệ thuật, xây dựng chương trình, phục vụ nhiệm vụ chính trị – đối ngoại, phục vụ kiều bào, hoạt động quản lý nhà nước, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực... cụ thể như sau:

  • Về hoạt động biểu diễn nghệ thuật

-  Trong 5 năm qua, Nhà hát đã thực hiện:

+ 461 suất diễn phục vụ công chúng trong và ngoài nước, bình quân 92 suất/năm

+ Với hơn 250.000 lượt người xem

+ Các suất diễn theo chỉ tiêu Sở giao, suất diễn đối ngoại, lễ hội, phục vụ kiều bào, nhiệm vụ đột suất đều vượt chỉ tiêu 100% kế hoạch. Đặc biệt hoạt động biểu diễn doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể như sau:

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Doanh thu

(ĐVT: nghìn đồng)

 

605.000

 

1.334.731

 

1.714.075

 

1.665.286

 

 

2.200.000

ngoại giao, hội nghị quốc tế, phục vụ kiều bào nước ngoài, phục vụ biển đảo Trường Sa... Với thành tích xuất sắc đó, Nhà hát được UBND thành phố tặng Bằng khen về kết quả phục vụ kiều bào nước ngoài, phục vụ biển đảo Tổ quốc.

-  Nhờ sự nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng nghệ thuật, đổi mới công tác dàn dựng chương trình, tăng cường đầu tư trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực... nên Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân Tộc Bông Sen được công chúng và giới chuyên môn đánh giá là đơn vị nghệ thuật hàng đầu phía Nam về hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân tộc.

  • Về công tác xây dựng chương trình

-  Trong 5 năm (2005 – 2009) Nhà hát đã thực hiện và xây dựng hàng trăm chương trình biểu diễn theo chủ đề phục vụ cho các đợt hoạt động như kỷ niệm các ngày lễ lớn, mừng xuân, phục vụ ngoại thành, đối ngoại, chương trình doanh thu theo yêu cầu... trong đó có 10 chương trình được xây dựng mới đã gây tiếng vang lớn trong hoạt động nghệ thuật cả nước như Hội ngộ Sài Gòn, Giao duyên (2005), Sài Gòn xưa và nay (2006), Tranh Tứ Bình, Những Dòng Chảy mới, Hồn Việt, Vũ và 2 chương trình tham gia Hội diễn Ca Múa Nhạc Chuyên nghiệp toàn quốc (2005, 2009).

-  Nét nổi bật trong công tác xây dựng chương trình tạo nên thương hiệu riêng của Nhà hát là sự thành công trong ý tưởng dàn dựng, cụ thể như:

+ Thể nghiệm kết hợp Dân tộc – Hiện đại: chương trình Hội ngộ Sài Gòn

+ Lần đầu tiên mạnh dạn đưa nghệ thuật múa đến với công chúng bằng một chương trình riêng: chương trình

+ Phối hợp với các đơn vị du lịch, các nhóm marketing để giới thiệu hoạt động của Nhà hát và đưa âm nhạc dân tộc Việt Nam đến với du khách: chương trình Hồn Việt

+ Chủ trương xây dựng chương trình nghệ thuật đỉnh cao với đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp, dàn dựng công phu, hoành tráng, kết hợp kỹ thuật hiện đại: chương trình Nhớ Nguồn

-  Ngoài ra, Nhà hát còn mạnh dạn đầu tư, mở rộng xã hội hóa, mời nghệ sĩ bên ngoài tham gia dàn dựng chương trình từ khâu biên tập, hòa âm, dàn dựng, biên đạo... Nhờ đó, các chương trình của Nhà hát có nội dung, ý tưởng phong phú, đa dạng và quy mô, hoành tráng hơn so với trước đây.

Bông Sen - Xây dựng chương trình tạo thương hiệu - 3

  • Về công tác phục vụ nhiệm vụ chính trị – đối ngoại

-  Phục vụ nhiệm vụ chính trị – đối ngoại luôn được xác định là công tác trọng tâm của Nhà hát, vì vậy Nhà hát luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác này. Trong 5 năm qua, Nhà hát luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chính trị – đối ngoại mà UBND thành phố và Sở VHTTDL, đó là các chương trình biểu diễn phục vụ ngoại thành, trung tâm, trường, trại (theo chỉ tiêu Sở giao), các đợt biểu diễn phục vụ đoàn khách quốc tế đến Việt Nam hoặc sang nước ngoài biểu diễn phục vụ hoạt động đối ngoại, cho Đại sứ quán, cho các tổ chức phi Chính phủ,...

Đặc biệt, nổi bật trong công tác này là thành tích đóng góp của Nhà hát đối với hoạt động phục vụ kiều bào ta đang sinh sống, học tập, công tác nước ngoài; các đợt hoạt động phục vụ công tác biển đảo Tổ quốc... đây vốn đang là vấn đề mang tính nhạy cảm, quan trọng trong công tác chính trị – đối ngoại của thành phố và cả nước.

-  Trong 5 năm (2005 – 2009) Nhà hát đã thực hiện gần 50 suất diễn phục vụ hoạt động đối ngoại, đặc biệt năm 2009 công tác này đã đạt 250% kế hoạch năm (chỉ tiêu 4 suất, thực tế biểu diễn 10 suất).

  • Về công tác quản lý Nhà nước

-  Trong 5 năm qua, với nỗ lực không ngừng kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức, chuẩn hóa hoạt động quản lý Nhà nước đã giúp Nhà hát thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo yêu cầu phục vụ hoạt động biểu diễn của Nhà hát.

-  Công tác quản lý Nhà nước đã đi vào nề nếp, đảm bảo các chế độ, chính sách của người lao động; xây dựng các đề án định hướng cho sự phát triển chung của Nhà hát; đảm bảo công tác quản lý công sản, quản lý tài chính, góp phần nâng cao đời sống cán bộ, viên chức. Nhờ đó, đời sống cán bộ, viên chức, người lao động ngày một nâng cao.

  • Về công tác đào tạo – bồi dưỡng

-  Trong 5 năm (2005 – 2009) Nhà hát đã tiếp nhận và cử đi đào tạo trong và ngoài nước tổng cộng 22 cán bộ, nghệ sĩ, trong đó: 10 nghệ sĩ học trung cấp múa tại Trung Quốc; 6 nghệ sĩ học trung cấp nhạc cụ dân tộc tại Trung Quốc; 1 nghệ sĩ học đại học múa tại Trung Quốc (Đặng Linh Nga); 1 nghệ sĩ học trung cấp múa tại Việt Nam (Trương Thị Hằng); 1 nghệ sĩ học đại học huấn luyện múa tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Dũng); 1 nghệ sĩ học cao học âm nhạc dân tộc (Ngô Tuyết Mai); 1 cán bộ học cao học luật (Phan Minh Phụng)

-  Nhờ quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nên hiện nay đội ngũ cán bộ, diễn viên của Nhà hát tương đối đạt chuẩn về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu công tác trong thời kỳ hội nhập.

-  Hiện tại, Nhà hát có 87 biên chế lao động phục vụ cho hoạt động nghệ thuật của Nhà hát, trong đó có đến 71% cán bộ nghệ sĩ có trình độ đại học, cao đẳng, 2,29% trình độ sau đại học và 26,71% trình độ khác.

-  Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, diễn viên, Nhà hát còn quan tâm kế hoạch tạo nguồn dự trữ và phát triển nghệ thuật Múa trong giới trẻ, do vậy Nhà hát tiếp tục tạo điều kiện và phối hợp với đoàn múa “Những ngôi sao nhỏ”.

  • Về công tác sưu tầm – nghiên cứu khoa học

Ngoài thành tích hoạt động nghệ thuật, Nhà hát cũng đạt được những kết quả khả quan trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cụ thể trong 5 năm qua, Nhà hát đã thực hiện 5 công trình nghiên cứu khoa học cấp thành phố đóng góp rất nhiều vào hoạt động khoa học của thành phố cũng như góp phần phát triển hoạt động nghệ thuật như:

+ Công trình nghiên cứu sáng tạo đàn Tranh cải tiến của NSND Phương Bảo

+ Công trình sáng tạo đàn Nam Trầm của NS Kim Quang

+ Công trình nghiên cứu cải tiến đàn T’rưng của nghệ sĩ Cao Hồ Nga

+ Công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực quản lý Nhà nước có công trình “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động ca nhạc tại TPHCM” của Thạc sĩ Phan Minh Phụng

+ Đề tài nghiên cứu khoa học “Công tác bảo tồn và phát huy Dân ca Nam Bộ” của Thạc sĩ Phan Minh Phụng

N.H.P

(Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân Tộc Bông Sen TPHCM)

Thành tích khen thưởng

-  Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007 và 2008)

-  5 năm liên tục nhận Bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2005 – 2009)

-  Bằng khen UBND tỉnh Quảng Ngãi năm 2006

-  Bằng khen UBND tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006

-  Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc các năm 2006, 2007, 2008 và 2009

-  Bằng khen của UBND Thành phố về thành tích xuất sắc trong hoạt động phục vụ biển đảo (2003 – 2009)

-  Được đề nghị tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc phục vụ kiều bào ở nước ngoài (2005 – 2009)

-  Bằng khen của UBND Thành phố về hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội

-  Cờ thi đua của UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009

-  Huy chương Vàng toàn đoàn tại Hội diễn Ca Múa Nhạc Chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009

-  Năm 2007 có 4 nghệ sĩ được Nhà hát phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú

-  Năm 2009 có 25 nghệ sĩ được phong tặng Kỷ niệm chương ngành Văn hóa

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT