Ông Shindo Takeshi – Tình nguyện viên Du lịch Nhật Bản: Hướng dẫn viên du lịch phải là “cầu nối” với Du khách quốc tế!

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ông Shindo Takeshi – Tình nguyện viên Du lịch Nhật Bản: Hướng dẫn viên du lịch phải là “cầu nối” với Du khách quốc tế! - 1Trong hai năm vừa qua, ông Shindo Takeshi – một chuyên gia du lịch gốc Nhật Bản đã cùng hợp tác với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM. Được biết, từ tháng 9 năm nay ông sẽ chuyển sang công tác ở nơi khác. Phóng viên Tạp Chí Du lịch TPHCM đã có cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông về khoảng thời gian ông đã sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh: Ông Shindo Takeshi – Tình nguyện viên Du lịch Nhật Bản

 — Phóng viên: Trong 2 năm qua, ông đã là một tình nguyện viên Nhật Bản trong Ngành Du lịch TP.HCM, vậy thưa ông, ông có cảm nhận gì?

Ông Shindo Takeshi: Vâng, tôi đã công tác ở đây được 2 năm để thực hiện việc nghiên cứu Marketing của người Nhật đối với Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao người Nhật lại muốn đến Việt Nam và tâm lý chung của họ khi đến Việt Nam là gì?

Thông thường, du khách khi đi du lịch sẽ nghĩ đến việc ở nơi mình đến có gì hay, món ăn như thế nào, và mình sẽ mua gì khi về. Đối với giới trẻ Nhật Bản, họ đến TP.HCM và Việt Nam trước tiên là vì nhu cầu muốn thưởng thức các món ăn đặc trưng của Việt, đó là món Phở và chả giò. Đây là hai món ẩm thực nổi tiếng và rất phổ biến của Việt Nam.

Nhưng khi đến đây, họ lại có dịp để thưởng thức thêm những món ăn Việt Nam, ngon nhưng không kém phần đặc sắc khác. Điều thứ hai, đó là giới trẻ rất thích thú với những món quà thủ công của  người Việt, những món quà có thể là giỏ xách, bóp, các vật trang sức, phụ kiện như dây chuyền, lắc tay, hoa tai... ở Nhật, người ta gọi những món trang sức này là “Zakka”. Trên đường Đồng Khởi TP.HCM, cũng có một tiệm chuyên bán “Zakka” nổi tiếng, rất được người Nhật yêu thích đó là Shop Tombo (145 đường Đồng Khởi), đây là nơi chuyên bán tất cả những trang sức, từ giày dép cho đến hoa tai, được giới trẻ Nhật xem như là nơi bán “Zakka” tuyệt nhất TP.HCM... Còn đối với những du khách lớn tuổi, họ tìm đến Việt Nam là để chiêm ngưỡng các chiến tích, đồ vật, các địa điểm trưng bày đồ vật từ cuộc chiến tranh khốc liệt giữa Việt Nam – Mỹ.

Ông Shindo Takeshi – Tình nguyện viên Du lịch Nhật Bản: Hướng dẫn viên du lịch phải là “cầu nối” với Du khách quốc tế! - 2

— Đó là những điều thu hút với du khách Nhật, vậy còn riêng ông, nếu như ông rời khỏi Việt Nam, thì điều gì làm cho ông khó quên nhất?

– Nếu chỉ riêng tôi, điều làm tôi nhớ nhất có lẽ là số lượng xe máy khổng lồ ở đây. Bạn biết rồi đấy, ở Nhật, người ta sử dụng xe hơi, xe điện là chủ yếu, còn xe máy thì chỉ chiếm một số lượng rất ít. Cảm giác ngồi trên xe, cầm tay lái điều khiển một chiếc xe 2 bánh, với tôi, nguy hiểm nhưng cũng rất thú vị. Tuy nhiên, xét theo góc nhìn của một du khách, việc có quá nhiều xe gắn máy thế này thì cũng gây nhiều vấn đề, bao gồm luôn cả tình trạng kẹt xe trầm trọng và gây khó khăn không ít cho những du khách muốn băng qua đường. Vấn đề này cũng cần được quan tâm hơn để bảo đảm được sự an toàn của du khách

Điều thứ 2 mà tôi thích Việt Nam, đó là giới trẻ. Hiện nay, giới trẻ Việt Nam chiếm số lượng rất đông. Cho dễ hình dung, tôi sẽ biểu đạt tình hình dân số bằng hình vẽ, Việt Nam với đa phần là giới trẻ sẽ là một hình tam giác cân, đáy nằm ở dưới. Nhưng Nhật Bản thì lại ngược lại, dân số Nhật bây giờ chỉ toàn từ độ tuổi 40 trở lên, nên sẽ là hình tam giác ngược, đáy ở phía trên. Chính vì có nhiều giới trẻ như vậy nên làm việc cùng với họ tại đây, tôi cảm thấy như mình cũng được truyền thêm sức trẻ từ họ.

Còn một điểm nữa mà tôi thấy ấn tượng đó là các công trình, kiến trúc mang tính lịch sử ở đây. Những công trình mang đậm nét đẹp truyền thống, cổ điển, khắc họa được cả một lối sống của ngày xưa. Thành phố Hồ Chí Minh còn là một nơi hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau, như những kiến trúc mang đậm phong cách Pháp cổ: Bưu điện Thành phố, Nhà hát Thành phố, Nhà thờ Đức Bà... Mỗi khi đến đây, đều khiến tôi cảm thấy rất thoải mái, như mình đang được sống lại trong quá khứ. Hoặc ở những khu vực từ quận 5, 6 cho đến các quận 8, 10, 11 đều có “hơi hướm” Trung Hoa với những đền, chùa thờ - đền thờ thần, thánh và các Lễ hội của người Hoa cư trú tại đây.

—Vậy ông có thể giới thiệu ra một vài kinh nghiệm mà ông đã rút ra trong suốt quá trình ông tiến hành nghiên cứu tại TP.HCM để đưa ra những ý kiến giúp cho Ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Ngành Du lịch TP.HCM nói riêng có thể thu hút được thêm du khách, không chỉ là du khách Nhật, mà còn là du khách ở khắp nơi đến đây không, thưa ông?

– Việt Nam có một “vẻ đẹp tiềm ẩn”, ngay cả câu slogan của Ngành Du lịch các bạn cũng nói như vậy: Việt Nam – The hidden charm. Chính vì thế nên thật khó mà có thể thấy được vẻ đẹp ấy một khi nó chưa được ai khám phá.

Ở Campuchia, họ có đền Ankor Vat, Ankor Thom. Đó không chỉ đơn thuần là công trình kiến trúc lâu đời mà nó còn là kỳ quan được cả thế giới công nhận, đó là điểm lợi thế của nước bạn. Nhưng Việt Nam cũng có những địa điểm, thắng cảnh không chỉ đẹp mà còn được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới để thu hút du khách như Vịnh Hạ Long, Kinh thành Huế, Phố cổ Hội An... nhưng tất cả cũng vẫn nằm ở quy mô nhỏ và rải rác.

Cá nhân tôi, tôi còn thấy được “vẻ đẹp tiềm ẩn” nằm trong chính con người của các bạn, rất thân thiện, hiếu khách và cuốn hút. Nhưng với du khách, họ khó mà có cơ hội để trò chuyện, tiếp xúc với nhiều người, họ không như tôi, tôi đến đây sống và làm việc, họ chỉ đi du lịch trong một thời gian ngắn. Vậy những ai có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện với họ. Đó chính là những Hướng dẫn viên, đội ngũ nhân viên trong các nhà hàng, khách sạn, thậm chí là cả những cửa hàng mà du khách quốc tế đã từng đến, từng ghé qua.

Đội ngũ nhân viên này rất quan trọng, vì họ góp phần rất lớn vào việc tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu cho du khách, góp phần quyết định vào việc liệu những du khách này có quay trở lại Việt Nam nữa hay không. Nếu như tôi là một du khách quốc tế mới đến thăm Việt Nam lần đầu tiên, được sự đón tiếp niềm nở, vui vẻ từ Hướng dẫn viên cho đến Nhân viên Khách sạn, tôi sẽ muốn quay lại, nhưng nếu gặp những người không muốn tiếp đón bạn, liệu bạn có muốn quay trở lại hay không? Đó là lý do vì sao đội ngũ nhân viên làm Ngành Du lịch này cực kỳ quan trọng trong việc giữ chân và thu hút du khách. Còn một điều nữa, đó là việc đi lại của du khách. Người dân bản địa thì họ không cần sử dụng xe taxi làm phương tiện đi lại, vì họ đã có xe gắn máy riêng, nhưng du khách thì lại cần taxi. Hầu hết, thái độ của những tài xế taxi không không có gì phải nói đến, tuy nhiên, vẫn có một lượng nhỏ tài xế “làm tiền” bằng cách cố tình chạy vòng vòng không đến địa điểm hoặc chạy sai đường để kiếm thêm. Điều này đã khiến cho không ít khách du lịch quốc tế không hài lòng, nên điều này cũng cần được lưu ý để giúp cho Ngành Du lịch TP.HCM phát triển thêm.

— Xin cám ơn những chia sẻ chân tình của ông, cũng cám ơn ông đã hợp tác với Ngành Du lịch TP.HCM trong 2 năm qua. Kính chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với ông trong tương lai.

H.K

(Thực hiện)



Ông Shindo Takeshi – Tình nguyện viên Du lịch Nhật Bản: Hướng dẫn viên du lịch phải là “cầu nối” với Du khách quốc tế! - 3Phòng lữ hành Sở VH-TT-DL TP.HCM chia tay Tình nguyện viên du lịch Ông Shindo Takeshi

 Lê Tân
Sáng ngày 17/9/2010, tại Văn phòng Khối Du lịch thuộc Sở  Văn hóa Thể Thao và Du lịch TP.HCM, Phòng Quản lý Lữ hành đã tổ chức buổi tiệc chia tay Ông Shindo Takeshi, một tình nguyện viên và chuyên gia Du lịch của Nhật Bản, đã đến công tác tại Phòng Lữ hành - Sở VHTTDL TP.HCM trong hơn hai năm qua. Tham dự buổi tiệc có Ông Lã Quốc Khánh – Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TP.HCM, Ông Nguyễn Việt Anh – Trưởng Phòng Lữ hành, Ông Trương Vĩnh Thọ - Trưởng Phòng Quản lý Khách sạn, Nhà báo Đoàn Thạch Biền – Thư ký Tòa soạn Tạp Chí Du lịch TP.HCM và đại diện cán bộ công nhân viên  các Phòng, ban nghiệp vụ Sở VH-TT-DL TP.HCM.

Ảnh: Ông Shindo Takeshi dự tiệc chia tay với cán bộ, nhân viên Phòng Lữ Hành – Sở VH-TT-DL TP.HCM
Sau hai năm công tác tại Phòng Lữ hành - Sở VHTTDL TP.HCM, Ông Shindo Takeshi đã làm cầu nối giữa Ngành Du lịch TP.HCM và Ngành Du lịch  Nhật Bản. Trong buổi chia tay với không khí thân mật ấm cúng, Ông Shindo Takeshi đã chia sẻ chân tình, Ông cho biết rất thích thú khi làm việc tại TP.HCM với môi trường năng động như Ngành Du lịch TP.HCM, nhất là sự kết hợp công việc xúc tiến du lịch với những bạn trẻ. Ông nhận xét Ngành Du lịch TP.HCM có lợi thế là có  một lực lượng lao động trẻ, rất năng động. Sau hai năm công tác Ông như được họ  truyền thêm lửa trong công việc.

Ông Shindo Takeshi – Tình nguyện viên Du lịch Nhật Bản: Hướng dẫn viên du lịch phải là “cầu nối” với Du khách quốc tế! - 4

Ảnh: Ông Trương Vĩnh Thọ - Trưởng Phòng Khách sạn - Sở VH-TT-DL TP.HCM chụp hình lưu niệm với ông Shindo Takeshi

Ông Shindo Takeshi – Tình nguyện viên Du lịch Nhật Bản: Hướng dẫn viên du lịch phải là “cầu nối” với Du khách quốc tế! - 5

Ảnh: Từ trái sang: Nhà báo Đoàn Thạch Biền- Thư ký toà soạn Tạp Chí Du Lịch TP.HCM, Ông Việt Anh – Trưởng Phòng Lữ Hành, Ông Shindo Takeshi và Ông Bảo Anh- Phó Trưởng Phòng Xúc Tiến- Lễ và Sự kiện Sở VH-TT-DL TP.HCM .

 


Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 Từ trái sang: Nhà báo Đoàn Thạch Biền, Ông Việt Anh – Trưởng Phòng Lữ Hành, Ông Shindo Takeshi và Ông Bảo Anh- PhosPhofng Xúc Tiến- Lễ và Sự kiện Sở VH-TT-DL .

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT

Lập web giả mạo - chiêu trò mới trong lừa đảo combo du lịch
Lập web giả mạo - chiêu trò mới trong lừa đảo combo du lịch

Lừa đảo dưới hình thức du lịch không phải là chiêu thức mới, thế nhưng vẫn có khá nhiều người dân sập bẫy. Bởi những đối tượng lừa đảo đã sử dụng những chiêu thức hết sức tinh vi, đặc biệt trong thời gian qua nổi lên hiện tượng nhiều đối tượng đã giả lập những website, fanpage và Công ty du lịch để tạo lòng tin cho khách hàng. Khi khách hàng chuyển khoản để thanh toán những