4 chữ cái bạn không bao giờ muốn thấy trên thẻ lên máy bay
Nếu thẻ lên máy bay (boarding pass) của bạn hoặc ai đó có 4 kí tự này, hãy cẩn thận. Người đi du lịch kinh nghiệm sẽ hé lộ lý do.
4 chữ cái "đáng sợ" trên thẻ lên máy bay (boarding pass) là gì?
Nếu tinh ý, bạn có thể "đọc" được kha khá thông tin về hành khách khác chỉ bằng chiếc boarding pass của họ, bởi chúng có một số mật mã, cho bạn biết gần như là mọi thứ. Tuy nhiên, 4 kí tự mà bạn thực sự không muốn thấy trên thẻ lên máy bay là SSSS.
Chuyên gia du lịch "sang chảnh" kiêm TikToker Michelle, người sở hữu kênh @laxtoluxury với hơn 593 nghìn lượt theo dõi, hơn 19,6 triệu lượt thích, đã tiết lộ rằng SSSS là viết tắt của “Lựa chọn có sàng lọc, liên quan an ninh thứ cấp” (Secondary Security Screening Selection). Điều đó có nghĩa là: hành khách này đã được lựa chọn để chịu kiểm tra an ninh gắt gao hơn. Video về SSSS của Michelle đạt hơn 3 triệu lượt xem.
Người có bốn chữ này trên boarding pass sẽ phải chuẩn bị tinh thần bị các sĩ quan kiểm tra hành lý mọi lúc, mọi nơi.
Michelle giải thích trong một video TikTok rằng: “Bộ tứ S là 4 chữ cái bạn không bao giờ muốn thấy trên thẻ lên máy bay. Khi có 4 chữ này, bạn sẽ được để ý siêu kỹ lưỡng. 4 chữ S thường được tìm thấy trên các chuyến bay quốc tế đến Hoa Kỳ."
Có nhiều trường hợp hành khách chỉ được chọn để bị dán nhãn SSSS một cách ngẫu nhiên, nhưng nếu bạn thấy mã này trên thẻ lên máy bay của mình thường xuyên thì rất có thể bạn đang bị Bộ An ninh Nội địa Mỹ theo dõi.
Michelle làm rõ: “Nếu bạn truy cập trang web của Bộ An ninh Nội địa Mỹ bạn có thể đăng ký để họ xem xét lại hồ sơ của bạn, xóa bất kỳ thông tin sai sót hoặc kỳ lạ nào có thể khiến bạn gặp rắc rối về sau. Khi họ đã điều tra hồ sơ của bạn và bạn chắc chắn là 'sạch sẽ', nên mang chứng thực đó theo bạn trên mọi chuyến bay tiếp the để thuận tiện hơn".
Một số mật mã khác trên thẻ lên máy bay
Có những mã khác trên thẻ lên máy bay để nhằm biểu thị tên hãng hàng không, chẳng hạn như hai chữ cái ở đầu số hiệu chuyến bay. Các mã gồm hai chữ cái này được cấp bởi Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).
Tất nhiên, không có hai hãng hàng không nào có thể có cùng một mã. Một số mã đơn giản như QF là Qantas, Virgin Atlantic là VS, AA là American Airlines, BA là British Airways và NZ là Air New Zealand.
Số càng thấp, tuyến bay càng uy tín, ví dụ như kí hiệu sau ’Sydney-London, QF1 - bay hãng Qantas, từ Sydney đi London, tuyến 1.
“Các hãng hàng không thường chọn con số thấp hơn cho các tuyến đường dài, uy tín hơn của họ,” phi công Patrick Smith trước đây nói với trang news.com.au, “Nếu có chuyến bay 001 trong lịch trình của một hãng hàng không, thì đó là chuyến bay của London-Sydney hoặc Paris-New York.”
Vé máy bay, boarding pass... cũng là một thông tin nên được bảo vệ khi đi du lịch
Cũng có những trường hợp ngoại lệ, nhưng đa phần các chuyến bay đi về hướng đông hoặc bắc thường được đánh số chẵn, những chuyến bay đi về hướng tây hoặc nam được gán số lẻ.
Sự mê tín đôi khi cũng ảnh hưởng đến các mật mã trên boarding pass. Nhiều hãng hàng không đã kết hợp số 8 vào các tuyến bay châu Á của họ vì con số đó được coi là may mắn trong nhiều nền văn hóa châu Á - chẳng hạn như chuyến bay của United Airlines từ San Francisco đến Bắc Kinh là UA888.
Vì lẽ đó, cũng có những con số mà các hãng hàng không đa phần không thích sử dụng, như số 13 và 666. Một con số "kị" hiếm thấy khác là 911.
Các hãng hàng không cũng thường không sử dụng tiếp số hiệu liên quan tới chuyến bay gặp sự cố. Đường bay Kuala Lumpur đến Bắc Kinh trước đây được thực hiện bởi chuyến bay MH370 xấu số, giờ sử dụng số hiệu mới là MH360. United Airlines và American Airlines, những hãng có máy bay bị cướp trong sự kiện 11 tháng 9, cũng chọn số hiệu chuyến bay khác.
Tuy không thường xuyên nhưng một số rủi ro vẫn có thể xảy ra khi chúng ta đi du lịch. Vì thế khách du lịch cần biết những...