Từ gồm sứ truyền thống đến gốm sứ hiện đại
Gốm sứ phục vụ cho ẩm thực sản xuất trong nước là loại hình gốm sứ thông dụng cho mọi gia đình từ giàu đến nghèo. Song cũng có một số mặt hàng cao cấp do vua chúa đặt làm riêng cho hoàng gia. Nhất là thời Nguyễn, gốm sứ men lam lại được vẽ kiểu và đặt bên Trung Quốc sản xuất. Chính việc chuộng ngoại này đã một phần nào khiến gốm sứ truyến thống Việt Nam không phát triển như xưa.
Từ gồm sứ truyền thống đến gốm sứ hiện đại
Gốm sứ phục vụ cho ẩm thực sản xuất trong nước là loại hình gốm sứ thông dụng cho mọi gia đình từ giàu đến nghèo. Song cũng có một số mặt hàng cao cấp do vua chúa đặt làm riêng cho hoàng gia. Nhất là thời Nguyễn, gốm sứ men lam lại được vẽ kiểu và đặt bên Trung Quốc sản xuất. Chính việc chuộng ngoại này đã một phần nào khiến gốm sứ truyến thống Việt Nam không phát triển như xưa.
Gốm sứ truyền thống Việt Nam nổi tiếng là gốm sứ Thăng Long thời Lý Trần và Lê Sơ. Theo Dư Địa Chí (1435) của Nguyễn Trãi, làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm đã từng cung ứng đồng cống Trung Quốc gồm 70 bộ bát đĩa, tiếp nối tinh hóa sứ Thăng Long thời Lý Trần. Gốm sứ Thăng Long thời Lý Trần đậm đà bản sắc dân tộc từ hình dáng, hoa văn trang trí lấy từ thiên nhiên, men màu trình độ thẩm mỹ cao với men trắng ngà chạm đắp nổi, gốm hoa nâu, gốm men ngọc… Kỹ thuật lò nung cũng rất cao từ lò cóc, lò nằm đến lò rồng nâng nhiệt độ cao 1200oC, 1280oC. Những trung tâm sản xuất nổi tiếng ngoài Bát Tràng còn có Phù Lãng, Hương Canh, Thổ Hà, Hàm Rồng thuộc vùng Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa… Sang thế kỷ XV – XVII, gốm sứ truyền thống Thăng Long phát triển lan rộng vùng Chu Đậu – Mỹ Xá (Nam Sách, Hải Dương) nhất là thời nhà Mạc và phát triển xuất khẩu ra hơn 30 nước, nhất là sang Nhật Bản, các nước Đông Nam Á qua ngả Phố Hiến, Thăng Long.
Phía Nam có gốm sứ Thanh Hà ở vùng Hội An, Quảng Nam, làng xóm Gõ Phú Yên, làng Bàu Trúc, Ninh Thuận. Rồi đến khi đất Gia Định – Sài Gòn hình thành cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, gốm Gia Định – Sài Gòn cũng phát triển. Ở địa phận quận 11, quận 6 có kênh rạch mang tên Lò Gốm và những lò gốm xưa như Lò Siêu, xóm Đất, lò gốm Cây Mai, lò gốm Hưng Lợi… Sang thế kỷ XIX, thống nhất đất nước, gốm sứ Thăng Long không còn phát triển như xưa, gốm sứ Lái Thiêu – Bình Dương lại phát triển, song ảnh hưởng gốm sứ Trung Hoa bởi có cả những nghệ nhân gốm sứ người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu đến đây lập nghiệp.
Trong thời gian chiến tranh đến năm 1975, gốm sứ truyền thống suy tàn. Tuy nhiên gốm sứ Lái Thiêu – Biên Hòa vẫn còn tồn tại. Đến nay Việt Nam đổi mới, nhiều làng nghề gốm sứ trong đó có làng nghề Bát Tràng hồi phục cùng với gốm sứ Lái Thiêu, Bình Dương xây dựng thương hiệu vững mạnh có khả năng xuất khẩu.
Sang đầu thế kỷ XXI, các làng gốm sứ truyền thống tinh xảo, tay nghề cao kết hợp với công nghệ hiện đại đã đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong đó có thương hiểu truyền thống thuần Việt như Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương) hay thương hiệu Lái Thiêu – Bình Dương, hiện đại hóa, đều có triển vọng lớn.
N.N
(Viện trưởng Viện Ẩm thực Việt Nam)