“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!”

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trong tuần lễ từ ngày 03 đến ngày 13/06/2014, Trung tâm Triển lãm Thông tin TPHCM đã đăng cai tổ chức Liên hoan Tuyên truyền lưu động với chủ đề: “Thành phố Hồ Chí Minh hướng về biên giới biển đảo thân yêu”; Liên hoan có sự tham gia của 24 Quận, Đội: Quận Tân Bình, Quận 2, Quận Bình Tân và Huyện Nhà bè, cùng Đội Tuyên truyền Văn hóa Lực lượng TNXP TPHCM.

“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!” - 1

Liên hoan thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc!

Nhạc sĩ Võ Công Anh – Giám đốc Trung Tâm Thông tin Triển lãm TPHCM, Phó Trưởng Ban Tổ chức Liên hoan (ảnh dưới), phát biểu:

“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!” - 2

“Năm 2014, TPHCM cùng cả nước đang tích cực triển khai nhiều hoạt động lớn, tuyên truyền cho các ngày lễ, kỷ niệm lịch sử của dân tộc: Kỷ niệm 55  năm Ngày mở đường Trường Sơn, 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam… Những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ và nhân dân Thành phố nhằm tiếp tục phát huy các thành quả chính trị - kinh tế - xã hội, lập lại trật tự an toàn giao thông, nếp sống văn minh đô thị; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hướng về biển, đảo của Tổ quốc. Nhằm hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2014 (từ ngày 01 đến ngày 08/06 hàng năm). Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và thông qua đó, nâng cao nhận thức, tạo sự nhất trí cao trong cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tính đến thời điểm này, công tác tuyên truyền hướng về biển đảo, của Tổ quốc đã đi vào đợt cao điểm, vì vậy Ngành Văn hóa TPHCM đã tiến hành bằng nhiều hình thức đưa thông tin đến tận cơ sở tuyên truyền cho người dân hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển, đảo; nhằm phát huy truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần yêu nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ bảo vệ vững chãi chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế đã gây ra bức xúc trong đồng bào các giới trong và ngoài nước và dư luận thế giới trong những ngày qua. Đảng, Nhà nước và toàn quân, dân ta khẳng định quyết tâm đấu tranh vì công lý, vì chủ quyền và danh dự dân tộc theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta và Quốc tế, cùng chứng tỏ với thế giới “Dân tộc Việt Nam chúng ta là dân tộc văn minh yêu chuộng hòa bình”.

Được biết, sau Liên hoan, các Đội cùng phối hợp với xe Thông tin chuyên dụng của Trung tâm Thông tin Triển lãm tổ chức lưu diễn tại các Trường Đại học, Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất đóng trên địa bàn TPHCM, đem đến cho người dân những thông tin đầy đủ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế biển và thềm lục địa trên biển Đông của Việt Nam. Góp phần tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh vùng biển và trách nhiệm hậu phương đối với tiền tuyến.

Đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú Trần Minh Ngọc (ảnh dưới): Khơi gợi lòng yêu nước, sức trẻ nồng nàn

“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!” - 3

 

Việc tổ chức Liên hoan rất kịp thời, đúng lúc và cần thiết, có tác dụng tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn dư luận quần chúng, xây dựng ý thức đấu tranh đúng mức, kiềm chế không sa vào bẫy của Trung Quốc và kẻ xấu, khơi gợi lòng yêu mến, bảo vệ Tổ quốc.

Về Nghệ thuật, Liên hoan có nhiều tiến bộ so với các lần trước, nhất là trong lĩnh vực Ca- Múa- Nhạc, xuất hiện nhiều giọng ca hay (đặc biệt là giọng nam), múa có biên đạo tốt, tạo hình đẹp, mạnh mẽ, khí thế, hào hùng, nhạc có một số ca khúc nổi bật, được sử dụng nhiều lần bởi nội dung xúc động, ca từ đẹp.

Về Câu chuyện thông tin, hầu hết bám sát chủ đề, nội dung tuyên truyền được lồng vào hình thức nghệ thuật, nhiều diễn viên diễn khá tốt, sức trẻ nồng nhiệt, hình ảnh người lính đảo nổi bật qua các tình huống của thời sự hiện nay ngoài biển Đông.

Qua các tiết mục của 24 quận, huyện, Trung tâm Thông tin Triển lãm TPHCM có thể tuyển chọn được vài chương trình hay, hấp dẫn, phục vụ khán giả.

Nhạc sĩ Phan Hồng SơnTrưởng Ban Ca nhạc Đài Truyền hình TPHCM (ảnh dưới): Múa, hát bằng ngọn lửa trái tim!

“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!” - 4

Liên hoan tuyên truyền lưu động năm nay có chủ đề: “TPHCM hướng về Biên giới và biển, đảo thân yêu” đang được mỗi người dân Việt Nam quan tâm, với tinh thần hướng về biển, đảo quê hương, quyết tâm bảo vệ chủ quyền và biển, đảo của Tổ quốc. Do vậy, dự tham gia của các đơn vị rất nhiệt tình, hát với tấm lòng của mình, hát bằng trái tim của mình nên có chất lượng khá cao.

Các tiết mục tham gia trong phẩn văn nghệ không có chênh lệch nhiều, bởi sự cố gắng đầu tư, lao động nghệ thuật nghiêm túc của anh chị em nghệ sĩ, họ muốn đóng góp sức mình vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các tác phẩm (các bài hát) rất phong phú, có nhiều tác phẩm mới “nóng hổi” tính thời sự đã được chọn lựa đưa vào sử dụng. Đây là một yếu tố cần thiết tích cực của Tuyên truyền lưu động là đặc thù của công tác này: Thời sự - Kịp thời.

P.V

Đa dạng, phong phú đề tài câu chuyện thông tin

“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!” - 5

- “Đảo yêu thương” (đạo diễn, tác giả Liêm Nguyễn) thuộc Đội Thông tin Lưu động Cơ sở Quận 5, kể về về chuyện Hương sinh viên y khoa sắp tốt nghiệp có người yêu ở đảo, nhưng anh lính Hải quân này lại không muốn về thành phố, anh năn nỉ cô ở lại với đảo, nhưng không được. Bất ngờ, trong dịp đảo khánh thành âu tránh bão, Hương về lại đảo, nhưng người yêu đã hy sinh trên biển, Cuối cùng, cô chọn lựa việc ở lại với bà con trên đảo.

- “Gởi tình nơi đảo xa” (đạo diễn, tác giả Duy Hải) của Đội Thông tin Lưu động cơ sở Quận 7, nói về chuyện Thảo và Khôi thương nhau, nhưng Khôi ra Trường Sa làm việc, tiểu phẩm nói về chuyện gia đình, nhằm hướng xây dựng Trường Sa tốt hơn. Dàn diễn viên khá đồng đều.

- “Tình biển” (đạo diễn, tác giả Phạm Quốc Vũ) của Đội Thông tin Lưu động cơ sở huyện Nhà Bè, bối cảnh cảnh quê nhà ở Nhà Bè, nhưng hàng xóm láng giềng lại không biết nhau, do gia đình đi đánh cá trên biển. Câu chuyện đơn giản, thiếu kịch tính.

- “Tập kích bất ngờ” (tác giả Trần Kim Khôi, đạo diễn Phùng Ngọc) của Đội Thông tin Lưu động Quận 8, chuyện kể về một đơn vị Dân quân trên đảo, chuẩn bị đón tàu chở Đoàn Văn công về phục vụ bà con ngư dân xã và bộ đội. Tình hình đêm đen, bảo tố, ngỡ rằng bị tàu địch tấn công… Tư lệnh Hải quân xuất hiện cho biết đảo có ý thức sẵn sàng chiến đấu, nhưng đây là kiểm tra đột xuất, niềm vui nhân rộng vì có Đoàn Văn công phục vụ. Diễn xuất hồn nhiên, riêng nhân vật tư lệnh Hải quân lại… mặc đồ dân sự!

- “Chuyện không phải riêng ai” (đạo diễn, tác giả Hồng Trinh) của đội thông tin lưu động huyện Cần Giờ, phản ánh hoạt động du lịch, kể về tàu cao tốc, du lịch đường sông. Nhân vật chính – Bà Ngoại… như Việt Kiều, nhuộm tóc đỏ, khiến người lái xe ôm bị nhầm, nên “chặt chém” giá 50.000đ/cuốc xe ôm để đến bãi biển 30.4. Thực tế con rể của bà có tàu đi đánh cá ngoài khơi, nhưng tàu quá cũ, phải tân trang và sữa chữa lại. Cả gia đình ủng hộ Trường Sa bằng cách bấm “tin nhắn” điện thoại di động. Nội dung không chặt chẽ, có phê phán nạn “chặt chém” du khách.

- “Hướng về Hoàng Sa” (tác giả Văn Đức, đạo diễn Thạch Nguyên) của Đội Thông tin Lưu động Quận 4. Câu chuyện bắt đầu từ việc tổ chức chương trình văn nghệ gây quỹ giúp đỡ bà con ngư dân ở Hoàng Sa. Nhưng có sự hiểu lầm vì đêm đêm đi tập văn nghệ. Chuyện kết thúc khi có sự xuất hiện bất ngờ của một chiến sĩ Hải quân về tham quê, anh trở thành “người thật việc thật” tuyên truyền về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Trường Sa – Hoàng Sa biển đảo Việt Nam. Dàn diễn viên khá, trình diễn khá đều tay, sinh động và hấp dẫn khán giả.

- “Bình minh trên đảo” (Xuân Hoàng tác giả, Hoàng Duẫn đạo diễn) Đội Thông tin lưu động quận Bình Thạnh. Câu chuyện kể về An, một nữ bác sĩ mà ra trường có nguyện vọng công tác tại đảo Trường Sa, trong đó có cô giáo Tâm đã 2 năm nay dạy học tại đảo, lồng trong kịch là thông tin về hoạt động của Huyện đảo Trường Sa.

- “Giấc mơ có thật” (Thái Hoàng, tác giả và đạo diễn) của Đội Thông tin lưu động Quận 2. Kể về một làng chài, bà con ngư dân ngày đêm bám biển, hiểu rõ vị trí đánh bắt trên biển nhờ có bản đồ Việt Nam. Chi tiết xúc động là cháu Ốc, con ngư dân bị rớt xuống biển, mọi người đi cứu cháu, nhưng may mắn cháu nằm trong thuyền thúng, cháu vẽ hình ba là chiến sĩ Hải quân ở Trường Sa, khán giả xúc động khi nghe cháu hát “Ba ơi con nhớ ba nhiều”. Kết là cuộc hội ngộ của mọi người trên đảo. Tiết mục được dàn dựng khá công phu, có tàu Cảnh sát biển, tàu đánh cá,… sử dụng nhạc nền sáng tạo, gây bất ngờ cho khán giả.

- “Tình yêu biển đảo” (Tuấn Minh tác giả, đạo diễn) của Đội Thông tin Lưu động huyện Củ Chi. Kể về thời các chiến sĩ công binh xây Trường Sa, những ký ức đẹp trong hoạt động, chiến đấu. Thể hiện như một chập Cải lương, diễn viên diễn xuất khá, hấp dẫn.

- “Giữ vững biển đảo” (Huy Phong tác giả, đạo diễn) của Đội Thông tin huyện Bình Chánh, chuyện kể về gia đình ông Sáu, có con là Kiểm ngư viên ở Hoàng Sa bị giàn khoan 981 trung Quốc xâm hại. Riêng con dâu của ông Sáu mới sanh. Bất ngờ xảy ra chuyện bà con chống Trung Quốc, nhưng lại có bọn xấu tung tin thất thiệt, mỗi người đi biểu tình được trả công 200.000 đồng. Ông Sáu phát hiện và kịp thời ngăn cản các hành vi vi phạm Pháp luật này, tuyên truyền cho bà con bảo vệ trật tự, trị an trong khu phố.

I. GIẢI THƯỞNG TOÀN CHƯƠNG TRÌNH:

* Giải Chương trình Xuất sắc:

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận 11 - Kịch bản: TẤM BẢN ĐỒ NƯỚC VIỆT; Tác giả - đạo diễn: Đức Dũng.

* Giải A Chương trình:

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận 2 - Kịch bản: GIẤC MƠ CÓ THẬT; Tác giả - Đạo diễn: Thái Hoàng.

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận 4 - Kịch bản: HƯỚNG VỀ HOÀNG SA; Tác giả: Văn Đức - Đạo diễn: Thạch Nguyên.

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận Bình Thạnh -Kịch bản:BÌNH MINH TRÊN ĐẢO; Tác giả: Xuân Hoàng - Đạo diễn: Hoàng Duẩn.

- Đội Tuyên truyền Lưu động Huyện Bình Chánh - Kịch bản: VỮNG NIỀM TIN; Tác giả - Đạo điễn: Huy Phong.

* Giải B Chương trình:

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận Tân Bình- Kịch bản: VẪN MÃI TRONG TIM; Tác giả - Đạo diễn: Hoàng Hạc

- Đội Tuyên truyền Lưu động Huyện Củ Chi - Kịch bản: TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO; Tác giả - Đạo diễn: Tuấn Minh.

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận 8 - Kịch bản: TẬP KÍCH BẤT NGỜ; Tác giả: Trần Kim Khôi - Đạo diễn: Ngọc Phòng

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận 7 - Kịch bản:GỞI TÌNH NƠI ĐẢO XA; Tác giả - Đạo diễn: Duy Hải.

 

* Giải Khuyến khích:

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận 12 - Kịch bản: TIẾNG GỌI NON SÔNG; Tác giả: Hà Tiên - Đạo diễn: Tuyết Vân.

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận 1 - Kịch bản: CẢNH GIÁC; Tác giả - Đạo diễn: Thụy An.

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận 5 - Kịch bản: BIỂN GỌI; Tác giả - Đạo diễn: Bảo Trân.

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận Thủ Đức - Kịch bản: ĐÁP LỜI SÔNG NÚI; Tác giả: Đức Dũng - Đạo diễn: Quốc Phòng, Thụy Minh.

- Đội Tuyên truyền Lưu động Quận Bình Tân - Kịch bản: NHỮNG CON TÀU CHÂN LÝ; Tác giả - Đạo diễn: Thanh Phong, Thái Sơn

II. GIẢI TIẾT MỤC VĂN NGHỆ TUYÊN TRUYỀN:

* Giải A văn nghệ tuyên truyền: (25 giải A - Đính kèm danh sách)

* Giải B văn nghệ tuyên truyền: (27 giải B - Đính kèm danh sách)

III. GIẢI KỊCH BẢN XUẤT SẮC:

* Giải A kịch bản:

1. Ông NGUYỄN ĐỨC DŨNG - Đội Tuyên truyền Lưu động Quận 11

- Kịch bản: Tấm bản đồ nước Việt

* Giải B kịch bản:

2. Ông VĂN ĐỨC - Đội Tuyên truyền Lưu động Quận 4.

- Kịch bản: Hướng về Hoàng Sa

3. Bà XUÂN HOÀNG - Đội Tuyên truyền Lưu động Quận Bình Thạnh

- Kịch bản: Bình minh trên đảo

4. Ông TUẤN MINH - Đội Tuyên truyền Lưu động Huyện Củ Chi

- Kịch bản: Tình yêu biển đảo

Lễ Tổng kết – Phát giải dự kiến sẽ được tổ chức vào lúc 19 giờ 00 ngày 11 tháng 7 năm 2014 tại Sân khấu Sen Hồng – Khu B Công viên 23/9 - Quận 1.

Kim Long - Minh Hiếu

Ảnh: Hữu Long, Hữu Luận, Minh Hiếu

“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!” - 6

“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!” - 7

“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!” - 8

“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!” - 9

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT