THANH KIỂM TRA NGÀNH DU LỊCH TP.HỒ CHÍ MINH: Xử lý vi phạm hành chính có tình, có lý!

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

6 tháng đầu năm 2015, Thanh tra Sở Du lịch TPHCM đã chủ trì phối hp vi các cơ quan chức năng, kiểm tra các cơ s lưu trú du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế và hướng dẫn viên du lịch đang hoạt động trên địa bàn Thành phố, tập trung Quận 1 và khu vực Phạm Ngũ Lão

THANH KIỂM TRA NGÀNH DU LỊCH TP.HỒ CHÍ MINH:  Xử lý vi phạm hành chính có tình, có lý! - 1

Đợt kiểm tra nhằm làm rõ việc chấp hành Luật Du Lịch, Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch và các qui định khác của Pháp luật, cụ thể như: về pháp lý kinh doanh, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện kinh doanh dịch vụ có trong cơ sở lưu trú và việc chấp hành Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bên cạnh việc áp dụng Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và quảng cáo, Đoàn kiểm tra chủ yếu nhắc nhở và hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành đúng các quy định của Pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Đã kiểm tra 119 cuộc, tổng số tiền phạt là 1,575 tỷ đồng

Đoàn kiểm tra đã thực hiện 119 cuộc kiểm tra chuyên ngành, đã có 89 Quyết định xử phạt được ban hành, trong đó có 1 Quyết định của UBND TPHCM, với tổng số tiền phạt là 1,575 tỷ đồng.

Được biết, trong quá trình kiểm tra, Thanh tra Sở Du lịch thực hiện nghiêm túc đúng trình tự, thủ tục và các quy định pháp luật hiện hành, không để có trường hợp khiếu nại nào xảy ra, chỉ có 03 trường hợp xin cứu xét. Việc xử lý vi phạm hành chính, được giải quyết có tình, có lý và luôn luôn chú trọng đến việc nhắc nhở và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khắc phục, vì vậy trên 80% các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đều được các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc.

Đáng chú ý nhất là đoàn kiểm tra đã phát hiện và xử lý 04 trường hợp kinh doanh lữ hành quốc tế không có giấy phép (trong đó có 01 trường hợp là người nước ngoài, quốc tịch Malaysia tự tổ chức và Công ty Chân Trời Xanh tại Quận Tân Phú đã tổ chức tour cho đoàn 400 khách quốc tịch Malaysia) và 01 trường hợp là công ty của người Hàn Quốc núp bóng, sau khi bị kiểm tra đã giải thể doanh nghiệp. Tất cả các trường hợp đều thực hiện quyết định xử phạt nghiêm túc.

Qua đợt kiểm tra 6 tháng đầu năm 2015, nhận thấy mặc dù Sở Du Lịch mới thành lập nhưng Ban giám đốc Sở rất chú trọng công tác quan lý nhà nước về du lịch, đặc biệt là công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm, nên đã có chỉ đạo sâu sát, giúp cho hoạt động thanh tra đạt hiệu quả cao, tạo tác động tích cực đến môi trường hoạt động du lịch trên địa bàn TPHCM; chấn chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế không có Giấy phép và hoạt động hướng dẫn viên tại các tuyến điểm tham quan du lịch .

 THANH KIỂM TRA NGÀNH DU LỊCH TP.HỒ CHÍ MINH:  Xử lý vi phạm hành chính có tình, có lý! - 2

Đối với hoạt động lưu trú

Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn về nhân sự, bằng câp chuyên môn nghiệp vụ không có hoặc không đầy đủ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây cũng là hành vi vi phạm quy định pháp luật khá phổ biến đối với các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động lưu trú hiện nay. Vi phạm quy định này, ngoài phạt tiền doanh nghiệp còn bị phạt bổ sung là tước Quyết định công nhận hạng sao từ 6 tháng đến 12 tháng.

Việc chấp hành quy định đăng ký phân loại xếp hạng chưa được các doanh nghiệp chú trọng, cơ sở vật chất trang thiết bị của nhiều cơ sở lưu trú không được đầu tư nâng cấp, cũng có trường hợp không đảm bảo được tiêu chuẩn tối thiểu, thậm chí có cơ sở không trang bị đủ bên trong phòng ngủ, như không có tủ quần áo, bàn trà, bàn viết ... theo quy định. Chưa kể đến một số doanh nghiệp lưu trú, sau khi đã được thẩm định đạt hạng sao đã dẹp bỏ ra ngoài các trang thiết bị trong phòng ngủ hoặc nhà hàng.

Đa số các doanh nghiệp lưu trú hiện nay đều không thực hiện việc vào sổ lưu trú và đăng ký với cơ quan công an theo đúng qui định của Pháp luật. Đây là hành vi vi phạm rất phổ biến ở các doanh nghiệp lưu trú, trong việc khai báo thuế với cơ quan chức năng, bởi vì khách đến lưu trú phần lớn là khách thuê giờ.

Ngoài ra, còn có một số hành vi mà doanh nghiệp thường vi phạm: Không thông báo về thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động hoặc có thay đổi về địa chỉ, tên khách sạn hoặc người đại diện pháp luật của doanh nghiệp; Không đăng ký phân loại hạng sao hoặc đăng ký thấm định lại; Tên khách sạn không đúng với tên đăng ký trong giấy kinh doanh; Không vào sổ khi khách đến lưu trú theo quy định.

THANH KIỂM TRA NGÀNH DU LỊCH TP.HỒ CHÍ MINH:  Xử lý vi phạm hành chính có tình, có lý! - 3

Đối vi hoạt động lữ hành

Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế hiện nay đều gặp khó khăn về Hướng dẫn viên theo quy định, phần lớn các doanh nghiệp đều không có hoặc không đủ 03 Hướng dẫn viên bắt buộc theo quy định. Vi phạm quy định này ngoài phạt tiền, doanh nghiệp còn bị phạt bổ sung là tước Giấy phép lữ hành quốc tế từ 6 tháng đến 12 tháng.

Ngoài ra, còn có một số hành vi mà doanh nghiệp thường vi phạm: Hồ sơ tour không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định; Không nộp báo cáo theo quy định; Hướng dẫn viên hướng dẫn khách mà không có chương trình tour; Hướng dẫn viên không có thẻ, thẻ hết hạn hoặc không đeo thẻ; Hướng dẫn viên không hợp đồng lao động với doanh nghiệp lữ hành.

Đối với hoạt động kinh doanh lữ hành tại khu vực Phạm Ngũ Lão - Quận 1 khá phức tạp, bởi vì đây là khu đặc thù du lịch của Tây ba lô đã diễn ra nhiều năm nay mà các cơ quan, ban, ngành Thành phố nhiều lần kiểm tra xử lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có Ngành Du lịch.

Thanh tra Sở nhiều lần kiểm tra và xử lý các doanh nghiệp vi phạm hoạt động kinh doanh lữ hành tại khu vực Phạm Ngũ Lão, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm, từng chuyên đề và phối hợp với Thanh tra GTVT kiểm tra các doanh nghiệp có xe vận chuyển khách du lịch đi trong nước và đi Campuchia.

Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại khu vực Phạm Ngũ Lão đều không có giấy phép lữ hành quốc tế, chỉ đăng ký kinh doanh ngành nghề lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế hoặc đại lý du lịch, sau đó ký kết hợp đồng đại lý với một vài doanh nghiệp có giấy phép lữ hành quốc tế, rồi bán vé lẻ cho khách quốc tế đi tham quan trong nước mà chủ yếu là Mỹ Tho - Tiền Giang, Khu di tích Địa đạo Củ Chi và Campuchia.

THANH KIỂM TRA NGÀNH DU LỊCH TP.HỒ CHÍ MINH:  Xử lý vi phạm hành chính có tình, có lý! - 4

Thanh tra Sở Du lịch TPHCM đã đưa ra các đề xuất, giải pháp: Đối với hoạt động lưu trú, cần kiên quyết xử lý sai phạm đối với những doanh nghiệp đã hoạt động hơn 01 năm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng chưa đảm bảo các điều kiện, nhất là những khách sạn lớn ở khu vực trung tâm Thành phố. Tiếp tục phối hợp Quận, Huyện tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về lữ hành và cơ sở lưu trú cho các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực này, đặc biệt là loại cơ sở có quy mô nhỏ, không đạt tiêu chuẩn hạng sao. Đề nghị xem xét lại việc công nhận đạt chuẩn tối thiểu đối với các khách sạn không đủ số phòng theo quy định. Tăng cường công tác hậu kiểm đối với hoạt động lữ hành, hướng dẫn và nhắc nhở tránh sai phạm.

Thu Hương (Tổng hợp)

(Nguồn: Thanh tra Sở Du lịch TPHCM)

 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo