PHẪU THUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Phẫu thuật chuyển giới là một bước và là bước cuối cùng trong các qui trình điều trị theo Qui chuẩn SOC về điều trị chăm sóc người chuyển giới. Qui trình này gồm các bước:

PHẪU THUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH - 1

Bước 1: Tâm lý liệu pháp (Psychotherapy)

Người chuyển giới được chuyên gia tâm lý khám và chẩn đoán về mặt tâm lý và sử dụng liệu pháp tâm lý để điều trị nếu cần thiết, trong thời gian tối thiểu một năm. 

Bước 2:  Sống thử (Real-Life Experience)

Trong thời gian 6 tháng đến 1 năm, người chuyển giới được tạo điều kiện sống thực tế để bộc lộ giới tính thật của mình.

Bước 3 : Áp dụng liệu pháp hormone ( Hormonal Therapy) để thử nghiệm và điều trị theo yêu cầu giới tính

Bước 4 : Phẫu thuật cải tạo cơ quan sinh dục gồm việc cắt bỏ các cơ quan sinh dục hiện có và tạo hình các cơ quan sinh dục mới theo giới tính mới.

Thực ra, Phẫu thuật thay đổi giới tính đã có từ xa xưa trong lịch sử loài người... Hoạn thiến có lẽ là kỹ thuật phổ biến nhất liên quan đến giới tính. Thời đó người ta hoạn thiến những kẻ nô lệ để họ trở nên hiền lành hơn, làm việc chăm chỉ hơn. Từ xưa người ta cũng đã hoạn thiến các quan thái giám phục vụ trong cung vua phủ chúa. Nhưng đến năm 1930, ca phẫu thuật  chuyển giới thực sự đầu tiên mới được thực hiện tại Đức cho một người Đức có tên là Elber. Vài thập niên sau với sự phát minh ra các hormone sinh dục, ca phẫu thuật chuyển giới đầu tiên có sự hỗ trợ của liệu pháp hormone được thực hiện năm 1952 tại Đan Mạch cho bệnh nhân Christine Jorgensen, một công dân Mỹ.

Từ đó  đến nay, nhờ các thành tựu về Vi phẫu thuật, Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ và Hormone liệu pháp  phẫu thuật chuyển giới,

Tại Thái Lan, năm 1975 ca phẫu thuật đầu tiên được thực hiện tai Bệnh viện Đại học Chulalongkon chuyển giới Nam sang Nữ. Đến nay Thái Lan đã trở thành trung tâm phẫu thuật chuyển giới nổi tiếng thế giới, với lượng  bệnh nhân người nước ngoài tăng vọt từ 2 % năm 2008 lên 90% năm 2012. Một số người chuyển giới Việt Nam cũng đã đến Thái Lan để thực hiện phẫu thuật. Ngoài lý do chi phí thấp hơn các nước Âu Mỹ (giá trọn giói ở Thái Lan 10 -20 ngàn USD so với 50-70 ngàn ở Mỹ), việc dễ dãi hơn trong thủ tục cũng là yếu tố thu hút du khách. Đến năm 2009, Thái Lan mới có Qui chuẩn điều trị chuyển giới Census 2009, do Hội dồng Y tế ban hành.  Từ 2009 về trước, các bác sĩ phẫu thuật Thái Lan chưa bắt buộc phải tuân theo Qui chuẩn SOC quốc tế và có thể tự đề ra tiêu chuẩn riêng, thậm chí không bắt bệnh nhân phải có 2 giấy chứng nhận điều trị tâm lý như quốc tế qui định. Giai đoạn đó, ngay đội ngũ phẫu thuật viên cũng còn thiếu chuyên nghiệp, thậm chí không có sự tham gia của các phẫu thuật viên Tiết niệu và Sản khoa.

                Tuy phẫu thuật đã tiến bộ nhiều, mang lại cho người chuyển giới sự hài lòng với khả năng quan hệ tình dục và sinh hoạt theo giới tính mới, nhưng những hệ lụy của phãu thuật là không hề nhỏ với họ. Ngoài việc phải chịu nhiều cuộc phẫu thuật (khoảng 30 lần kể cả phẫu thuật cơ quan sinh dục và các phẫu thuật bổ trợ cho việc làm đẹp theo giới tính), người chuyển giới phải được theo dõi sát sao ít nhất trong 1 năm sau đó để xử lý những biến

chứng. Những khách hàng ngoại quốc như khách hàng Việt Nam vì khoảng cách địa lý và gánh nặng tiền bạc, không thể ở lại nơi phẫu thuật để theo dõi hậu phẫu lâu dài, nên sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm cho sức khỏe. Việc phải nong âm đạo thường xuyên để chống co hẹp bằng dụng cụ vaginal sten cũng là một phiền phức không nhỏ. Trị liệu hormone cũng phải được áp dụng kéo dài trong ít nhất 1 năm tiếp theo gây nhiều biến đổi cho cơ thể. Sự chịu đựng nhiều phẫu thuật và sử dụng hormone kéo dài, ngoài sự tốn kém còn đưa đến những rủi do cho sức khỏe. Việc tập luyện những thói quen sinh hoạt theo giới tính mới cũng không hề đơn giản.

PHẪU THUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH - 2

Một khó khăn lớn nữa là việc tái hòa nhập với xã hội, để nhận được sự thừa nhận và tôn trọng của cộng đồng cùng gia đình, cũng là một  thách thức không dễ dàng, nhất là trong một xã hội còn nhiều định kiến và bảo thủ như ở Việt Nam. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Khó khăn trở ngại lớn nhất của những người chuyển giới nữ chính là sự thiếu khả năng làm mẹ để có được trọn vẹn hạnh phúc của một người phụ nữ thực thụ (biological female). Những khó khăn trở ngại đó khiến một số người chuyển giới nuối tiếc và ân hận về cuộc phẫu thuật. Sự tái hòa nhập không thể trọn vẹn của họ vào đời sống mới chính là lý do mà Trung tâm Y học Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) nơi thực hiện ca phẫu thuật chuyển giới đầu tiên của Mỹ năm 1966, đã không còn thực hiện phẫu thuật chuyển giới nữa mà chỉ phẫu thuật xác định lại giới tính và phẫu thuật với mục đích nghiên cứu giảng dạy.

Một nghiên cứu ở Thụy Điển năm 2011 trên 234 người chuyển giới thây rằng sau phẫu thuật nguy cơ tử vong cao hơn, tỷ lệ tự tử chấn thương tâm lý cao hơn cộng đồng. Các tác giả cũng kết luận rằng phẫu thuật chuyển giới có thể giúp giảm bớt sự rối loạn định dạng giới tính, nhưng không đủ để điều trị hoàn toàn chứng bệnh chuyển giới và sau phẫu thuật cần phải được chăm sóc, cải thiện về tâm lý và thể chất.

  Tuy vậy, phẫu thuật chuyển giới vẫn được coi là một trong các giải pháp điều trị quan trọng cho Rối loạn chuyển giới. Theo Bách khoa thư Ngoại khoa (The Encyclopedia of Sugery) mỗi năm ở Mỹ có khoảng 100 đến 500 người thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Tính trên toàn thế giới thì con số là gấp 2-5 lần như vậy. Theo Bác sĩ Marci Bower, một chuyên gia về chuyển đổi giới tính ở Califfornia, mỗi năm bà tư vấn cho khoảng 200 người và 3 phần tư trong số đó muốn chuyển từ nam sang nữ. Bác sĩ Fred Ettner ở bang Illinoise ước tính có khoảng 25 đến 30 % người chuyển giới có phẫu thuật. Tại Việt Nam, Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT cho biết có 53,3 % người chuyển giới tự thực hiện liệu pháp hormone, 30 % thực hiện phẫu thuật ở nước ngoài, 33 % thực hiện phẫu thuật một phần ở Việt Nam một phần ở nước ngoài.

Những người chuyển giới luôn khao khát được sống với giới tính thật của mình trong sự công bằng với mọi người. Việc xã hội thừa nhận họ tạo điều kiện cho họ đạt được ý nguyện kể cả trải qua phẫu thuật là một việc làm đầy ý nghĩa nhân văn nhưng không hề dễ dàng. Ngay tại nước Mỹ, để có được phấn quyết công nhân hôn nhân đồng giới của Tòa Án tối cao ngày 26 tháng 6 vừa qua đã phải vượt qua bao nhiêu sự chống đối nhất là từ phía các tôn giáo, đã trải qua bao nhiêu năm tranh cãi về đạo đức và pháp lý và tại cuộc bỏ phiếu cuối cùng ở Tòa án, số phiếu ủng hộ và phản đối cũng xấp xỉ nhau 4/5. Tại Thái Lan, đất nước được coi là “vùng đất hứa” của người chuyển giới, họ cũng đã phải trải qua bao nhiêu năm bị định kiến, phân biệt đối xử, thậm chí bị coi là phải chịu “trời phạt” do tội lỗi từ tiền kiếp. Họ không được xã hội thừa nhận, thậm chí đến năm 1996 người chuyển giới vẫn còn không được nhận vào học trong các cơ sở giáo dục cao cấp. Trong những năm gần đây nhờ thành công của của những người chuyển giới trong các lĩnh vực đời sống, nhất là trong lịnh vực du lịch và dịch vụ, rồi tiếng vang của các cuộc thi Hoa hậu chuyển giới, những người chuyển giới nữ Thái Lan đã được xã hội thừa nhận và tôn trọng đến mức người ta không còn gọi họ là người chuyển giới, mà thường gọi một cách  thân thương bằng tiếng Thái Katoey. 

Quyết định Công  nhận hôn nhân đồng giới ở Mỹ mà Tổng Thống Barack Obama gọi là “một thắng lợi của nước Mỹ” đang làm nức lòng Cộng đồng chuyển giới trên toàn thế giới, trong đó có Cộng đồng người chuyển giới Việt Nam. Họ hướng về đó và hy vọng từ nước Mỹ, sự kiện này sẽ có sức lan tỏa lay động những miền đất mà họ đang sống, khiến xã hội quan tâm nhiều hơn đến vị thế của họ trong đời sống, để họ được bình đẳng như mọi người khác dưới ánh mặt trời

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT