Ông Lã Quốc Khánh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP.HCM: ƯU TIÊN THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG, NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP, “XÃ HỘI HÓA” CÔNG TÁC QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

      • Năm 2012: Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh phấn đấu đạt: 3.780.000 lượt khách quốc tế, đạt tổng doanh thu 58.800 tỷ đồng.
      Ông Lã Quốc Khánh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP.HCM: ƯU TIÊN THỊ                                    TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG, NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP, “XÃ HỘI HÓA” CÔNG TÁC QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH - 1      
       Ông Lã Quốc Khánh

      Ngành Du lịch TP.HCM trong năm 2011 có nhiều cố gắng hoàn thành công tác tốt, đã tổ chức nhiều chương trình sự kiện, lễ hội du lịch có quy mô, hoành tráng, thu hút sự chú ý của hàng vạn lượt du khách trong nước và du khách quốc tế tham quan. Đỉnh cao là sự kiện Triển lãm Quốc tế Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – ITE HCMC 2011, đã được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch , Tổng cục Du lịch Việt Nam nâng cấp chất lượng, quy mô là sự kiện Du lịch Quốc gia và Quốc tế. Ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh là ngọn cờ đầu của Du lịch Việt Nam, trong năm 2011 đã đón tiếp 3,5 triệu lượt khách quốc tế, đạt doanh thu toàn Ngành là 49.000 tỷ đồng. Trước thềm năm mới Nhâm Thìn 2012, Phóng viên Tạp Chí Du lịch TP.HCM đã có cuộc phỏng vấn Ông Lã Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP.HCM:

       

       

       

      •  Phóng viên: Thưa Ông, trước thông tin sự kiện Ngành Du lịch TP.HCM 2011 đạt kế hoạch đón tiếp 3,5 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM và tổng doanh thu đạt 49.000 tỷ đồng, là người chịu trách nhiệm về Khối Du lịch của Sở VHTTDL TP.HCM, Ông có nhận xét gì về kết quả ấn tượng này?

      - Ông Lã Quốc Khánh: Năm 2011 là năm đầu tiên đi vào kế hoạch 5 năm 2011-2015 của Ngành Du lịch TP.HCM. Hoàn thành kế hoạch năm 2011, kết quả đạt 3,5 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM và tổng doanh thu đạt 49.000 tỷ đồng, đã cho thấy đây là nỗ lực rất lớn của toàn Ngành Du lịch TP.HCM, dưới sự lãnh đạo xuyên suốt của Thành ủy, UBND TP.Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch TP.Hồ Chí Minh, cùng sự vượt khó của các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ lữ hành, khách sạn, nhà hàng… của TP.Hồ Chí Minh. Đặc biệt, là việc tiến hành đồng bộ cải cách hành chính về thủ tục Giấy phép kinh doanh, cấp thẻ hành nghề Hướng dẫn viên Du lịch, sự hợp tác và liên kết tour, tuyến của với Du lịch tỉnh, thành bạn… đã tạo nên sự bình ổn giá của tour, tuyến du lịch, đồng thời thúc đẩy sản phẩm du lịch phát triển, đa dạng và phong phú về chất lượng dịch vụ , điểm đễn mới để phục vụ du khách trong và ngoài nước.

       Ông Lã Quốc Khánh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP.HCM: ƯU TIÊN THỊ                                    TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG, NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP, “XÃ HỘI HÓA” CÔNG TÁC QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH - 2

       Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đọa 2006-2010, và ký kết chương trình hợp tác giai đoạn 2011-2015 giữa 2 Ngành Du lịch TP.HCM và Tiền Giang

        Trong năm qua, Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch và triển khai đồng bộ chương trình hành động và phát triển Du lịch đường sông lần 2, quảng bá và thực hiện chương trình Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị, thúc đẩy chương trình Dịch vụ Du lịch đạt chuẩn và từng bước đưa du khách đến với các chương trình nghệ thuật phục vụ du lịch.

      Công tác quảng bá, xúc tiến giới thiệu điểm đến và các sản phẩm du lịch TP.Hồ Chí Minh đến với du khách trong và ngoài nước, đã tạo hiệu ứng tốt trên bình diện cả nước. Việc tổ chức các sự kiện cấp Thành phố đã chú trọng vào chiều sâu, với các hoạt động phong phú, đa dạng, mang tính xã hội hóa cao như: Đường hoa Nguyễn Huệ - Lễ hội bánh Tét, Ngày hội Du lịch TP.HCM, Liên hoan Ẩm thực đất Phương Nam, Lễ hội Trái cây Nam bộ, ITE HCMC, Liên hoan Ẩm thực Món ngon các nước… đã không ngừng đổi mới về công tác tổ chức, nâng cao chất lượng và đã trở thành thương hiệu của Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh. Việc bình chọn và tổ chức trao tặng Giải thưởng Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2010, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ nâng cao chất lượng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển chung của Ngành Du lịch Việt Nam.

      Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực Du lịch Du lịch phát huy tốt vai trò cầu nối của Phòng Văn hóa và Thông tin 24 Quận, Huyện thực hiện cơ chế hậu kiểm cùng Sở VHTTDL TP.HCM. Nhờ đó, chất lượng quản lý các doanh nghiệp du lịch ngày càng được nâng lên theo hướng tuyên truyền, hướng dẫn cập nhật thông tin và nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đúng quy định của Pháp luật.

      Đặc biệt, sự tham gia nhiệt tình của Hiệp hội Du lịch TP.HCM và các doanh nghiệp du lịch vào các hoạt động chung của Ngành như các sự kiện, quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết và hợp tác phát triển… ngày càng được phát huy tốt, vì lợi ích thiết thực của bản thân mỗi doanh nghiệp du lịch và lợi ích chung của Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh.

      Để đạt được thành tựu trên, theo tôi có những nguyên nhân chính của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của du lịch TP.Hồ Chí Minh:

      - Sự tập trung chỉ đạo xuyên suốt, quan tâm, sâu sát của Thành ủy, UBND TP.Hồ Chí Minh trong việc định hướng, tầm nhìn, mục tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh phát triển.

      - Vai trò quan trọng của Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch TP.Hồ Chí Minh trong việc kết nối, tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa các Sở, Ngành liên quan. Với nhiệm vụ là Thường trực Ban Chỉ đạo, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Tp.Hồ Chí Minh đã chủ động tham mưu kế hoạch phát triển Ngành, thúc đẩy phối hợp Liên Ngành ngày càng hiệu quả.

      - Môi trường đầu tư kinh doanh trong nước nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng thuận lợi, thông thoáng, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp Du lịch, dịch vụ phát triển, tham gia tích cực vào các chương trình phát triển du lịch trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

      Ông Lã Quốc Khánh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP.HCM: ƯU TIÊN THỊ                                    TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG, NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP, “XÃ HỘI HÓA” CÔNG TÁC QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH - 3

      Bộ trưởng 4 quốc gia Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam tại ITE HCMC 2011

      • Thưa Ông, chỉ tiêu của Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh năm 2012, có gì đặc biệt?

      - Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu:

      +) Khách quốc tế đến TP.Hồ Chí Minh đạt 3.780.000 lượt, tăng 8% so với năm 2011.

      +) Tổng doanh thu toàn Ngành đạt 58.800 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2011.

      Trong đó, chúng tôi xác định:

      Thị trường trọng điểm:

      Đối tượng là du khách Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Nga); Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (TQ)); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc và khối ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Campuchia). Du khách sẽ tham dự các hoạt động như: Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch hội nghị, Du lịch mua sắm, Du lịch ẩm thực, Du lịch Tuổi trẻ, Dịch vụ đào tạo du lịch… đang phát triển rất nhanh tại các thị trường trọng điểm trên.

      Thị trường tiềm năng:

      - Trung Đông (Qatar, các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ) là thị trường Hồi giáo, tiềm năng với thu nhập cao và đường bay trực tiếp đến TP.HCM.

      - Nam Á (Ấn Độ): thị trường với 2 triệu du lịch Ấn Độ năm 2010. Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh tập trung tổ chức các Đoàn FAM và báo chí từ thị trường này, đến khảo sát dịch vụ, sản phẩm du lịch của Thành phố.

      - Bắc Âu và Đông Âu: là thị trường tiềm năng, và đang rất phát triển nhanh với thị trường Tây Âu. Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh tập trung kết hợp trở tổ chức Hội chợ Thương mại – Du lịch và Roadshow, để quảng bá Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh tại thị trường này.

      - Thị trường Asean khác (Philippines, Indonesia, Myanmar): là thị trường mới và tiềm năng, đang có xu hướng tăng, cần được đầu tư, nghiên cứu và đẩy mạnh xúc tiến.

      Ông Lã Quốc Khánh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP.HCM: ƯU TIÊN THỊ                                    TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG, NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP, “XÃ HỘI HÓA” CÔNG TÁC QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH - 4

      Triển lãm ảnh 5 Thánh phố tại Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh, năm 2011

      • Để thực hiện thành công những nhiệm vụ, chỉ tiêu của Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh trong năm 2012, rất cần có những cụ thể về các giải pháp thực hiện. Ông có thể giới thiệu về các giải pháp này?

      - Năm 2012, Ngành Du lịch Thành phố cũng như Du lịch Việt Nam chịu sự Anhr hưởng của những khó khăn thách thức của kinh tế thế giới, nhât là chính sách thắt lưng buộc bụng của người tiêu dùng du lịch ở các thị trường nguồn chủ yếu của Du lịch Thành phố. Tình hình khủng hoảng, lạm phát từ năm 2011 vẫn còn và tác động trực tiếp đến du lịch, kể cả du lịch nội địa. Từ đánh giá trên và các cân nhắc về thế, lợi và các yếu tố ảnh hưởng trên đây, Du lịch thành phố đang hướng đến một số giải pháp cụ thể, nhằm củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện có, đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế về du lịch mua sắm, Du lịch Hội nghị, Du lịch Sinh thái, làng nghề, đồng thời tăng cường liên kết hợp tác, phát triển du lịch với các địa phương trong khu vực, thể hiện tính Liên Ngành trong phát triển du lịch. Cụ thể là những giải pháp sau:

      - Triển khai thực hiện các chương trình, đề án quy hoạch phát triển du lịch: Xây dựng và triển khai đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2016, tầm nhìn 2025; Triển khai ứng dụng 2 Đề tài Khoa học cấp Thành phố; Đề án Khu phố Du lịch Phạm Ngũ Lão, Q.I, TP.Hồ Chí Minh, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ du lịch tại đây; Đề tài phát triển nguồn nhân lực, nhằm quy hoạch và chuẩn hóa đội ngũ lao động trong Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh; Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học gắn với ứng dụng thực tế, trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của Du lịch TP.Hồ Chí Minh như Du lịch mua sắm, du lịch hội nghị, du lịch đường sông…

      Ông Lã Quốc Khánh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP.HCM: ƯU TIÊN THỊ                                    TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG, NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP, “XÃ HỘI HÓA” CÔNG TÁC QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH - 5

      Một tiết mục trong Liên hoan Giọng hát vàng Ngành Du lịch TP.HCM, lần VII, năm 2011

      - Phát triển Sản phẩm du lịch: Triển khai và thực hiện chương trình nâng cao và chuẩn hóa chất lượng dịch vụ du lịch “TP.Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị” năm 2011-2012, theo hướng mở rộng tiêu thức, nâng cao chất lượng (Top 5 thay cho Top 10 tiêu thức). Thực hiện bầu chọn công khai, minh bạch và công bố kết quả gắn liền với quảng bá tạo hiệu ứng sâu rộng trong công chúng. Đẩy mạnh chương trình Dịch vụ Du lịch Đạt chuẩn, kết nối với tour du lịch, tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị đến du khách, phối hợp tổ chức có hiệu quả Chương trình tháng bán hàng khuyến mại hàng năm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của du khách. Tổ chức tổng kết 5 năm chương trình Dịch vụ Du lịch Đạt chuẩn; Triển khai hoạt động phát triển Du lịch Đường sông TP.Hồ Chí Minh năm 2012, bao gồm khảo sát tour tuyến đường sông nội đô (Rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ, Q7, Nhà Bè) và tầm xa (Sài Gòn – Tiền Giang – An Giang – Phnom Penh, Campuchia). Thực hiện khảo sát Khu Du lịch Sinh thái, Nhà vườn ven sông, phối hợp tốt Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ, xây dựng kế hoạch tổ chức Festival sông nước; Hợp tác phát triển du lịch các địa phương giai đoạn 2011-2016 gồm Long An, Tiền Giang Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận: Sơ kết Tam giác phát triển Du lịch TP.Hồ Chí Minh – Bình Thuận – Lâm Đồng (tại Đà Lạt). Tổng kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2007-2012 và ký kết hợp tác giai đoạn 2012-1017 với các tỉnh Tây Nguyên (Đak Nông, Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum). Ký kết hợp tác phát triển Du lịch với 3 tỉnh miền Trung (Quảng Nam – Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế).

      Ÿ Về Công tác tuyên truyền, quảng bá của Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh trong năm 2012, có điểm nhấn nào mới?

      - Công tác quảng bá, xúc tiến tập trung vào mở rộng thị trường di lịch trong và ngoài nước, ưu tiên cho các thị trường trọng điểmthị trường tiềm năng, nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả các sự kiện, đa dạng hóa kênh thông tin trong tuyên truyền, quảng bá du lịch cho cộng đồng và khách du lịch, đẩy mạnh việc “xã hội hóa” trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

      - Tăng cường phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên VTV, HTV, VCTV, đài phát thanh và một số tờ báo lớn, đẩy mạnh hoạt động của CLB Phóng viên Du lịch TP.HCM, CLB Nhiếp ảnh Du lịch TP.HCM, phát huy vai trò của Tạp Chí Du lịch TP.Hồ Chí Minh trực thuộc Sở VHTTDL TP.HCM trên cơ sở không ngừng cải tiến nội dung, mở rộng mạng lưới phát hành.

      - Cung cấp các ấn phẩm hướng dẫn du lịch theo chuyên đề. Sách giới thiệu các điểm đến TP.HCM (City Guide, tiếng Pháp, Đức, Nga 6.000 bản), hướng dẫn Du lịch TP.HCM (Guide Book – Anh, Hàn Quốc, Đức 20.000 bản), lịch sự kiện năm 2013 (tiếng Anh, Việt 5.000 bản), Bản đồ TP.HCM (Pháp, Đức 20.000 bản), sách giới thiệu về du lịch hội nghị TP.HCM (Anh 5.000 bản).

      - Phát động Giải thưởng Báo chí viết về Du lịch TP.Hồ Chí Minh, lần thứ V, năm 2012. Nhằm định hướng, nâng chất lượng tuyên truyền trên báo đài về các hoạt động du lịch TP.HCM.

      - Quảng bá cho thương hiệu mới của Du lịch Thành phố - “Vibrant Ho Chi Minh City”, (tạm dịch: “Năng động TP.Hồ Chí Minh”) thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện, giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới, xây dựng phim giới thiệu, nhạc hiệu cho hệ thống thương hiệu này.

      • Xin chân thành cảm ơn Ông, kính chúc Ông sức khỏe, lạc quan, cùng Ngành Du lịch TP.Hồ Chí Minh năm mới Nhâm Thìn 2012: Hạnh phúc, Thành đạt!


                                                                                                                                                  H.K.L

       

      Chia sẻ

      Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

      CLIP HOT