Olympic Tokyo 2021 đang diễn ra nhưng đừng bỏ qua Tam đại lễ hội ở Nhật Bản
Đây là ba đại lễ hội rước kiệu lớn nhất nước Nhật gồm lễ hội đêm Chichibu ở Saitama, lễ hội Gion ở Kyoto và lễ hội Takayama ở Gifu với những cỗ kiệu lộng lẫy xa hoa cùng quy mô tổ chức hoành tráng mang đến cho người xem những cảm nhận khó phai.
Lễ hội Takayama ở tỉnh Gifu
Đây thực chất là hai lễ hội diễn ra hàng năm ở thành phố Takayama, tỉnh Gifu. Trong đó lễ hội mùa xuân diễn ra vào ngày 14 – 15/04, mang ý nghĩa cầu chúc cho một mùa màng bội thu và lễ hội mùa thu diễn ra vào ngày 9 – 10/10, thể hiện tâm ý tạ ơn thần linh.
Lễ hội Sanno
Ở lễ hội mùa xuân, 12 chiếc kiệu rước (còn gọi là Yatai hay Hikiyama) sẽ diễu hành vòng quanh thị trấn trước khi thắng tiến đến đền thờ Thần đạo Hie. Ngôi đền này còn được gọi là Sanno-san nên lễ hội mùa xuân còn có tên khác là “lễ hội Sanno”.
Trong khi đó, lễ hội mùa thu với 11 chiếc kiệu rước sẽ có điểm đến là đền Sakurayama Hachiman Jingu nên còn được gọi là “lễ hội Hachiman”.
Tâm điểm của lễ hội chính là những chiếc kiệu rước vô cùng lộng lẫy bên cạnh dàn phu xa kéo kiệu trong bộ trang phục lễ hội truyền thống.
Cả lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu đều có các cuộc diễu hành đi bộ qua các con phố với hàng trăm người tham gia thường được gọi là Matsuri-gyoretsu hay Goshinko. Ngoài kiệu rước và múa lân còn có cuộc diễn hành của đoàn người trong trang phục Kimono sắc màu của khu vực Hida còn được gọi là Toukeiraku, đoàn người trong trang phục kamishimo như những võ sĩ samurai.
Các Yatai đã được đăng ký di sản văn hóa trọng yếu Nhật Bản, do đó nếu mưa thì toàn bộ lịch trình tổ chức của lễ hội sẽ bị hủy.
Lễ hội đêm Chichibu ở tỉnh Saitama
có nguồn gốc cách đây khoảng 300 năm và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2016. Lễ hội Chichicbu được người dân ở thành phố Chichibu tổ chức ở đền Chichibu nhằm mục đích tạ ơn thần linh đã bảo hộ cho khu vực này. Đồng thời, đây cũng là lễ hội cuối năm để kết thúc một năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới.
Vào ngày thứ hai từ 7h tối, sáu chiếc kiệu lớn được trang trí lộng lẫy (gồm kiểu Kasa-boko và yatai) được rước quanh đường phố Chichibu. Những chiếc kiệu nặng được nhấc bổng lên qua các sườn dốc (Dango-zaka) đến quảng trường bên cạnh tòa thị chính, hòa trong tiếng trống và sáo cổ vũ khích lệ. Sau đó là màn bắn pháo hoa kỷ niệm trên bầu trời đêm mùa đông.
Vào thời gian khác trong năm, du khách cũng có thể ngắm nhìn những chiếc kiệu tại tòa nhà Chichibu Festival Hall.
Lễ hội Gion ở cố đô Kyoto
Lễ hội Gion ở Kyoto ra đời bắt nguồn từ việc cầu nguyện thần linh phù hộ tránh khỏi thiên tai dịch bệnh. Hoàng đế Seiwa vào thời kỳ Heian đã cho làm 66 cỗ xe cực kỳ tinh xảo và xa hoa tượng trưng cho 66 tỉnh thành thời bấy giờ và tới đền thờ Yasaka ở Kyoto để gửi lời cầu nguyện đến với các vị thần.
Với ý nghĩa và giá trị truyền thống lâu đời của lễ hội Gion, UNESCO đã công nhận lễ hội Gion là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Đây là lễ hội lớn nhất của Kyoto diễn ra trong suốt tháng 7 bên cạnh đền Yasaka. Mặc dù được đặt tên theo quận Gion, nhưng các sự kiện chính diễn ra ở phía bờ đối diện trên sông Kamo.
Trong khoảng thời gian này có rất nhiều sự kiện diễn ra nhưng đặc biệt không thể bỏ qua ba mốc thời gian là ngày Yoiyama (14/7 – 16/7), ngày Sakimatsuri (17/07) và ngày Atomatsuri (24/07).
Vào những đêm trước cuộc diễu hành (yoiyama), khu vực trung tâm thành phố Kyoto được dành riêng cho người đi bộ. Các đường phố nhộn nhịp bởi các gian hàng ăn uống, đồ uống và các trò chơi lễ hội.
Từ ngày 17 và 24, các cuộc diễu hành nghinh kiệu rước (Hoko và Yama) diễn ra từ 9:00 đến 11:30. Nhiều nhóm người cùng nhau khuân những chiếc kiệu diễu hành nặng với đườn nét chạm trổ sắc xảo cùng với những tấm thảm đẹp từ Nishijin.
Những kiệu rước Yama có trọng lượng lên tới 1.600kg còn kiệu rước Hoko nặng tới 12.000 kg và bắt đầu từ Shijo-Karasuma hoặc Karasuma-Oike. Nếu bạn tham dự lễ hội, hãy chắc rằng mặc yukata nhé!
Lễ hội Notting Hill Carnival rực rỡ, sôi động và hấp dẫn như những trận cầu “bất khả chiến bại” đưa đội tuyển...