Những màn tranh tài gay cấn tại Lễ hội đua bò Bảy Núi Chùa Rô

Lễ hội đua bò Bảy Núi lần thứ 9 được tổ chức vào ngày 24/9 tại chùa Rô, huyện Tịnh Biên, An Giang. Lễ hội đua bò thường được tổ chức cùng lễ hội Sen Dolta - lễ cúng ông bà của người Khmer Nam bộ.

Lễ hội đua bò Bảy Núi của đồng bào Khmer, tỉnh An Giang là một trong những hoạt động văn hóa nổi bật ở miền Tây Nam Bộ. Không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của dân tộc Khmer, ngày hội còn là một sân chơi thể thao, giải trí ý nghĩa thu hút sự quan tâm của du khách tại các tỉnh, thành cả nước.

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 1

Tăng tốc. Ảnh: Nguyễn Hải

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 2

Hội đua bò chùa Rô năm nay có 26 đôi bò ở thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, bốc thăm tranh tài theo thể loại trực tiếp. Ảnh: Cao Anh Tú

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 3

Qua các vòng tranh tài, đôi bò số 19 của anh Nguyễn Thanh Tùng (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên) đã xuất sắc đoạt giải nhất tại Hội đua bò chùa Rô lần thứ IX năm 2023. Ảnh: Nguyễn Tấn Khoa

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 4

Các đôi bò tranh chấp quyết liệt trên đường đua. Ảnh: Huỳnh Bửu Tinh

Thông thường, để chuẩn bị cho cuộc đua bò, đồng bào Khmer chọn một khoảng ruộng bằng phẳng có nước xăm xắp, được xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính dài khoảng 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao.

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 5

Gian nan trên đường đua. Ảnh: Nguyễn Nam Phương

Các đôi bò tranh tài theo thể thức 1 vòng hô và 1 vòng thả (vòng đua tăng tốc về đích). Các nài bò thi đấu sôi nổi, với sự cổ vũ nhiệt tình của hàng ngàn khán giả, tạo nên không khí hào hứng, vui tươi trong ngày hội Sen Dolta. 

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 6

Đây là dịp để đồng bào dân tộc Khmer và Kinh cùng vui chơi, thi đấu, tạo nên nét văn hóa độc đáo và gắn kết tình thân với nhau. Ảnh: Nguyễn Đặng Việt Cường

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 7

Những con bò tham gia thi đấu được tuyển chọn từ nhiều vùng miền. Mỗi đội thi đấu sẽ gồm một cặp bò và hai “nài” bò – người trực tiếp điều khiển bò đua. Ảnh: Hoàng Ngân Hạnh

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 8

Ảnh: Kiều Anh Dũng

Đua bò gồm 2 vòng, vòng 1 (được gọi là vòng hô), người điều khiển bò đua di chuyển từ từ như màn chào khán giả trước khi bước vào vòng đua thực sự. Khi trọng tài phất cờ hiệu, các “nài” cho bò chạy nước rút hết tốc lực trong 120m cuối cùng (vòng thả) để về đích.

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 9

Khoảnh khắc các đôi bò về đích. Ảnh: Nguyễn Văn Nam Anh

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 10

Ảnh: Đỗ Tuấn Hùng

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 11

Ảnh: Võ Hoài Huy

Sau những màn tranh tài đầy gay cấn, quyết liệt, cùng những pha tăng tốc đẹp mắt của 26 đôi bò, đôi bò số 19 anh Nguyễn Thanh Tùng (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên) đã xuất sắc đoạt giải nhất.

nhung man tranh tai gay can tai le hoi dua bo bay nui chua ro - 12

Ảnh: Nguyễn Phúc Đoan

Chia sẻ cảm xúc đặc biệt khi đôi bò của mình giành vị trí cao nhất, anh Nguyễn Thanh Tùng cho biết, bản thân anh là người Kinh, vậy nên khi tham gia lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer này anh không quan trọng giải thưởng thắng thua, chủ yếu là các anh em được thoả sức vui chơi, giúp gắn kết tình thân giữa các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn vùng đất Bảy Núi.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Phương Hà

CLIP HOT

Sóc Trăng vào ngày hội lớn
Sóc Trăng vào ngày hội lớn

Nhiều hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe ngo và Tuần Văn hóa, Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ nhất đã và đang diễn ra đến hết ngày 15/11.