Ngày Thất tịch đừng tổ chức đám cưới và hẹn hò bên hồ nhớ nắm tay nhau
Thất Tịch hay còn gọi là Tết Ngâu, Ngày Ông Ngâu Bà Ngâu, theo văn hóa phương Đông, (Châu Á), lễ được tổ chức ngày 7 tháng 7 Âm lịch, đôi khi được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á.
Lịch sử ngày này gắn bó với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản. Theo truyền thuyết, sau một năm xa cách, cứ đến ngày này hằng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước.
Tại sao Thất tịch ở Trung Quốc còn được gọi là "Ngày của con gái"?
Lễ hội Thất tịch bắt nguồn từ Trung Quốc và rơi vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Ngày lễ thất tịch ở Trung Quốc ban đầu là ngày lễ dân gian để tưởng nhớ vị tiên nữ thứ bảy Chức Nữ.
Theo truyền thuyết, Chức Nữ là tiên nữ đảm nhận việc thêu thùa, dệt vải. Nàng cũng là người đầu tiên đã phát hiện ra tơ tằm. Ngày lễ thể hiện sự tôn kính của con người với thiên nhiên và những người phụ nữ giỏi giang. Cũng là ngày toàn thể nữ nhi cầu nguyện với đất trời những điều tốt lành sẽ đến với mình trong tình yêu và hôn nhân.
Câu chuyện Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước
Ngày lễ Thất Tịch Trung Quốc bắt nguồn từ truyền thuyết tình yêu vô cùng cảm động “Ngưu Lang Chức Nữ”. Trên thực tế, truyền thuyết này xảy ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, và nó cũng liên quan đến cách người xưa quan sát các vì sao Altair và Vega (sao Ngưu lang và Chức nữ) để hiểu rõ về thời tiết của mùa thu.
Theo những ghi chép cổ xưa, vào khoảng thời gian hoàng hôn của tháng 7, sao Vega vừa lên cao nhất trong năm và có thể nhìn thấy rõ ràng. Ngoài ra, vị trí của hai ngôi sao mờ hơn bên cạnh Vega khiến ngôi sao này hướng về phía đông, và nếu nhìn về phía đông, bạn có thể thấy ngôi sao "Altair".
Xâu kim, thêu thùa
Vào thời cổ đại, một trong những nội dung chính của ngày Thất Tịch là cầu xin sự sáng suốt dành cho các cô gái chưa chồng. Ở một số vùng, ngày này được tổ chức cho các bé gái.
Vào ngày lễ thất tịch ở Trung Quốc, các cô gái sẽ tổ chức xâu kim, thêu thùa để cầu nguyện với với cô tiên “thợ dệt” – Chức Nữ với mong muốn được ban cho đôi bàn tay khéo léo trong các công việc nữ công gia chánh.
Từ xa xưa, người Trung Quốc còn có tập tục, thả kim trên mặt nước vào ngày lễ thất tịch. Cây kim không bị chìm xuống nước, sẽ tượng trưng cho sự thông minh và khéo léo của các cô gái.
Bái Chức Nữ
Hàng năm, vào đêm thất tịch, các cô gái sẽ cúng bái Chức Nữ để cầu mong được xinh đẹp, khéo tay và có được gia đình hạnh phúc, ấm no. Bàn tế lễ thường có một bình hoa tươi có buộc chỉ đỏ, lư hương, hoa quả, ngũ tử.
Ngoài ra, có một vật không thể thiếu trong trên mâm cúng đêm thất tích đó chính là “thau thất tỷ”, thau được đan bằng nan tre, dán giấy bên ngoài, bên trong có hình ảnh cầu ô thước, Ngưu Lang, giày dép, quần áo và đồ trang sức . Các cô gái vây quanh, vừa ăn ngũ tử, vừa ngắm sao Chức Nữ và thầm cầu nguyện.
Tránh tổ chức đám cưới
Trong suy nghĩ của nhiều thế hệ cũ, ngày Thất tịch là không may mắn. Mặc dù ngày này là ngày để bày tỏ tình yêu, nhưng Ngưu Lang và Chức Nữ chỉ có thể gặp nhau thoáng qua, và cả hai sẽ không thể ở bên nhau lâu dài. Họ có số phận phải chia lìa và kết thúc trong bi kịch. Vì vậy, tốt nhất là không nên tổ chức đám cưới vào ngày Thất Tịch, nếu không sẽ đồng nghĩa với sự chia ly.
Tránh hẹn hò bên hồ mà không nắm tay nhau
Người xưa quan niệm rằng những người yêu nhau phải nắm chặt tay nhau khi hẹn hò trong ngày, đặc biệt khi họ đang vui chơi bên sông hồ thì không được buông tay, nếu không sẽ vĩnh viễn chia lìa như Ngưu lang và Chức nữ. Vậy nên những cặp đôi nào đang hẹn hò trên sông Sài Gòn, muốn hạnh phúc dài lâu thì nhớ nắm tay nhau nha.
Quận 5 vừa triển khai Chương trình biểu diễn múa lân định kì vào mỗi cuối tuần thứ 2 của tháng tại quảng trường...