Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Lễ Ramưwan diễn ra vào tháng 6 âm lịch (tính theo lịch Hồi giáo), kéo dài trong vòng một tháng và kết thúc vào ngày cuối của tháng chay tịnh Ramadan.

Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 1

Nằm sừng sững trên ngọn núi Trầu là cụm tháp Poklong Giarai trầm mặc biểu trưng cho cộng đồng Chăm ở Ninh Thuận. Cụm tháp gồm tháp Chính, tháp Nhà  và tháp Cổng; theo truyền thuyết, được vua Simhavarman III (Chế Mân) xây dựng vào thế kỷ 13 để thờ vua Poklaung Giarai

Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 2

Bên chân tháp Porome

Ngoài cụm tháp Poklong Giarai, Ninh Thuận còn có Tháp Porome, Tháp Hòa Lai... Tháp Po Rome là một tháp vuông ba tầng, cao khoảng 8m, cạnh đáy rộng gần 8m. Tháp mở cửa về hướng đông bằng một cấu trúc cổng dạng tiền sảnh, bên trong thân tháp có tượng vua Po Rome được thờ cúng cao khoảng 1,2m. 

Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 3

Tháp Porome cách trung tâm TP Phan Rang khoảng 15km về hướng Nam, tại làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, H.Ninh Phước

Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 4

Tháp Hòa Lai nằm sát bên QL1A

Vùng đất Phan Rang – Ninh Thuận trước đây là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ với những cụm đền tháp trầm mặc, huyền bí với những lễ tết đặc sắc, mang đậm nét văn hóa của đồng bào Chăm.

Ngoài lễ hội KaTê được tổ chức lớn nhất trong năm, lễ hội Ramưwan được người dân nơi đây ví như ngày Tết của cộng đồng mình. Lễ diễn ra vào tháng 6 âm lịch (tính theo lịch Hồi giáo), kéo dài trong vòng một tháng và kết thúc vào ngày cuối của tháng chay tịnh Ramadan.

Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 5

Mở đầu là Lễ cúng mã (tảo mộ) tại nghĩa trang; nơi mồ mả của các họ tộc được chôn cất thành những khu riêng biệt và được đánh dấu bằng những tảng đá.

Lễ Ramưwan diễn ra trang trọng, gồm 3 phần: lễ tảo mộ, lễ cúng gia tiên và lễ chay niệm tại thánh đường. Trong đó, lễ tảo mộ là lễ quan trọng, khởi đầu cho tháng lễ Ramưwan.

Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 6

Thầy Chang trong lễ phục Bà La Môn - Bình Thuận

Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 7

Các thầy Chang trong lễ phục Bà Ni tại Lễ hội Ka Tê – Ninh Thuận

Từ sáng sớm, các họ tộc tại các làng Chăm trong trang phục truyền thống, các vị chức sắc và người dân trang nghiêm, chỉnh tề đến nghĩa địa để hành lễ. Các vị chức sắc trong trang phục nghi lễ, áo dài trắng viền đỏ, đầu quấn khăn trắng có tua đỏ. Các thành viên trong gia đình mặc trang phục truyền thống đẹp và mới nhất đi tảo mộ.

Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 8

Sau khi thầy chủ tế làm xong tục tẩy rửa, các tu sĩ và mọi người đọc kinh Phoa thắt - ầu va rồi khấn vái ông bà tổ tiên phù hộ cho xóm làng họ tộc cùng những người đang sống được hưởng cuộc sống yên bình và hạnh phúc

Cộng đồng Chăm Ninh Thuận đa số theo đạo Chăm Bà Ni (còn lại là Chăm Bà La Môn và Hồi giáo). Các thầy Chang (theo đạo Bà Ni với trang phục khăn quấn đầu có 2 tua màu đỏ hai bên) đọc kinh làm lễ, sau đó tưới nước lên mộ với ý nghĩa tẩy uế và làm cho người chết được sạch sẽ, thanh khiết.
Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 9

Ngôi mộ chỉ đặt 2 hòn đá hai đầu để đánh dấu (hòn phía đầu lớn hơn) và chôn đều nhau theo hướng Bắc Nam

Khác với cộng động Chăm theo Hồi giáo và Bà La Môn với tục hỏa táng, người Chăm Bà Ni chôn cất người chết trong tư thế nằm nghiêng, mặt quay về hướng Tây (hướng về thánh địa Makkah), quấn vải chứ không dùng quan tài và không đắp bia.

Từng họ tộc đi đến phần mộ của mình để làm cỏ, vun đất dọn dẹp khang trang. Mộ của người Chăm Bàni là những hòn đá tròn xếp thành những hàng dài đều đặn. Tất cả được chôn có khoảng cách đều nhau và theo hướng Bắc – Nam; hướng Bắc là vị trí của đầu, hướng Nam là vị trí của chân.

Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 10

Nghi lễ diễn ra tại dãy mộ của họ tộc, sau khi dãy cỏ và vun đất cho từng ngôi mộ, mọi người ngồi dọc theo hàng dãy đá, đặt lễ vật cúng tế ở trước mặt gồm bánh trái, nhang đèn, trà nước v.v..

Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 11Và cũng không thể thiếu trầu cau và thuốc lá

Lễ vật dâng cúng ông bà tổ tiên và người thân trong gia đình đã khuất khá đơn giản; gồm đồ mặn và đồ ngọt. Ngoài ra còn có trầu cau, thuốc, nước uống và nước thánh… Nghi thức được tổ chức trang nghiêm với việc cầu khấn tên một vị thần, vị tổ tiên phù hộ an lành cho toàn gia tộc và xóm làng.

Lễ hội Ramưwan - Ninh Thuận - 12

Cuối buổi lễ mỗi người được chia một ít nước vào chén, uống một ngụm rồi rưới tên hòn đá trước mặt sau đó lấy trầu cau đã têm sẵn chôn xuống ngôi mộ; xong mọi người ăn bánh, hút thuốc kết thúc lễ tảo mộ

Ngoài các nghi thức cúng bái để tỏ lòng thành kính, dịp này tại các làng Chăm cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao mang đậm sắc thái riêng. Bên tiếng kèn Saranai du dương, trầm bổng hòa cùng tiếng trống Paranưng bập bùng, vũ điệu uyển chuyển, nhịp nhàng của các thiếu nữ Chăm đã làm nên những tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc, lưu giữ giá trị truyền thống của cộng đồng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT

Sóc Trăng vào ngày hội lớn
Sóc Trăng vào ngày hội lớn

Nhiều hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe ngo và Tuần Văn hóa, Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ nhất đã và đang diễn ra đến hết ngày 15/11.