Lễ hội của người Khmer mang ý nghĩa sâu sắc về đạo, về đời

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Khmer là dân tộc sống lâu đời ở Nam bộ. Những lễ hội truyền thống bắt nguồn từ cuộc sống lao động xa xưa nên các nghi lễ, tín ngưỡng ấy đã in dấu sâu đậm nên dù phải di chuyển nhiều nơi vẫn không bị rời xa tâm thức cội nguồn.

Với dân số khoảng 1,3 triệu, người Khmer sống tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng người Khmer – vào năm 1997 – có 3.882 người, nhưng vào năm 2015 – chỉ tính theo số tròn – là 25.000 người, sống rải rác ở nhiều quận song tập trung tương đối đông ở khu vực kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, cạnh chùa Chăntarăngsây thuộc phường 7, quận 3 và chùa Pôthivong thuộc phường 10, quận Tân Bình.

Người Khmer có khá nhiều lễ hội, trong đó chùa và chư tăng đóng vai trò quan trọng, vì đó là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, trung tâm văn hóa mang tính chất truyền thống. Những lễ hội lớn gồm có:

1. Lễ Meak Bochia (là lễ Ban hành giáo lý của Đức Phật); 2. Lễ Bân Chôl Chnăm Thmây (là lễ Tết cổ truyền, lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer); 3. Lễ Bân Visac Bochia (là lễ Phật Đản); 4. Lễ Bân Chôl Vôssa (là lễ Nhập hạ); 5. Lễ Đôlta (là lễ cúng ông bà hay lễ báo hiếu); 6. Lễ Bân Chênh Vôssa (là lễ Xuất hạ); 7. Lễ Bân Kathanh Tean (là lễ Dâng y); 8. Lễ Ok Om Bok (là lễ Cúng trăng).

Về mỗi lễ hội trên đây, ông Trần Thanh Pôn đều có lý giải cụ thể, kèm theo một số truyện kể dân gian mang những ý nghĩa sâu sắc về đạo, về đời.

Những tín ngưỡng của người Khmer, cụ thể là Tục thờ thần Neak Ta (tức là vị thần bảo hộ) và Tục thờ thần Arak (tức là vị thần của dòng họ). Ngoài những vị thần trên đây, tác giả kể thêm những vị thần khác, đó là Thần Mặt trời, Thần Mặt trăng và sự Thờ cúng Tổ tiên ông bà.

Về ngày lễ hội, dầu lớn hay nhỏ, thì các vị sư trong chùa cũng như các vị dẫn lễ đều phải thực hiện đúng 8 nghi thức sau đây: 1. Nghi thức qui y thọ giới; 2. Nghi thức thờ Phật; 3. Nghi thức tụng kinh; 4. Nghi thức sám hối; 5. Nghi thức trai tăng (tức là các vị sư dùng cơm); 6. Nghi thức thuyết pháp; 7. Nghi thức khất thực; 8. Nghi thức cúng dường và đặt bát hội tại chùa.

Sau các lễ hội và các tín ngưỡng, tác giả nói về sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. Đó là các điệu múa dân gian như: 1. Múa Rom Vong (theo nhịp 4/4); 2. Múa Lâm lêu (theo nhịp 2/4); 3. Múa Saravan (theo nhịp 2/8); 4. Múa trống Seydam.

Cùng các điệu múa còn có các nhạc cụ như Bộ đàn gõ Phlêng pinpet (tức là dàn nhạc ngũ âm), nhạc cụ Rônek ek (gồm 21 thanh tre rời), nhạc cụ Rônek thung (gồm 16 thanh gỗ), nhạc cụ Rônek dek (gồm 21 thanh sắt), nhạc cụ Cuông thum và Cuông tuôt (tức là cồng lớn và cồng nhỏ), nhạc cụ Skôr thum (là trống lớn), nhạc cụ Srây pinper (tức là kèn thổi)…

Là một dân tộc sống lâu đời ở vùng đất Nam bộ, đã có những lễ hội truyền thống bắt nguồn từ cuộc sống lao động xa xưa nên các nghi lễ, tín ngưỡng ấy đã có dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người Khmer, nên vì thời cuộc đã phải di chuyển nhiều nơi vẫn không hề bị rời xa tâm thức cội nguồn.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, sinh hoạt lễ hội của người Khmer chủ yếu tập trung ở hai ngôi chùa thuộc phường 7 quận 3 và phường 10 Tân Bình.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hồng Nhung (Vietnamnet)

CLIP HOT

Sóc Trăng vào ngày hội lớn
Sóc Trăng vào ngày hội lớn

Nhiều hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe ngo và Tuần Văn hóa, Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ nhất đã và đang diễn ra đến hết ngày 15/11.