Đưa văn hóa lễ hội dân gian Việt Nam ra thế giới
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 đã nhấn mạnh ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế.
Lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc Gia Rai.
Điều này sẽ góp phần khích lệ những người đang khai thác vốn quý văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống để phát triển công nghiệp văn hóa, góp phần đưa hình ảnh đẹp, giá trị đặc sắc của văn hóa dân gian Việt Nam ra thế giới.
Gìn giữ những lễ hội các dân tộc thiểu số
Hiện nay cả nước ta có khoảng 7.966 lễ hội, trong đó có trên 7.039 lễ hội dân gian. Theo quan niệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, mỗi dịp tổ chức lễ hội là mỗi dịp báo cáo với trời đất, tổ tiên, ông bà về những sự kiện đã hoặc sắp sửa diễn ra của làng, gia đình hoặc dòng tộc. Đây thường là những sự kiện lớn, có sức lan tỏa rộng trong đời sống tâm linh của đồng bào. Đi kèm với các sự kiện bao giờ cũng có nghi lễ cúng bái tùy theo mức độ lớn nhỏ và làm đúng theo nghi thức truyền thống.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều không gian văn hóa, lễ hội của đồng bào đang dần bị hiện đại hóa. Đa phần các lễ hội của người dân tộc thiểu số đều chưa xuất phát từ nhu cầu tự thân của chính cộng đồng. Thậm chí, có những lễ hội cộng đồng được các đạo diễn dàn dựng, hướng dẫn nghệ nhân thực hiện theo kịch bản, rồi khoác cho nó cái áo “lễ hội dân gian” để phục vụ mục tiêu khác.
Để phục dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa lễ hội các dân tộc thiểu số, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã có Văn bản số 458/BVHTTDL-VHDT gửi Sở VH,TT&DL các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum và Bình Phước về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phục dựng lễ hội các dân tộc thiểu số. Theo đó, 7 lễ hội dân tộc cần được bảo tồn gồm: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào; Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng; Lễ hội truyền thống dân tộc Thái; Lễ hội truyền thống dân tộc Bình Phước; Lễ hội truyền thống dân tộc Shi La; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia Rai.
Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa yêu cầu, thông qua lễ hội, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.
Các lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, lành mạnh, tiết kiệm. Lễ hội dân gian truyền thống không nên tùy tiện, lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian.
Đồng thời chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín, các nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia vào hoạt động của lễ hội, kể cả trong hành lễ cũng như trong phần hội, tránh khiên cưỡng, áp đặt; tránh mang nặng yếu tố thương mại hoặc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác trong đời sống xã hội, gây phản cảm và xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số.
Số hóa dữ liệu lễ hội
Tháng 7/2021, Bộ VH,TT&DL đã ban hành Quyết định số 2139/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu cụ thể của Đề án nhằm số hóa 100% dữ liệu các loại hình lễ hội truyền thống. Theo đó, những dữ liệu được số hóa đảm bảo chất lượng, sử dụng hiệu quả trong công tác quản lý và cập nhật bổ sung định kỳ các loại hình lễ hội truyền thống; hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quản lý các loại hình lễ hội truyền thống, đảm bảo sử dụng hiệu quả.
Bên cạnh đó, đầu tư hoàn thiện trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và Cổng thông tin về Lễ hội truyền thống Việt Nam.
Cụ thể, Đề án sẽ tập trung thu thập các thông tin cơ bản nhằm rà soát, đánh giá thực trạng lễ hội ở nước ta phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Việt Nam. Qua đó tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội; góp phần chuyển đổi phương thức quản lý dữ liệu lưu trữ truyền thống sang quản lý, lưu trữ điện tử, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội truyền thống.
Đặc biệt, việc xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về lễ hội Việt Nam cho phép lưu trữ, quản lý, khai thác và báo cáo từ các nguồn dữ liệu số hóa và điều tra thống kê. Từ đó, đơn vị quản lý nhà nước có thể tra cứu thuận tiện, đáp ứng nhu cầu. Cổng thông tin về lễ hội Việt Nam sẽ phục vụ nhu cầu tra cứu và quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa của lễ hội Việt Nam ra thế giới...
Ngày 21/11, Đại lộ Champs Elysees đã được thắp sáng, chính thức bắt đầu lễ hội Giáng sinh. Đây là một trong những sự...