Đại nội Huế hạ nêu, báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Lễ Hạ nêu với ý nghĩa nhắc nhở kỳ nghỉ Tết đã hết, phải nhanh chóng quay trở về cuộc sống bình thường và làm việc chăm chỉ.

Ngày 28/1 (mùng 7 Tết), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ Hạ nêu, khai ấn và tặng chữ chúc xuân. Đây là chương trình nằm trong hoạt động phục vụ du khách dịp Tết Nguyên đán.

Đại nội Huế hạ nêu, báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết - 1

Binh lính tiến hành hạ nêu ở Đại nội Huế.

Theo đó, sau thời gian dựng nêu đón Tết, tại sân Triệu Miếu và sân Thế Miếu (Đại nội Huế) đã diễn ra lễ hạ nêu.

Lễ Hạ nêu được diễn ra trang trọng với ý nghĩa nhắc nhở kỳ nghỉ Tết đã hết, phải nhanh chóng quay trở về cuộc sống bình thường và làm việc chăm chỉ.

Sau lễ Hạ nêu là nghi thức khai ấn. Kim ấn được lấy xuống từ ngọn cây nêu với bốn chữ "Phú - Thọ - Khang - Ninh" mang ý nghĩa giàu sang, sống lâu, khỏe mạnh và bình yên. Người xưa quan niệm những chữ này cầu chúc những điều yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân.

Đại nội Huế hạ nêu, báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết - 2

Lấy Kim ấn xuống từ ngọn cây nêu.

Tiếp đến, Kim ấn được đóng lên các tờ giấy có chữ thư pháp mang ý nghĩa may mắn như Phúc, Lộc, Thọ, Đạt… và tặng cho du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm mới Quý Mão.

Trong vai trò chủ lễ và đóng dấu tặng chữ là ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thực hiện cùng ông Nguyễn Phước Hải Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, viết tặng du khách, nhằm khơi lại lễ nghi truyền thống, giúp du khách thấy được nét văn hóa xưa của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Đại nội Huế hạ nêu, báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết - 3

Khai ấn và tặng chữ chúc Xuân cho du khách.

Trước đó, vào ngày 23 tháng Chạp, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã làm lễ Thướng tiêu (dựng cây nêu) để treo ấn đón Tết.

Vào thời Nguyễn, cuối năm Âm lịch, thường từ ngày 23 hoặc ngày 25 tháng Chạp, triều đình làm lễ đóng gói ấn tín (phong ấn) rồi dựng nêu (thướng tiêu), bắt đầu kỳ nghỉ Tết kéo dài trong khoảng 2 tuần. Đến ngày mùng 7 tháng Giêng, sau lễ Hạ nêu, mở gói ấn tín, công việc năm mới mới thực sự bắt đầu.

Sau lễ Hạ nêu là nghi thức khai ấn mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.

Đại nội Huế hạ nêu, báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết - 4

Lễ Hạ nêu diễn ra trang trọng trong tiết trời mưa gió.

Đại nội Huế hạ nêu, báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết - 5

Hạ nêu ở sân Triệu Miếu và sân Thế Miếu (Đại nội Huế).

Đại nội Huế hạ nêu, báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết - 6

Đại nội Huế hạ nêu, báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết - 7

Đại nội Huế hạ nêu, báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết - 8

Lễ Hạ nêu với ý nghĩa nhắc nhở kỳ nghỉ Tết đã kết thúc.

Đại nội Huế hạ nêu, báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết - 9

Tặng chữ cho du khách nhằm khơi lại lễ nghi truyền thống, giúp du khách thấy được nét văn hóa xưa của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Đại nội Huế hạ nêu, báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết - 10

Kim ấn được đóng lên các tờ giấy có chữ thư pháp mang ý nghĩa may mắn và tặng cho du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người trong năm mới.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hải Vân

CLIP HOT

Sóc Trăng vào ngày hội lớn
Sóc Trăng vào ngày hội lớn

Nhiều hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe ngo và Tuần Văn hóa, Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ nhất đã và đang diễn ra đến hết ngày 15/11.