Đặc sắc lễ hội Tháp Bà Ponagar tưởng nhớ Thiên Y A Na Thánh Mẫu
Lễ hội Tháp Bà Ponagar nhằm tưởng nhớ Thiên Y Thánh mẫu Ana, người được dân gian tôn vinh là Mẹ xứ sở của vùng đất Nam Trung Bộ.
Sáng ngày 10/5, Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang chính thức khai mạc và kéo dài đến hết ngày 12/5. Theo ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Khánh Hòa, Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay Lễ vía Bà là di sản văn hoá phi vật thể, thuộc loại hình Lễ hội truyền thống, đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (năm 2012).
Ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đánh trống khai hội
Lễ hội Tháp Bà Ponagar sẽ không bán vé vào cửa cho tất cả mọi người trong ba ngày, có khu vực cho các đoàn đến dâng lễ ở lại. Đặc biệt trong nhiều năm nay, tình trạng ăn xin và xin xăm đã không còn trong những ngày lễ. Khách có thể xin lộc bằng những túi trầu cau do Ban tổ chức thiết kế nơi các bàn gần các tháp. Có trên 50 đoàn đăng ký dâng lễ bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 12 giờ đêm, theo quy định mỗi đoàn có thời gian 15 phút. Các đoàn dâng lễ đến từ các huyện ở Khánh Hòa và các tỉnh Gia Lai, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam…
Múa Chăm khai hội
Nằm ở ngọn đồi Cù Lao cao trên 20m, theo tài liệu của các nhà nghiên cứu từ các tài liệu lưu lại được thì trước đó, dưới vương triều Panduranga, cuộc di chuyển kinh đô đã diễn ra, việc xây dựng cụm tháp gồm 5 tháp lớn nhỏ khác nhau, hiện nay có một tháp đã bị mất dấu vết.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa dâng hương tại tháp chính
Theo tài liệu cũ có được thì những ngôi nhà xây dựng đầu tiên đã bị tàn phá do chiến tranh. Năm 774, cụm Tháp được vua Satysuaman tiến hành xây dựng lại và tiếp tục bị tàn phá. Cụm tháp hiện tại được xây dựng vào năm 965 bởi chính vua Jaya Indravarman I. Trong tháp chính cao 22,48 mét và đặt tượng nữ thần Ponagar bằng đá, đó là mẫu tượng trước kia làm bằng vàng đã bị cướp bóc. Tượng cao 260cm có 10 tay ngồi trên một Yoni lớn vuông vức cạnh 150cm.
Một đoàn dâng lễ
Quần thể Tháp Bà Nha Trang đã tồn tại trên 10 thế kỷ, sự tồn tại của quần thể 4 tháp còn lại đã trở thành một nét văn hóa Chăm độc đáo trong lòng thành phố biển Nha Trang. Tượng Nữ thần Ponagar hiện nay đã được phục chế do bị mất đầu và chân tay bị vỡ. Việc phục chế trước đó không có quy định, ở trên chiếc đầu gỗ không phù hợp với thân hình, những vết hàn chân tay có thể chỉ do những người thợ bình thường sửa chữa nên trông không đẹp. Riêng Tháp chính còn gọi là Tháp Bà cao nhất tới 22,48 mét có thờ tượng Ponagar đã trở thành nơi thờ kính linh thiêng cho cả khu vực.
Tháp Bà Nha Trang không chỉ là một điểm tham quan du lịch văn hóa nổi tiếng của cả nước mà còn là trung tâm văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y Ana của khu vực Nam Trung Bộ. Lễ hội Tháp Bà Ponagar là cầu nối của quá trình giao lưu - vun đúc, đan xen - hòa nhập văn hóa Việt - Chăm.
Lễ hội Tràng An năm 2023 được tổ chức để tưởng nhớ, tri ân Đức Thánh Quý Minh Đại Vương - một trong những vị thần...