Bảo tồn nghi lễ nhảy lửa, múa rùa độc đáo của người Dao

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nhiều giá trị vật chất, truyền thống tinh thần của bà con đã được khôi phục lại, như nghi lễ nhảy lửa, múa rùa, múa ca dong, một thời tưởng như đã mai một.

Ở Ba Chẽ, Quảng Ninh, người Dao chỉ chiếm 45% dân số toàn huyện, nhưng mọi phong tục tập quán của người Dao trong cả nước đều được bà con bảo tồn, phát huy một cách tốt nhất.

Bảo tồn nghi lễ nhảy lửa, múa rùa độc đáo của người Dao - 1

Ẩm thực người Dao ở Ba Chẽ tạo ấn tượng tại Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II. Ảnh:  Phòng VHTT huyện Ba Chẽ

Mới đây, tại Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II, đoàn Ba Chẽ được lựa chọn 3 nội dung để biểu diễn tại lễ khai mạc, gồm trích đoạn tái hiện nghi lễ đám cưới dân tộc Dao, trình diễn trang phục và biểu diễn múa rùa.

Năm 2020, huyện Ba Chẽ đã xây dựng và khánh thành Nhà truyền thống cộng đồng người Dao ở thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn. Đây là ngôi nhà thờ tổ chung của người Dao, có tổng diện tích 1.600m2, trong đó diện tích nhà là 707,1m2 gồm 2 tầng, được xây dựng từ nguồn vốn của tỉnh và của Bộ VH-TT&DL.

Ngôi nhà không chỉ là nơi tìm đến của người Dao trong tỉnh mà cả người Dao từ nhiều tỉnh thành khác, nhất là dịp Lễ hội Bàn Vương, người Dao đến từ các xã của Ba Chẽ, từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

Ba Chẽ đã chọn hướng đi đúng khi đề cao việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Dao. Đây là nơi duy nhất trong cả nước đã xây được nhà thờ tổ người Dao. 

Nhiều giá trị vật chất, truyền thống tinh thần của bà con đã được khôi phục lại, như nghi lễ nhảy lửa, múa rùa, múa ca dong, một thời tưởng như đã mai một. Hàng năm, vào dịp Lễ hội Bàn Vương, huyện Ba Chẽ lại giúp bà con tái hiện hành trình “Vượt biển”, với sự tham gia của nhiều dòng họ người Dao sinh sống tập trung ở ven sông Ba Chẽ.

Chương trình được bắt đầu từ bến thuyền khu vực Miếu Ông thuộc thôn Cái Gian (xã Nam Sơn), đi theo đường sông đến miếu Bàn Vương tại thôn Sơn Hải (cũng thuộc xã Nam Sơn). Theo truyền thuyết, người Dao ở Ba Chẽ có 12 họ và cùng “vượt biển” đến các vùng đất mới, nên năm nào Ban tổ chức lễ hội cũng giúp bà con có 12 con thuyền để bơi trong lễ hội.

Trẻ em người Dao ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã được trau dồi nhiều kiến thức, để phát huy tốt nhất phong tục tập quán của dân tộc mình. Các em học sinh Trường PTDT nội trú huyện Ba Chẽ tham gia làm mặt nạ Ka đong do các nghệ nhân được mời đến truyền dạy, mà trước đó mặt nạ Ka đong bị mai một gần như mất hẳn. 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kỳ Phong

CLIP HOT