8 lễ hội vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Cùng với 8 lễ hội, 2 làng nghề là nước mắm Phú Quốc và thêu ren Thanh Hà được ghi danh là di sản văn hóa

Lễ hội đua ngựa Bắc Hà 

Nét độc đáo của đua ngựa Bắc Hà là đua ngựa thồ, bởi những ‘kị mã” trên đường đua hôm nay, trước đó là những chú ngựa thồ của nhà nông ở vùng cao.

8 lễ hội vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật - 1

Lễ hội đua ngựa Bắc Hà.

Nét độc đáo nữa, “kị sĩ” là những nông dân đích thực, trước ngày thi đấu, họ cày ruộng vườn, phát nương rẫy, trồng cấy ngô lúa, chăm sóc vườn mận Tam Hoa của gia đình. Họ tham gia vòng đua trên sân, trước hàng ngàn người xem là từ niềm đam mê môn thể thao truyền thống của dân tộc mình, muốn thể hiện bản lĩnh và tài nghệ cưỡi ngựa của người dân vùng cao, đem đến cho người xem những bước ngựa phi đầy kịch tính và lãng mạn.

Họ cưỡi ngựa không có yên cương, không đồ bảo hộ như thi đua ngựa chuyên nghiệp, nhưng tốc độ đạt tới 60- 70 km/giờ, vòng cua hẹp nên ngựa và người đổ nghiêng nhưng không ngã, vươn về đích trong tiếng hò reo, cổ vũ vang động của người xem.

Lễ hội Năm làng Mọc

Lễ hội 5 làng Mọc là lễ hội cổ truyền của 5 làng Mọc: Mọc Quan Nhân, Mọc Cự Lộc, Mọc Chính Kinh, Mọc Giáp Nhất (nay thuộc quân Thanh Xuân, Hà Nội) và Mọc Phùng Khoang (thuộc quận Từ Liêm, Hà Nội). Theo thông lệ, cứ 5 năm lễ hội làng Mọc được tổ chức lớn một lần.

8 lễ hội vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật - 2

Lễ hội làng Mọc.

Đặc sắc của lễ hội làng Mọc chính là màn kiệu bay. Theo ban tổ chức lễ hội thì 4 vị Thành Hoàng của 5 làng Giáp Nhất, Quan Nhân, Phùng Khoang, Chính Kinh, Cự Lộc (làng Chính Kinh và Cự Lộc thờ chung một vị Thành Hoàng) đều là anh hùng võ tướng, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm. 

Ngoài việc tế lễ, rước xách, làng đăng cai còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ người,đi cầu treo, bắt vịt dưới ao, rồi trò đập niêu, đánh đáo đĩa, bịt mắt bắt dê, chọi gà, đánh đu, tổ tôm điếm, đánh vật, buổi tối thường có đốt pháo bông, hát chèo.

Lễ hội kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai 

Lễ hội kết chạ - giao hiếu thôn Phú Mỹ (xã Mỹ Đình) và thôn Kiều Mai (xã Phú Diễn) nay là Tổ dân phố Phú Mỹ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm và Tổ dân phố Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm.

8 lễ hội vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật - 3

Lễ hội kết chạ.

Hội làng diễn ra ngày 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm và là nét đẹp văn hóa, truyền thống của người dân 2 thôn. 

Trước kia, ngoài phần lễ rước theo nghi thức dân gian, tế lễ, còn có phần hội với nhiều hoạt động như trò chơi đập niêu đất, tuyển ca nương hát ca trù ở hội (làng Phú Mỹ) để đi thi các hội ở vùng Từ Liêm, tục thi cây xôi ở giáp Đông, giáp Đoài (làng Kiều Mai), hát quan họ,… Tuy nhiên, do điều kiện hiện nay đất đai chật trội, hai làng chỉ thi đấu giao hữu thể thao.

Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn 

Lễ hội cầu ngư có lịch sử hình thành từ lâu đời, tương truyền có từ khi lập làng Nhượng Bạn vào thời Trần.

8 lễ hội vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật - 4

Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn

Nội dung 3 sắc phong do các triều vua nhà Nguyễn giao cho xã Nhượng Bạn, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh theo trước mà phụng thờ vị tôn thần Nam Hải Nhân Ngư, thường hiển hiện linh thiêng, hộ quốc tỷ dân với những mỹ tự gia phong và ca ngợi sự rạng rỡ tốt đẹp của thần như Từ Tế Chương Linh, Trợ Tín Trừng Trạm, Uông Nhuận trung đẳng thần.

Lễ hội diễn ra trong không khí trang nghiêm, với mục đích là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tri ân những người có công với làng xã, tưởng nhớ những người gặp tai nạn trên sông nước…

Phần lễ gồm có nghi thức tế lễ, lễ rước trên biển và lễ tế tại miếu đường. Công tác tổ chức bài bản, có chủ tế đọc khánh chúc, phường âm nhạc trình diễn dân ca, dân vũ. Phần hội là hoạt động diễn ra trong và sau phần lễ, có hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và trình diễn các tiết mục dân gian truyền thống như hát chèo cạn. Mỗi làn điệu có những cung bậc tiết tấu khác nhau, mô tả cách điệu quá trình ra khơi của ngư dân trong hoạt động đánh bắt.

Lễ “Ét đông” của nhóm Giơ Lâng (Ba Na)

Nhóm Giơ Lâng là một nhánh của người Ba Na sống tập trung chủ yếu ở xã Tân Lập và xã Đăk T’Re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Lễ Et Đông (Tết ăn con dúi) là một trong những lễ hội đặc sắc của họ.

8 lễ hội vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật - 5

Lễ “Ét đông” của nhóm Giơ Lâng (Ba Na)

Đối với người Giơ Lâng, con dúi là con vật được nhóm người Giơ Lâng Ba Na tôn kính và thờ Thần Dúi, xem Dúi là con vật thiêng, biểu tượng của sự cần cù, siêng năng và ấm no.

Lễ "Ét đông" thường được tổ chức vào 2 ngày đầu tháng Mười dương lịch hàng năm, khi cây lúa bắt đầu trổ bông, ngậm hạt. Lễ hội để cầu mong một năm thu hoạch mùa màng thuận lợi, người dân trong buôn được ấm no, hạnh phúc, cũng là dịp để tổ tiên, ông, bà về thăm con cháu. Lễ hội cũng là dịp gắn kết tình cảm của cả cộng đồng làng.

Lễ hội xã Đại Đồng

Lễ hội rước kiệu xã Đại Đồng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ đến công lao của “Đức thánh đại vương”, người đã có công dạy nhân dân bách nghệ trăm nghề; Giáo dục cho nhân dân tinh thần đoàn kết, hướng về cội nguồn, tôn vinh vị Thành Hoàng Làng “Đức Thánh Đại Vương”, đã có công giúp vua Hùng Huy Vương đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi.

8 lễ hội vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật - 6

Lễ hội xã Đại Đồng

Lễ hội nâng cao lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ; giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của nhân dân.

Lễ hội phản ánh cuộc sống, mong ước của người dân xã Đại Đồng thông qua các nghi thức như tế lễ, trò chời, trò diễn mà đích đến cuối cùng của lễ hội không chỉ hướng đến chân thiện – mỹ mà còn bộc lộ khao khát cuộc sống đầy đủ, mưa thuận,  gió hòa, vạn vật được nảy nở sinh sôi.

Ngoài 8 lễ hội trên, năm nay làng nghề nước mắm và nghề thêu ren Thanh Hà cũng được được ghi danh là di sản văn hóa 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

P.V

CLIP HOT