Khánh Hòa bàn giải pháp phục hồi hoạt động du lịch quốc tế sau dịch Covid – 19

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ngày 29/9 tại Khu nghỉ dưỡng Alma, Sở Du lịch Khánh Hòa chủ trì phối hợp cùng Công ty Viettel Khánh Hòa, Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế Cam Ranh, Khu nghỉ dưỡng Alma, Công ty Cổ phần Công nghệ PAYME và Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn quản lý điểm đến Outbox tổ chức Tọa đàm “Giải pháp phục hồi hoạt động du lịch quốc tế sau dịch Covid-19” với hơn 100 đại biểu tham dự.

Khánh Hòa bàn giải pháp phục hồi hoạt động du lịch quốc tế sau dịch Covid – 19 - 1

Buổi tọa đàm được tổ chức nhằm thông tin tình hình tác động đến hoạt động du lịch trên thế giới và dự báo phục hồi sau đại dịch Covid – 19. Trong đó, trao đổi, thảo luận về những thay đổi về thói quen, nhu cầu và cách thức hoạt động du lịch như: Chuyển mạnh từ du lịch đi theo chương trình trọn gói sang hình thức tự trải nghiệm, tự khám phá điểm đến dựa trên nền tảng kinh tế số và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại; Thảo luận phương hướng chung nhằm hỗ trợ định hướng xây dựng chiến lược phát triển, kinh doanh của các doanh nghiệp thích ứng với thay đổi về xu hướng du lịch sau dịch Covid-19; Trao đổi, tiếp thu những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để xây dựng kế hoạch hành động năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2021 – 2025 của ngành du lịch Khánh Hòa.

Khánh Hòa bàn giải pháp phục hồi hoạt động du lịch quốc tế sau dịch Covid – 19 - 2

Trong phát biểu khai mạc, ông Trần Việt Trung, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết đây là hội thảo đầu tiên sau đợt dịch Covid-19 lần 2, Sở Du lịch sẽ ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp du lịch, và tổng hợp, báo cáo lên cấp trên nhằm đưa ra biện pháp tốt nhất phục hồi du lịch trong tương lai.

Chương trình tọa đàm xoay quanh theo 04 chủ đề: Thị trường du lịch sẽ thay đổi như thế nào sau dịch Covid-19 và một số vấn đề đặt ra cho du lịch Khánh Hòa; Những vấn đề cần lưu ý nhằm thu hút tăng trưởng và đồng thời thực hiện cơ cấu lại nhóm thị trường du lịch chính đến Khánh Hòa; Giải pháp thu hút phục hồi các đường bay quốc tế trong năm 2021; Giải pháp đột phá nhằm kích thích tăng trưởng khách du lịch quốc tế dựa trên nền tảng kinh tế số và ứng dụng thành quả công nghệ thông tin.

Khánh Hòa bàn giải pháp phục hồi hoạt động du lịch quốc tế sau dịch Covid – 19 - 3

Trong chương trình Tọa đàm, Sở Du lịch cũng lồng ghép nội dung đối thoại doanh nghiệp du lịch để trao đổi, tiếp thu và xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, xây dựng các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong tình hình hiện nay theo chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Tính chung 8 tháng năm 2020, Khánh Hòa chỉ đón được gần 986.000 lượt khách du lịch, bằng 19,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó có gần 426.000 lượt khách quốc tế và 560.000 lượt khách nội địa, tổng doanh thu du lịch 8 tháng ước được 6.028 tỷ đồng, bằng 24,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát trở lại, Sở Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 1253/KH-SDL ngày 01/9/2020 về Thực hiện các giải pháp phục hồi từng bước hoạt động du lịch sau dịch Covid-19. Cụ thể tiếp tục phát huy những thành công và kinh nghiệm triển khai kích cầu du lịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam - Nha Trang Biển gọi” như đã thực hiện, thị trường nội địa sẽ là ưu tiên thu hút cho Quý IV/2020 và tiếp tục thực hiện cho cả năm 2021. Phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt 350.000 lượt, trong đó khách quốc tế 10.000 lượt và phục hồi 100% hệ thống dịch vụ du lịch cơ bản.

Khu nghỉ dưỡng Alma hiến kế phục hồi hoạt động du lịch sau dịch Covid-19

Khánh Hòa bàn giải pháp phục hồi hoạt động du lịch quốc tế sau dịch Covid – 19 - 4

Ông Herbert Laubichler-Pichler là nhà quản lý kỳ cựu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng. Ông từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới như Shangri-La và Raffles tại khu vực Châu Á. Năm 2019, ông Herbert chính thức trở thành Tổng quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng Alma. Nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy ngành du lịch phát triển sau đại dịch Covid-19, ông cho biết:

“Covid-19 đã khiến rất nhiều doanh nghiệp du lịch phải đóng cửa hoặc bị rao bán, phần lớn người lao động bị sai thải hoặc nghỉ không lương. Số còn lại chịu thiệt hại nặng nề với doanh thu giảm từ 70%-80% so với mức cùng kỳ năm ngoái. Nếu chỉ hoạt động theo phương thức thông thường sẽ khó có thể duy trì và vực dậy nền du lịch một cách nhanh chóng. Trong bối cảnh này, chúng ta nên khuyến khích các mô hình kinh doanh mới phát triển, đặc biệt là thị trường nội địa. Đơn cử như hình thức Sở hữu kỳ nghỉ mà Alma đang triển khai đã cho thấy một số hiệu quả nhất định.

Alma resort mới đi vào vận hành trong thời gian ngắn, do đó sẽ rất khó để duy trì hoạt động dưới sự ảnh hưởng của Covid-19 nếu như không có lượng khách ổn định đến từ mô hình Sở hữu kỳ nghỉ. Nhờ cách thức hoạt động này mà trong tháng 6, tháng 7 vừa qua, khu nghỉ dưỡng Alma đã đạt công suất phòng trung bình lên tới hơn 60%, ngay cả khi sau đợt dịch thứ 2 quay trở lại vào đầu tháng 8, con số này cũng vẫn duy trì được ở mức 30%.”

Alma là khu nghỉ dưỡng 5 sao mới đi vào vận hành từ cuối tháng 12/2019 tại Bãi Dài, tỉnh Khánh Hòa, do Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường làm chủ đầu tư. Mô hình hoạt động chủ yếu chính của Alma là Sở hữu kỳ nghỉ - giải pháp du lịch thông có lịch sử lâu đời hơn 60 năm trên thế giới. Tại nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu, Canada, Nhật Bản…, Đặc điểm của mô hình này là khách hàng có thể đảm bảo quyền nghỉ dưỡng của mình tại Alma resort trong vòng một tuần mỗi năm và sử dụng nhiều tiện ích tại đây miễn phí. Quyền nghỉ dưỡng này kéo dài tới 35 năm và còn có thể sử dụng để trao đổi tới các quốc gia khác trong mạng lưới liên kết của Alma. Khi không có nhu cầu sử dụng đến, khách hàng còn có thể chuyển nhượng hoặc tặng lại cho người thân, bạn bè. Xét về lợi ích kinh tế, mô hình Sở hữu kỳ nghỉ Alma giúp khách hàng đi nghỉ một cách dễ dàng và tiết kiệm hơn so với các chuyến đi riêng lẻ thông thường tại các khách sạn, resort 5 sao.

Bên cạnh việc khuyến khích phát triển các loại hình, sản phẩm mới, ông Herbert cũng tham vấn về giải pháp phục hồi du lịch sau khủng hoảng dựa trên kinh nghiệm của nhà quản lý khách sạn chuyên nghiệp. Bao gồm việc thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, có thể đến từ nguồn vốn xã hội hóa và quyên góp quốc tế; cho phép người nước ngoài được cách ly có trả phí tại các khách sạn 3, 4 hoặc 5 sao; tổ chức các gói du lịch cho nhóm khách đoàn từ nước ngoài tới một khu resort nhất định, có giám sát và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn; linh động trong việc cấp phát visa; chuẩn bị nguồn lực để cạnh tranh với các nước trong khu vực sau khi các chuyến bay quốc tế hoạt động trở lại, và duy trì nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.

Khuê Việt Trường

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tạp Chí Du Lịch