HIỆP HỘI DU LỊCH TPHCM: BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM KỲ III (2009 – 2014) PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM KỲ IV (2014-2019)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

PHẦN I: TÌNH HÌNH CHUNG:

Từ đầu nhiệm kỳ năm 2009 Tình hình suy thoái kinh tế thế giới, dịch cúm H1N1 đã ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách quốc tế vào thành phố, so với năm 2008 giảm 7%, suy thoái kinh tế thế giới qua các năm đều có những diễn biến ngày càng phức tạp, tình hình lạm phát leo thang của nhiều quốc gia… vì vậy Việt Nam không tránh khỏi những ảnh hưởng thách thức rất lớn. Trước khó khăn đó, Sở cùng với Hiệp hội và doanh nghiệp đã nổ lực phối hợp với các địa phương trên cả nước, xây dựng và cũng cố hình ảnh điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì vậy đến năm 2010 lượng khách tăng lên 7% so với năm 2009 và các năm tiếp theo đều có mức tăng trưởng với tỉ lệ cao hơn năm trước. Đến năm 2013 nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên do tình hình khó khăn kéo dài nên tốc độ phục hồi và tăng trưởng vẫn còn chậm, vẫn chưa khởi sắc. Nhưng với sự nổ lực của toàn ngành và sự quyết tâm của các doanh nghiệp cùng với cơ quan quản lý nhà nước - nên kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm 2013 đạt mức tăng trưởng đáng kể tăng 8,5 %.

HIỆP HỘI DU LỊCH TPHCM: BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM KỲ III (2009 – 2014) PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM KỲ IV (2014-2019) - 1

Trước bối cảnh đó, ngành du lịch vẫn tận dụng được những yếu tố tích cực cả khách quan và chủ quan đã đem đến những thuận lợi cho hoạt đông của nhiệm kỳ:

- Việt Nam luôn là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, là đất nước có thể chế chính trị ổn định.

- Sự quan tâm của lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi về chủ trương, luôn lắng nghe ghi nhận ý kiến phản ảnh và kiến nghị các vấn đề về chủ trương chính sách, về quyền lợi của doanh nghiệp và luôn có hướng giải quyết tích cực. Trong nhiệm kỳ qua tất cả các ý kiến của Hiêp hội đều được Ủy Ban quan tâm ghi nhận và giải quyết.

- Sự quan tâm hợp tác của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch luôn đồng hành cùng với Hiệp hội trong các chương trình như vận động phát triển hội viên, phát triển sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp, các lễ hội và sự kiện.

- Sự hỗ trợ tích cực của Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

- Chương trình liên kết hợp tác với các địa phương, hầu hết tất cả các địa phương trên cả nước đều tích cực đồng hành với Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh về các chương trình xây dựng và phát triển sản phẩm, quảng bá du lịch và nhất là chương trình kích cầu du lịch ngày càng được địa phương hưởng ứng mạnh mẽ.

- Hội viên tham gia vào Hiệp hội Du lịch với tinh thần tự nguyện đoàn kết gắn bó, luôn ý thức trách nhiệm để xây dựng Hiệp hội thành mái nhà chung của cộng đồng doanh nghiệp du lịch.

Bên cạnh những mặt thuận lợi hoạt động của Hiệp hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn:

- Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.

- Thảm họa sóng thần động đất ở Nhật, biến động chính trị ở mốt số quốc gia.

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do ảnh hưởng khách quan, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thăng trầm đòi hỏi phải dóc sức để vượt khó.

- Trong quy định của ngành và của nhà nước vẫn còn nhiều vướng mắc, những bất cập mà doanh nghiệp phải đối phó như nhái cắp thương hiệu, tình trạng hoạt động không phép, quy định “cấm dừng, cấm đậu” vv…

- Tình trạng thiếu hướng dẫn viên trong những lúc cao điểm.

- Tình trạng an ninh trật tự dực dọc gây tai nạn cho khách du lịch.

- Về thực trạng tổ chức của Hiệp hội hầu hết thành viên Ban chấp hành , Ban Thường trực đều là kiêm nhiệm, có 02 đồng chí trực tiếp là cán bộ đã nghĩ hưu có phần thiếu tính năng động sáng tạo, cũng chưa từng có kinh nghiệm và bài bản về hoạt động Hiệp hội nên hiệu quả vẫn chưa đáp ứng sự mong đợi. Bên cạnh số lượng hội viên tích cực ngày càng tăng, họ thật sự nhập cuộc như là một chủ thể trong mái nhà chung HTA; vẫn còn một số hội viên đến với Hiệp hội như một khách thể,  thăm dò chưa thật sự nhập cuộc. Trong Ban chấp hành cũng có một vài thành viên không dự họp, không liên lạc, không có thông tin phản hồi.

- Kinh phí hoạt động và cơ sở vất chất rất thiếu thốn.

I/- CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DU LỊCH:

1/- Công tác tổ chức:

a/- Về kiện toàn tổ chức:

Cuối nhiệm kỳ II (2008): Số lượng chi Hội trực thuộc là 04 chi hội với 2 Câu lạc bộ trực thuộc chi hội.

Do nhu cầu phát triển đòi hỏi hoạt động chuyên sâu vào từng lãnh vực cụ thể. Vì vậy số lượng chi hội trực thuộc đến nay là 06 chi hội và  06 CLB trực thuộc.

Nhiệm kỳ III năm 2009 Ban chấp hành mới là 30 thành viên. Ban Thường trực gốm 09 thành viên, đến tháng 4/2012 do Chủ tịch Hiệp hội là ông Nguyễn Hữu Thọ nhận nhiệm vụ mới (Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam) Ban chấp hành đã họp phiên toàn thể bầu ông Trần Hùng Việt Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài gòn TNHH MTV làm chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, cũng trong đợt này Ban chấp hành bầu ông Tôn Thất Hòa làm Tổng thư ký thay cho ông Huỳnh Văn Quí xin nghỉ việc; Hai Phó chủ tịch là ông Nguyễn Hữu Lam Sơn và ông Lý Quí Trung cũng chuyển công tác khác, nên từ tháng 4/2012 Ban thường trực Hiệp hội Du lịch còn 07 thành viên cho đến nay.

Thành viên Ban chấp hành đều được phân công sinh hoạt tại các Ban gồm:

- Ban Tổ chức phát triển Hội viên.

- Ban Tài chính tương trợ xã hội.

- Ban Vận động tài trợ.

- Ban Đào tạo.

- Ban Thông tin, Quảng bá, Tiếp thị, Quan hệ quốc tế.

Ngày 20/7/2010 thành lập Ban Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch.

Năm 2013 hợp nhất Ban Đào tạo với Hội Đào tạo du lịch và tổ chức Đại hội nhiệm kỳ I Hội Đào tạo Du lịch vào tháng 12/2013.

2/- Công tác phát triển hội viên và các chi hội:

Tổng số Hội viên của Hiệp hội Du lịch tính đến nay là 1.735. Trong đó 131 hội viên pháp nhân + 1604 hội viên thể nhân   .

Chi hội Lữ hành  78  hội viên. Trực thuộc hội lữ hành có CLB HDV Du lịch          100 h.v

Chi hội Khách sạn và các dịch vụ khác:  45 hội viên

Chi hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn trong đó có: CLB Ẩm thực Việt; CLB Bếp Trẻ; CLB Bếp Hoa; CLB Bếp Bánh; CLB Cắt tỉa Củ Quả                                    1050 hội viên

Chi hội Đào tạo Du lịch: 08 hội viên                                                  10 trường

Chi hội Bartender Sài Gòn                                                                400 hội viên

Chi hội Sommelier Sài Gòn (Chi hội Rượu Vang)                              54 hội viên

 3/- Xây dựng quy chế làm việc:

- Quy chế làm việc của từng Chi hội trực thuộc.

- Quy chế phối hợp mối quan hệ làm giữa các chi hội thuộc Hiệp hội Du lịch.

- Quy chế và mối quan hệ làm việc giữa Hiệp hội Du lịch Thành phố và các đơn vị thành viên trực thuộc.

- Quy chế phối hợp giữa HHDL TP.Hồ Chí Minh với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố.

- Triển khai thực hiện nghị định 45/CP của Chính phủ về việc xây dựng và quản lý các Hội ngành nghể; đổi con dấu theo quy định, thực hiện chế độ kiểm tra báo cáo theo định kỳ vv…

4/- Tổ chức sinh hoạt Hội và các chi hội trực thuộc:

- Duy trì đều đặn chế độ làm việc; nắm tình hình hoạt động của các Chi hội, triển khai công việc sắp tới kịp thời, ghi nhận những khó khăn vướn mắc để giải quyết tháo gỡ hoặc kiến nghị.

- Ban Thường trực luôn tổ chức họp theo định kỳ để triển khai chương trình công tác theo quý, 06 tháng của Hiệp hội Du lịch.

- Ứng phó nhanh và kịp thời với những tình hình cấp bách cần có tiếng nói chung của cộng đồng Hội viên.

Cập nhật thông tin tình hình để kịp thời thông báo đến hội viên. Từ đó mà Ban thường trực luôn có những định hướng đúng cả trước mắt và lâu dài cho các chi hội và cho hoạt động chung của Hiệp hội.

5/- Công tác xây dựng và vận động chính sách:

Trong nhiệm kỳ các thành viên Hiệp hội và Ban Thường trực thấy được tầm quan trọng của công tác vận động chính sách. Công việc này dưới nhiều hình thức đóng góp cho các quy định từ lúc còn là dự thảo đến các quy định đã ban hành khi có phát sinh những điều không phù hợp với thực tế thì góp ý điều chỉnh bổ sung hoặc sửa đổi, ngoài ra trước những khó khăn trong thực tế hoạt động Hiệp hội đã có nhiều kiến nghị như:

- Vấn đề cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch; mở rộng cho HDV ngoại ngữ hiếm.

- Kiến nghị tiền ký quỹ lữ hành quốc tế đề nghị cho doanh nghiệp hưởng lãi suất có kỳ hạn nhầm tránh lảng phí và giảm thiệt thòi cho ngành du lịch được Tổng cục ghi nhận chờ giải quyết

- Tổ chức tọa đàm về chính sách visa và kiến nghị “không thu hồi chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 07 nước đến Việt Nam gồm: Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Nga, Nhật, Hàn Quốc.

Đồng thời Hiệp hội cũng đã có văn bản kiến nghị mở rộng việc miễn thị thực nhập cảnh cho 12 thị trường: Australia ( Úc) , New Zealand ( Tân Tây Lan ) , Liên bang Thụy Sĩ,  Cộng hòa Liên Bang Đức  , Vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha , Braxin,  Cộng hòa Ấn Độ , Cộng hòa Ukraina , Cộng hòa Latvia,  Cộng hòa Estonia.

- Tham gia đóng góp ý kiến cho việc bổ sung, chỉnh sửa luật du lịch và đề nghị bổ sung vào luật du lịch thành một chương riêng về Hiệp hội Du lịch (Hiện nay chỉ có 01 điều).

- Kiến nghị vấn đề cấm giao dịch và niêm yết giá bằng ngoại tệ trong kinh doanh khách sạn và lữ hành quốc tế (nghị định 95/CP ngày 20/10/2011)

II.- HOẠT ĐỘNG HƯỚNG VỀ HỘI VIÊN:

1/- Công tác xây dựng ngành và hỗ trợ hội viên:

- Vận động hội viên tham gia chương trình “Ấn tượng Việt Nam năm 2009” và “Việt Nam điểm đến của bạn” 2010.

- Việc các biển báo giao thông “Cấm dừng, cấm đậu: ở khu vực phố Tây Phạm Ngũ Lão đã gây trở ngại cho khách lưu trú tại các khách sạn tọa lạc trên đường này. Hiệp hội đã nhiều lần kiến nghị nay Sở Giao thông Vận tải giảm thời gian cấm xuống còn 01 giờ vào buổi sáng và 1 giờ vào buổi chiều và tương tự cửa hàng Sơn mài Phương Nam điểm mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch cũng gặp khó khăn.

- Về vấn đề tệ nạn nhái, cắp thương hiệu : Trước thực trạng ngày càng phát triển việc “nhái” thương hiệu đã làm ảnh hưởng lớn đến những doanh nghiệp đã nhiều năm dóc sức xây dựng uy tín cho thương hiệu của mình nay bị xâm hại như: Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình Việt Nam, Tổng Công ty Bến Thành TNHH MTV, Công ty Cổ phần DL Dã ngoại Lửa Việt, Công ty Cổ phần Hành Trình Việt; Công ty Du lịch Bến Thành vv…

Trước tình hình đó Hiệp hội đã tìm ra nguyên nhân của vấn đề, sau khi làm việc với CLB phóng viên du lịch, Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo: “Vai trò của pháp luật trong bảo vệ Thương hiệu Du lịch Việt Nam” . Đồng chủ trì cuộc Hội thảo có ông Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của Thành phố Hồ Chí Minh, ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội Luật gia. Buổi Hội thảo cũng đã có sự quan tâm và tham dự của bà Võ Thị Thắng – nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam và sự quan tâm đến dự của cộng đồng doanh nghiệp cả du lịch và thương mại. Kết luận hội nghị ông Trần Du lịch đã ghi nhận những bất cập của luật và giải pháp chấn chỉnh đó là sớm sửa đổi, bổ sung luật doanh nghiệp.

Sau hội thảo Hiệp hội đã tập hợp ý kiến đến các cơ quan pháp luật có liên quan, nối tiếp vấn đề này đầu năm 2014 Đoàn đại biểu quốc hội mời Hiệp hội Du lịch tham gia góp ý luật doanh nghiệp sửa đổi và Hiệp hội cũng đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến về thương hiệu trong hội nghị và bằng văn bản.

Ngoài ra khi có vấn đề vướng mắc các sự cố liên quan đến các địa phương đều được Hiệp hội lên tiếng bằng văn bản đến các địa phương trên tinh thần trách nhiệm xây dựng vì quyền lợi của khách du lịch của doanh nghiệp và vì sự phát triển của ngành du lịch như: chủ trương tự phát của khu du lịch Bà Nà – Đà Nẳng, vấn đề cò mứt ép khách vào lò mứt ở Đà Lạt, uy hiếp khống chế hướng dẫn viên của doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

2/- Chương trình kích cầu du lịch nội địa:

Được triển khai năm 2009 đánh dấu sự thành công trong liên kết giữa ngành du lịch với Hàng không Việt Nam, đến năm 2012 chương trình phối hợp với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Việt Nam Air lines) và Hãng hàng không Vietjet Air có mức giảm giá từ 40% đến 60%. Trên cơ sở đó có sự kết nối của các địa phương giảm giá vé dịch vụ ăn, lưu trú, tham quan vv… từ đó giá tour của các Công ty Lữ hành có mức giảm từ 20% - 35%. Kết quả chương trình có sức lan tỏa rộng và được hưởng ứng năm 2012 là 12.810 khách sử dụng vé máy bay,  năm 2013 là 34.137 khách. Đến năm 2014 chương trình được tiếp tục với số đường bay tăng lên 20 đường bay (năm 2013 – 11 đường bay) và số địa phương đăng ký tham gia với giá dịch vụ ưu đãi ngày càng nhiều. Thành công lớn nhất của chương trình là cho đến nay giá tour nội địa của Việt Nam đã giảm và có giá thấp hơn các nước trong khu vực, đây là điều mà lâu nay những người làm du lịch Việt Nam luôn trăn trở giá tour nội địa Việt Nam cao hơn giá tour outbound.

Chương trình kích cầu nội địa 2014 được triển khai với quy mô sâu rộng hơn về số đường bay, số địa phương tham gia và mở rộng dịch vụ vận chuyển cả đường bộ.

 

III.- LIÊN KẾT HỢP TÁC VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM:

1/- Liên kết hợp tác với các địa phương:  nhằm mục tiêu liên kết hỗ trợ trong phát triển sản phẩm du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương, quảng bá điểm đến để cập nhật sản phẩm cho ngành.

- Với Hiệp hội Du lịch Hà Nội hợp tác về Chương trình kích cầu Du lịch nội địa.

- Với Hiệp hội Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hợp tác toàn diện về phát triển du lịch của hai địa phương.

- Ký kết hợp tác với Hiệp hội Du lịch các tỉnh miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế , Đaklak hợp tác toàn diện (năm 2012)

- Ký kết hợp tác trong chương trình “ Tam giác phát triển Du lịch” Thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết - Lâm Đồng.

- Hợp tác phát triển sản phẩm và kích cầu du lịch với Hiệp hội Du lịch Bình Định (2013-2018).

- Hợp tác với Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai về phát triển sản phẩm du lịch.

- Trong chuyến khảo sát các tỉnh Tây Bắc mở rộng đã ký kết hợp tác với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang (2013-2018).

- Chương trình ký kết hợp tác toàn diện với : Hải Phòng (2011-2015); Bình Thuận - Lâm Đồng (2009 - 2014); Tiền Giang – Vĩnh Long – Cần Thơ (2011 - 2016).

- Ký kết hợp tác phát triển sản phẩm và phát triển Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu (2013 – 2018)

2/- Phát triển sản phẩm:

- Phát triển sản phẩm du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh. Tham gia hầu hết các chuyến khảo sát tuyến du lịch đường sông  tầm ngắn nội đô, Cần Giờ, tuyến lên quận 9; đây là sản phẩm “điềm nhấn “ của Thành phố Hồ Chí Minh đang được đầu tư đúng hướng tạo được sự khác biệt với các tour đường sông khác trên cả nước; sản phẩm này đang được du khách hưởng ứng với số lượng tham quan ngày càng tăng - Đơn vị được ủy ban giao thực hiện là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn là đơn vị trực tiếp.

- Khảo sát và dự hội thảo” tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái quận 9”, cùng với Sở Nông nghiệp Thành phố khảo sát vườn sinh thái đẹp kết hợp với du lịch đường sông.

- Khảo sát và tọa đàm xây dựng sản phẩm du lịch Tiền Giang và Bến Tre.

- Khảo sát phát triển sản phẩm Du lịch Quảng Bình – Thanh Hóa à Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận  nhận là Di sản văn hóa thế giới.

- Khảo sát vùng Tây Bắc qua các tỉnh: Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu – Yên Bái. Trong khảo sát luôn có tọa đàm, góp ý hết sức cụ thể cho từng điểm đến, sau chuyến khảo sát các Công ty Lữ hành đều xây dựng chương trình tour để chào bán.

- Trong chương trình hợp tác với Hiệp hội Du lịch các tỉnh miền Trung và Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long, Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã kết nối tổ chức chuyến khảo sát du lịch các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long từ 30/7 đến 3/8/2012 cho 20 đại biểu là lãnh đạo doanh nghiệp du lịch các tỉnh Thừa Thiên –Huế, Quảng Trị, Thành phố Đà Nẵng cùng với 10 đại diện là doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh và phóng viên báo chí truyền hình. Trong chương trình khảo sát đoàn đã có buổi tiếp xúc làm việc với Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ, Tiền Giang, lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, Kiên Giang, Trung tâm xúc tiến Du lịch Vĩnh Long…Kết thúc chuyến khảo sát tại TP.Hồ Chí Minh, Hiệp hội đã tổ chức buổi tọa đàm với đoàn và trao đổi thẳng thắn các ý kiến đóng góp nhằm nâng chất lượng các dịch vụ ở địa phương miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Tổ chức khảo sát Yên Bái – Lào Cai – Phú Thọ mà điểm nhấn là sản phẩm “mùa vàng ruộng bậc thang huyền thoại” ở Mù Căng Chải và khảo sát tham quan dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV tại Sapa và ký kết hợp tác với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Cùng tham gia chuyến khảo sát có đại diện Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long, Trung tâm xúc tiến Du lịch tỉnh Vĩnh Long. Trong chuyến khảo sát đoàn đã đến xã La Pán Tẩn nơi xảy ra vụ lỡ đất gây thương vong cho nhiều đồng bào dân tộc, nhân dịp này đoàn đã hỗ trợ cho bà con tiền và hiện vật, cho học sinh trường Tiểu học La Pán Tẩn thuốc y tế và dụng cụ học tập, tổng số tiền là 53 triệu đồng.

- Từ ngày 13/10 – 20/10/2012: lãnh đạo Hiệp hội cùng với một số Giám đốc các công ty lữ hành tham gia chương trình khảo sát và hội thảo phát triển Du lịch các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng nhằm chuẩn bị cho năm du lịch quốc gia Đồng bằng Sông Hồng năm 2013 tại Hải Phòng, chương trình do Tổng cục Du lịch và Vụ Lữ hành tổ chức. Sau chuyến khảo sát, các công ty lữ hành tham gia đã thu hút và tăng lượng khách nhất là Hải Phòng, Hiệp hội cũng có văn bản góp ý sản phẩm các địa phương và một số kiến nghị cụ thể.

- Hiệp hội đã tổ chức chuyến khảo sát sản phẩm mới tại Campuchia “ Cao Nguyên Bokor – biển Shihanouk ville” cho đoàn phóng viên báo chí và truyền hình và một số doanh nghiệp lữ hành chuyến khảo sát do Công ty Du lịch Hòn Ngọc Viễn Đông tài trợ kinh phí tổ chức thực hiện.

- Tham gia đoàn xúc tiến thương mại – du lịch của thành phố do Thành ủy, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố tổ chức tại Myanmar và Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội đã ký kết hợp tác với Hiệp hội Du lịch Myanmar (Tháng 3/2012).

- Tham gia đoàn doanh nghiệp do Công ty Du lịch Lạc Hồng Viễn Du tổ chức khảo sát sản phẩm Du lịch Du Bai (tháng 7/2012), trong chuyến khảo sát Phó chủ tịch Thường trực đã đặc mối quan hệ hợp tác kết nối với Tổng cục Du lịch DuBai tổ chức chuyến khảo sát kết hợp Xúc tiến Du lịch tại DuBai và Abu Dhabi (ngày 8 – 13/4/2013) với sự hợp tác và hỗ trợ vé của Hãng hàng không Emirates (của UAE) đoàn gồm 34 thành viên do Bà Nguyễn Thị Hồng Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố làm trưởng đoàn. Kết quả chuyến khảo sát đã mở ra khả năng hợp tác phát triển du lịch và thương mại giữa Thành phố Hồ Chí Minh với DuBai và các tiều vương quốc Ả Rập thống nhất.

- Chương trình khảo sát Bình Định , Phú Yên: Phối hợp với VietNam Airlines đưa đường bay Sài Gòn – Quy Nhơn vào chương trình kích cầu du lịch nội địa đã được các đơn vị cung ứng dịch vụ tại Bình Định – Phú Yên tích cực hưởng ứng.

- Chương trình khảo sát “Một hành trình, 4 quốc gia” do Công ty Du lịch Hòn Ngọc Viễn Đông tài trợ và tổ chức cho các phóng viên báo chí truyền hình và doanh nghiệp Hội viên tham gia từ 16 đến 19/9/2013, chuyến khảo sát qua 04 nước: Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan đây là chương trình  được thực hiện theo chủ đề: Một hành trình 04 quốc gia trong hội chợ du lịch ITE, chuyến khảo sát có mời lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tham gia.

- Khảo sát du lịch Israel, Jordan: thông qua kết nối của Công ty Tuyền thông Du lịch Việt, Bộ Du lịch Israel mời Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội tham gia đoàn khảo sát với các cơ quan báo chí truyền hình, đoàn khảo sát đã làm việc với Bộ Du lịch Israel để mở ra cơ hội hợp tác phát triển du lịch của đôi bên.

- Nhân dịp lễ hội “Di sản Quảng Nam” lãnh đạo Hiệp hội cùng với doanh nghiệp tham gia dự hội thảo chuyên đề: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và bài học kinh nghiệm từ Quảng Nam do Tổng cục Du lịch tổ chức kết hợp với khảo sát các điểm đến mới tại Quảng Nam.

- Phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam với sự tài trợ của dự án EU và Vietjet Air tổ chức khảo sát du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, đoàn gồm 36 thành viên trong đó có Giám đốc doanh nghiệp, báo chí, truyền hình tham dự hội nghị phát triển sản phẩm Du lịch Hà Giang, trong khuôn khổ Hội nghị , Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ký kết hợp tác với Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Hà Giang (tháng 11/2013)

- Tham gia chương trình khảo sát và tọa đàm “xây dựng tour và phát triển du lịch Biên Hòa, Huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai và ký kết hợp tác và phát triển du lịch giữa Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.

IV.- CÁC HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP VỚI SỞ VĂN HÓA THỂ THAO & DU LỊCH:

Công tác phối hợp với Sở luôn thuận lợi, định kỳ Ban Thường trực có buổi làm việc với Sở. Ngoài việc tạo điều kiện về mặt bằng làm việc, các bộ phận chuyên môn của Sở đều thể hiện tinh thần hợp tác cao, các ý kiến đóng góp của Thường trực Hiệp hội đều được ghi nhận, tiếp thu với thái độ trọng thị của lãnh đạo và chuyên viên các phòng nghiệp vụ của Sở. Sự phối hợp tốt là tiền đề cho mọi thành công các sự kiện lễ hội là môi trường, là cơ hội cho các chi hội tham gia thể hiện được khả năng và đem lại hiệu quả hoạt động của các Chi hội.

1/- Phát triển du lịch đường sông:

- Góp ý đề án phát triển du lịch đường sông.

- Tham gia khảo sát đánh giá, tọa đàm đóng góp ý kiến phát triển du lịch đường sông.

- Thông tin đến các công ty lữ hành hội viên tích cực góp ý cho chương trình phát triển du lịch đường sông, đồng thời xây dựng chương trình tour chào bán cho du khách.

2/- Các chương trình hợp tác với các địa phương:

- Cùng với Sở tham gia chương trình quảng bá hợp tác phát triển sản phẩm Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh.

- Khảo sát và dự tổng kết 5 năm 2006 – 2011 hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang.

- Các đợt sơ kết, tổng kết chương trình hợp tác liên kết “Tam giác, phát triển du lịch” Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Lâm Đồng, sơ kết hợp tác với các tỉnh Tây Nguyên.

- Tham gia chương trỉnh khảo sát 4 tỉnh miền Trung: Các chuyên viên làm việc với các địa phương do Sở chủ trì đều có sự tham gia của thành viên Ban Thường trực và doanh nghiệp hội viên của HTA.

3/- Tham gia các sự kiện lễ hội và quảng bá xúc tiến: Hầu hết các sự kiện lễ hội định kỳ của Sở đều được các chi hội trực thuộc tích cực tham gia như:

- Ngày Hội du lịch Thành phố,  vận động doanh nghiệp và các địa phương tham gia. Trong ngày Hội, đại diện Thường trực tham gia thành viên Hội đồng bình chọn và tôn vinh thương hiệu du lịch.

- Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam

- Lễ Hội trái cây Nam Bộ.

- Hội chợ Du lịch quốc tế ITE.

- Lễ Hội món ngon các nước.

- Chương trình đón khách đầu năm hằng năm: khách thứ ba triệu năm 2010; bốn triệu năm 2013 và có vận động hội viên đóng góp quà tặng cho khách du lịch trong ngày đón khách đầu năm.

4/- Công tác khác:

- Trước khi kiến nghị với Ủy Ban với Tổng Cục đều gửi trước cho Sở. Khi tiếp nhận phản ảnh được tiếp nhận có hướng giải quyết hoặc kiến nghị lên cơ quan cấp trên.

- Tuy nhiên để cho công tác phối hợp giữa Hiệp hội và Sở ngày càng có hiệu quả, cần chặt chẽ và đều tay hơn ở từng bộ phận, nhất là công tác xúc tiến cần tạo điều kiện cho đôi bên được chủ động thì công việc sẽ hiệu quả hơn, các kiến nghị cần được quan tâm giải quyết nhanh hơn đừng để doanh nghiệp phải chờ đợi lâu, khắc phục được điều này tức là xóa được ấn tượng về sự quan liêu trì trệ của cơ quan nhà nước trong suy nghỉ của doanh nghiệp.

- Tham gia góp ý các dự thảo về sản phẩm du lịch, quy hoạch phát triển du lịch từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 về các chương trình lễ hội các sự kiện.

- Tham gia góp ý các kế hoạch xúc tiến của Trung tâm Xúc tiến và của Sở.

V.- CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI TỔNG CỤC DU LỊCH:

Là cơ quan quản lý nhà nước của ngành du lịch Việt Nam, là nơi ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của doanh nghiệp thông qua Hiệp hội. Vì vậy mà công tác xây dựng và vận động chính sách của Hiệp hội , trong đó có những kiến nghị các vấn đề nhằm đảm bảo quyền lợi cho hội viên.

Khi có những vấn đề vướng mắc, Hiệp hội đều liên hệ trực tiếp với các Vụ chuyên môn của Tổng cục Du lịch như vấn đề nhái thương hiệu, vấn đề cấp đổi thẻ hướng dẫn viên, vấn đề tăng giá vé tại các điểm tham quan Vịnh Hạ Long và nhiều địa phương khác, vấn đề visa vv…

Trong các đợt giao ban các tỉnh, báo cáo tổng kết ngành, triển khai các chủ trương mới của Tổng Cục Du lịch đều có sự tham dự của Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

Trong các chương trình khảo sát, các hội thảo phát triển sản phẩm du lịch  của Tổng cục Du lịch đều có thành viên của HTA tham gia khảo sát, xây dựng sản phẩm như khảo sát hành trình di sản Quảng Nam. Hội thảo về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đối với phát triển du lịch. Bài học kinh nghiệm từ Hội An. Chương trình khảo sát và hội thảo phát triển sản phẩm du lịch đông bằng sông Hồng tại Hải Phòng phục vụ cho năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng.

Khảo sát tuyến điểm vùng Đông Bắc.

Khảo sát tuyến điểm Đồng bằng sông Cửu Long hội thảo tại Cần Thơ.

Phối hợp tổ chức thi Hướng dẫn viên giỏi toàn quốc.

Một nội dung quan trọng nữa là trong các đợt triển khai những quy định, những chủ trương mới của ngành của Tổng cục Du lịch đều có sự tham gia của hội viên và lãnh đạo HTA vừa với vai trò vận động vừa thông tin cho hội viên nghiêm chỉnh chấp hành quy định.

VI.- CÔNG TÁC PHỒI HỢP VỚI HIỆP HỘI DU LỊCH VIỆT NAM, HIỆP HỘI LỮ HÀNH VIỆT NAM VÀ HIỆP HỘI KHÁCH SẠN VIỆT NAM:

- Tất cả các vướng mắc của hội viên khi phản ảnh kiến nghị với Tổng Cục Du lịch , HTA đều gửi đến Hiệp hội du lịch Việt Nam .

- Tham gia nhận xét và đề cử hội viên HTA tham gia giải bình chọn Topten hằng năm.

- Các chương trình triển khai về tiết kiệm năng lượng trong hoạt động khách sạn, HTA vận động hội viên tích cục tham gia.

- Hội nghị nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, cơ sở lưu trú.

- Hội thảo chuyên đề của Hiệp hội Việt Nam tổ chức : phát triển sản phẩm, giới thiệu điểm đến mới , thị trường mới đều có thành viên HTA tham dự.

- Tham luận trong hội thảo góp ý bổ sung sửa đổi luật Du lịch về bổ sung chương Hiệp hội Du lịch vào Luật Du lịch – do dự án EU và Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức.

- Phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và dự án EU tổ chức khảo sát 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng - Hội thảo phát triển sản phẩm du lịch tại Hà Giang.

- Thông qua Hiệp hội Du lịch Việt Nam kết nối HTA ký kết hợp tác chương trình kích cầu với Hiệp hội Du lịch Hà Nội và Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế trong khuôn khổ Hội chợ VITM năm 2013 và 2014 . VISTA cũng hỗ trợ nhóm kích cầu thành phố Hồ Chí Minh tham gia gian hàng tại Hội chợ VITM 2014 .

VII.- CÔNG TÁC QUẢNG BÁ XÚC TIẾN DU LỊCH:

1/- Sau nhiều lần gặp gở, làm việc với đầu bếp nổi tiếng thế giới là Martin Yan nhằm mục đích quảng bá du lịch Việt Nam thông qua giới thiệu điểm đến với nét văn hóa Ẩm thực độc đáo của từng vùng miền trên cả nước. Ban Thường trực Hiệp hội đã quyết định chọn nhà đầu tư là Công ty TNHH Dịch vụ và sản phẩm truyền thông Điền Quân để cùng Hiệp hội xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phim tài liệu với tên gọi “Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan – Martin Yan Taste of VietNam” . Giai đoạn 1 gồm 26 tập phim, mỗi tập dài 22-24 phút với 03 phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hoa được đài truyền hình Thành phố (HTV) cho phát sóng hằng tuần vào tối thứ sáu – lúc 20g30.

Hiệp hội Du lịch cùng với Công ty Điền Quân triển khai tiếp 26 tập nhấn mạnh chủ đề biển đảo  với tên: “Khám phá Việt Nam cùng Robert Danhi” đây là nhân vật mới, nổi tiếng tại Mỹ, đã xong tiền kỳ vào ngày 9/6/2014, đã họp công bố để chuẩn bị lên sóng truyền hình vào lúc 21g00 tối thứ sáu hằng tuần trên HTV 7.

2/- Nâng cấp trang web của Hiệp hội và chuyển ngữ tiếng Anh, hiện nay hình thức giao diện và các nội dung được cập nhật hấp dẫn và phong phú, hiện tại hằng ngày số lượng truy cập đã lên trên 10.000 lượt và thứ hạng ngày càng được nâng cao trong các trang web trong nước, đến nay phiên bản tiếng Anh đã cơ bản hoàn thánh và hội viên cũng dần dần quan tâm giới thiệu về doanh nghiệp mình trên trang web và đã có kết quả cụ thể bước đầu.

3/- Tham gia gian hàng trong ngày Hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu hình ảnh và hoạt động của Hiệp hội Du lịch, giới thiệu các Chi Hội trực thuộc; năm 2014 tham gia với chủ đề kích cầu du lịch, nhóm kích cầu du lịch một số đơn vị có chi nhánh tại Hà Nội cũng đã tham gia Hội chợ VITM tại Hà Nội và ký kết hợp tác với nhóm liên minh kích cầu Hà Nội.

4/- Phối hợp với Ban chuyên đề đài truyền hình Thành phố trong chương trình “ Du lịch và cuộc sống”, thường xuyên giới thiệu về các chương trình phát triển sản phẩm về các hoạt động của Hiệp hội Du lịch  liên kết với các địa phương, các hoạt động của các chi hội trực thuộc, giới thiệu chương trình kích cầu du lịch nội địa cả phần quảng bá chung và phần các doanh nghiệp luân phiên tự giới thiệu các tour tuyến tham gia chương trình kích cầu đến công chúng để thu hút khách du lịch.

Ngoài ra Hiệp hội còn hợp tác cung cấp thông tin trên chương trình Năng động Du lịch Việt được phát sóng hằng ngày trên HTV7.

5/- Hoạt động kết nối với CLB Phóng viên Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Hội Nhà báo TPHCM): Đây là tập hợp các phóng viên chuyên theo dõi và nhiều năm gắn bó với du lịch, am hiểu chia sẻ những thăng trầm cùng ngành du lịch. Vì vậy Hiệp hội luôn được sự quan tâm ủng hộ của tập thể CLB trong đó từng phóng viên cũng luôn đồng hành và gắn bó với từng hoạt động cụ thể của Hiệp hội như: Thường xuyên cung cấp thông tin về các sự kiện của Hiệp hội, dự các sinh hoạt tọa đàm của CLB Phóng viên Du lịch TPHCM tổ chức, trong tất cả các chương trình khảo sát du lịch đều có thành viên CLB phóng viên tham gia truyền thông rất hiệu quả.

Hiệp hội cũng đã phối hợp với CLB Phóng viên Du lịch TPHCM tổ chức chương trình khảo sát du lịch nhằm tạo điều kiện cho phóng viên trãi nghiệm thực tế.

Đại diện Hiệp hội là thành viên Ban Giám khảo chấm Giải thưởng Báo chí viết về Du lịch TPHCM được tổ chức định kỳ hằng năm.

6/- Phối hợp với Tạp Chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh:

HIỆP HỘI DU LỊCH TPHCM: BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM KỲ III (2009 – 2014) PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM KỲ IV (2014-2019) - 2

Tạp Chí Du lịch TPHCM vừa là thành viên CLB Phóng viên Du lịch TPHCM (Hội Nhà báo TPHCM), vừa là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch. Tổng Biên tập là thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội Du lịch thành phố. Năm 2010 đã phát động cuộc thi và tuyển chọn được logo cho Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp Chí Du lịch TPHCM có mối quan hệ khắn khích và đồng hành với hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ vừa qua (2009-2014).

VIII.- HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN:

A/- HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN:

1/- Ban kiểm tra: Hoạt động của Ban Kiểm tra luôn theo sát hoạt động của Hiệp hội, cùng với thường trực Hiệp hội định hướng hoạt động Hiệp hội đúng với quy định pháp luật, công tác tổ chức, công tác vận động chính sách các kiến nghị của Hiệp hội đều nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của hội viên và cũng góp phần bổ sung kiến nghị để các quy định của nhà nước thật sự đi vào cuộc sống cụ thể như:

Luật doanh nghiệp và nghị định 43/2010/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, về bổ sung luật du lịch, về quy định tiền ký quỹ của doanh nghiệp lữ hành quốc tế vv…

- Giám sát các hoạt động về quản trị điều hành Văn phòng Hiệp hội, ghi nhận theo dõi tình hình thu chi tài chính.

2/- Ban Tổ chức và phát triển Hội viên:

Trong nhiệm kỳ ngoài vận động trực tiếp Ban cùng với Thường trực Hiệp hội triển khai nhiều chương trình hoạt động có hiệu quả; hiện nay số hội viên mới liên tục đăng ký tham gia HTA.

3/- Ban Nghiên cứu Phát triển Sản phẩm:

Thường xuyên kết nối với các địa phương và phối hợp với Ban chấp hành Chi hội Lữ hành tổ chức khảo sát góp ý cho các địa phương và các điểm đến để nâng cấp sản phẩm và góp phần phát triển sản phẩm mới để các Công ty Lữ hành đưa vào chương trình tour phục vụ khách du lịch. Ngoài ra thành viên Ban Nghiên cứu Phát triển Sản phẩm luôn gắn kết với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. Tham gia chương trình phát triển sản phẩm du lịch đường sông.

4/- Ban Tuyên truyền Quảng bá:

- Gắn với tất cả các sự kiện lễ hội chung của ngành du lịch , tham gia các kỳ hội chợ trong nước.

- Góp phần cũng cố và nâng cấp trang web của HTA.

- Thiết kế Logo của HTA.

- Vận động hỗ trợ công tác thông tin truyền thông của HTA.

5/- Ban Tài chính và tương trợ xã hội:

Trước tình hình khó khăn chung, các thành viên luôn thể hiện trách nhiệm cùng với hội viên HTA hưởng ứng tích cực các chương trình xã hội từ thiện, đồng bào nghèo lũ lụt, mức tham gia của từng năm đều tăng so với năm trước (sẽ có báo cáo riêng từng năm). Tổng số tiền tham gia công tác xã hội từ thiện trong nhiệm kỳ là: 1.518.000.000đ

B/- HỌAT ĐỘNG CỦA CÁC CHI HỘI:

1/- Chi Hội Lữ hành:

Đối diện với nhiều khó khăn thử thách trong kinh doanh, Ban chấp hành Chi hội Lữ hành luôn năng động sáng tạo, thể hiện tinh thần hợp tác và trách nhiệm cao của từng thành viên, cập nhật kết nối thông tin kịp thời báo cáo Ban Thường trực Hiệp hội để phối hợp hỗ trợ giải quyết, nhất là những kiến nghị đến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Phối hợp với Ban Thường trực tổ chức các chương trình khảo sát phát triển sản phẩm ở nhiều địa phương trên cả nước như: Phú Yên, Bình Định, Đaklak, các Tỉnh Tây Bắc, các Tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết các hoạt động của Hiệp hội, của Sở trong kết nối với địa phương đều có thành viên Ban chấp hành Chi hội Lữ hành tích cực tham gia với vai trò chính. Tổ chức tọa đàm đánh giá tính khả thi của điểm đến, góp ý cho địa phương để đầu tư khai thác sản phẩm đặc thù nơi đó. Tham gia các chương trình quảng bá xúc tiến cùng với Hiệp hội với Sở như: DuBai, Nhật, Hàn, Mỹ vv…

- Thực hiện tốt chương trình kích cầu là đầu tàu của hoạt động kích cầu du lịch nội địa trên cả nước, từ giá giảm của hàng không 40% đến 60% cộng với giá giảm dịch vụ từ các địa phương, các công ty lữ hành nhóm kích cầu thuộc Chi Hội Lữ hành đã cho ra giá tour giảm từ 20 – 30%.

- Thường xuyên ghi nhận khó khăn của Hội viên kịp thời phản ảnh đồng thời đề xuất các kiến nghị với cơ quan quản lý ngành nhằm đem lại quyền lợi cho khách du lịch và cho hội viên.

- Tích cực cùng với Thường trực Hiệp hội cập nhật tình hình biển đông giảm khách do Trung quốc gây hắn tạo ra sự bất ổn biển đông và mạnh dạn kiến nghị các giải pháp cấp bách để cùng vượt khó.

- Trực thuộc Chi hội Lữ hành, có CLB Hướng dẫn viên với Ban Chủ nhiệm gồm 04 thành viên phụ trách, sau nhiều lần chấn chỉnh đến nay cũng có một số chuyển biến nhưng chỉ dừng lại ở chương trình đường vào nghề , CLB cũng đã cử người tham gia các cuộc thi Hướng dẫn viên toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng đều đạt giải cao (giải nhất, giải nhì) Chương trình sinh hoạt “Đường vào nghề du lịch” ngày càng được quan tâm và nhân rộng tại nhiều trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (trên 10 trường) – mỗi sinh hoạt chuyên đề của CLB đều tập trung vào những chủ đề có ý nghĩa như: “Chia sẻ - hiệp lực – chung sức vượt khó”,

2/- Chi Hội Khách Sạn:

Chi hội Khách sạn là tổ chức hướng đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp khách sạn, các hội viên cùng nhau xây dựng đội ngũ lao động có năng lực, năng động sáng tạo và tâm huyết với nghề, đem lại sự tăng trưởng mạnh và hiệu quả cao cho ngành du lịch.

Hoạt động của Chi hội Khách sạn trong nhiệm kỳ góp phần đáng kể vào hiệu quả của HTA, các thành viên Chi hội Khách sạn đều thể hiện tinh thần trách nhiệm với Hiêp hội, với ngành . Cụ thể là đồng hành với tất cả các chương trình hoạt động như: Chương trình ấn tượng Việt Nam, một ngày với khách sạn 5 sao, triển khai chương trình chỉ đạo của Tổng Cục Du lịch tại công văn số 951/TCDL ngày 9/12/2009 về việc chỉ đạo các khách sạn không tăng giá phòng năm 2010. Qua các lần Hội chợ ITE Chi hội Khách sạn đều tích cực hưởng ứng trong tổ chức các cuộc hội nghị cấp cao của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo ngành du lịch với các lãnh đạo các quốc gia tham dự.

Hỗ trợ cho Hội Đầu bếp trong nhiều cuộc thi như: Black Book (KS MaJestic), Hỗ trợ cho Hội Bartender tổ chức thi Bartender quốc tế gồm 6 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Khách sạn Rex. Lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh, được Chủ tịch Hội Bartender thế giới đánh giá cao.

Tuyển và cử thí sinh tham gia Hội thi “Lễ tân khách sạn toàn quốc” năm 2010, đều đạt giải cao, nhất, nhì, ba đều thuộc thí sinh ở các khách sạn Rex, khách sạn Continental vv…

Chi hội cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì vậy đã tích cực hưởng ứng các chương trình hội nghị nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh cơ sở lưu trú, chương trình hướng dẫn thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN (MRA-TP). Hệ thống VTOS mới do dự án EU xây dựng và triển khai.

Ngoài ra chi hội còn quan tâm, tập hợp tình hình khó khăn trong kinh doanh của hội viên như về việc cấm dừng, cấm đậu đã trở ngại khi khách đến khách sạn, về tình hình an ninh trật tự dực dọc làm ảnh hưởng đến khách, đều được chi hội khách sạn phản ảnh và cùng với Hiệp hội kiến nghị tháo gỡ khó khăn.

Cùng với Hiệp hội và các Chi hội Lữ hành, Đầu Bếp, Bartender vv… tham gia vận động hưởng ứng các chương trình xã hội từ thiện hằng năm đặc biệt là chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”  năm 2013 đã đạt kết quả tốt.

Tích cực tài trợ cho các sự kiện của Hiệp hội dưới nhiều hình thức như hỗ trợ hội trường, cung cấp giá dịch vụ ưu đải cho Hiệp hội vv… tài trợ đón tiếp các đoàn Famtrip do Hiệp hội tổ chức cho các địa phương trên cả nước, các đoàn khách quốc tế vv… tham gia từ thiện tết tây 200 triệu đồng (năm 2010).

Các thành viên Chi hội Khách sạn luôn đồng hành cùng mọi hoạt động của Hiệp hội như:

Khách sạn  Rex , Khách sạn Viễn Đông , Continental , KS Majestic , Khách sạn Caravelle , Khách sạn Oscar , Khách sạn Hương Sen , Khách sạn Grand , Khách sạn Kim Đô , Khách sạn Victory , Khách sạn Equatorial  v.v..

HIỆP HỘI DU LỊCH TPHCM: BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM KỲ III (2009 – 2014) PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM KỲ IV (2014-2019) - 3

Kỷ lục Nhiều món cuốn nhất Việt Nam, do Chi Hội Đầu bếp TPHCM tổ chức tại Liên hoan Ẩm thực Món ngon các nước, tại Công viên 23.9, Q1, TPHCM,  tháng 12. 2012

3/- Chi Hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Sài gòn  : Tập hợp nhiều thế hệ đầu bếp từ những bậc lão thành đến lớp bếp trẻ. Vì vậy hoạt động của Chi hội thể hiện rất rõ lòng yêu nghề , sự nối tiếp của các thế hệ, tạo được sự đoàn kết gắn bó nên mọi hoạt động về nghề bếp đều đạt hiệu quả cao, đồng thời tạo được nhiều hoạt động hết sức phong phú và thiết thực như:

+ Tổ chức hàng chục hội thảo chuyên đề : “ Cách nhận dạng và sử dụng thịt bò Hoa Kỳ “ ;  “Cách nhận dạng , pha lóc và chế biến thịt bò ; thịt cừu Úc “ ; “ Phân loại và chế biến khoai tây Hoa Kỳ “ ; “Việc sử dụng trứng, gia cầm Hoa kỳ” và nhiều cuộc hội thảo về kiến thức sử dụng bơ sữa, nguyên liệu làm bánh và cập nhập thông tin việc ứng dụng gia vị, thực phẩm,…

+ Tổ chức 10 chuyến tham quan học tập. Trong đó có các chuyến ra nước ngoài :

Ÿ Cử 2  thành viên tham gia triển lãm bánh tại Tokyo - Nhật Bản (2012)

Ÿ Phối hợp với ABC huấn luyện và cử thí sinh tham gia cuộc thi bánh tại Tokyo – Nhật Bản - 2013 (không được giải).

Ÿ Tham dự Hội chợ Du lịch Food & Hotel tại Thái Lan vào tháng 9/2013 để nghiên cứu học tập thi ẩm thực và giao lưu quốc tế .

Ÿ Cử 12 thành viên tham dự “ Lễ hội Ẩm thực Đường phố thế giới “ lần đầu tiên tổ chức ở Singapore vào tháng 04/2013.

Ÿ Cử 2 thành viên tham dự Lễ hội Ẩm thực Châu Á tại Hàn Quốc.

+ Sự kiện xác lập 10 Kỷ lục Ẩm thực Việt Nam :

Trong các kỳ Lễ hội Món ngon các nước, tập thể Chi hội Đầu bếp đều tìm tòi sáng tạo để hằng năm đều xác lập kỷ lục quốc gia nhằm tạo tiếng vang quảng bá ẩm thực Việt Nam :

- Năm 2006 Kỷ lục Gỏi cuốn dài 104m

- Năm 2007 Kỷ lục cây xiên thịt nướng dài 10m

- Năm 2009 Kỷ lục Xôi chiên phồng đường kính 60 cm

- Năm 2010 hai Kỷ lục Bánh xèo to ngon nhất Việt Nam đường kính 1,4 m

  và Kỷ lục: 100 đầu bếp thi Cuốn gỏi: nhanh đẹp.

- Năm 2011 Kỷ lục cuộc thi có nhiều món gỏi nhất (105 món gỏi) .

- Năm 2012 Lập 2 kỷ lục :

Biểu diễn 40 món cuốn 3 miền Bắc , Trung , Nam ; 

Kỷ lục cuộc thi điêu khắc lồng đèn lớn nhất Việt Nam ( 100 lồng đèn  dưa hấu )

- Năm 2013 tại Công viên 23/9 đã xác lập 2 kỷ lục :

1- Liên hoan ẩm thực 50 món nước truyền thống Việt Nam

2- Tứ bình Mai , Lan , Cúc, Trúc điêu khắc bằng rau củ quả lớn nhất Việt Nam

+ Tham gia Hội thi trong nước :

- Câu lạc bộ Bếp trẻ thi Ẩm thực chay tại Nhà Văn hóa T.Niên đạt 3 giải: vàng, bạc , đồng .

- Trong khuôn khổ triển lãm Food & Hotel 2013 , các Câu lạc bộ tham gia cuộc thi “ Đầu bếp tài năng “ với Ban Giám khảo và Ban Tổ chức là Hội Đầu bếp thế giới (WACS) .Kết quả đạt:  10 huy chương vàng, 23 huy chương bạc và 47 huy chương đồng .

- Cử đoàn 3 thí sinh tham gia cuộc thi đấu ẩm thực tại Thái Lan đạt huy chương bạc.

- Tham gia Ban Giám Khảo và huy động hội viên tham gia cuộc thi Chiếc thìa vàng.

+ Đào tạo :

Đào tạo 09 lớp kiến thức khả năng thực  hành cấp chứng chỉ Đầu bếp Chuyên nghiệp cho 200 hội viên. Bộ phận giảng huấn đều là chuyên gia giỏi từ 20-30 năm kinh nghiệm và có trình độ đại học trở lên .

Ngoài ra từng Câu Lạc Bộ chi Hội Đầu bếp đều thường xuyên tổ chức những chuyên đề sinh hoạt chế biến , trang trí món ăn rất sáng tạo và phong phú.

+ Hoạt động xã hội :

Bằng nghề nghiệp của mình Chi Hội Đầu bếp đã vận động được tài trợ mở lớp dạy nấu ăn miễn phí cho phụ nữ nghèo vùng xa thị trấn Tân Hòa , Gò Công , giúp phụ nữ có nghề mưu sinh                  ( thoát nghèo )

Chương trình “Sinh viên - Hương vị quê” : dạy Kỹ năng mềm cho sinh viên , do công ty Tài ký tài trợ, tính đến nay đã dạy cho 2 trường với 200 sinh viên tham dự.

Ngoài ra chi Hội còn hướng về những hoàn cảnh khó khăn ở Bình Phước , Bến Tre , Củ Chi … số tiền 40 triệu đồng .

Nhân dịp Đại hội nhiệm kỳ 5 Chi hội Đầu bếp thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, đã tổ chức lễ vinh danh cho 8 đầu bếp lão thành đã có nhiều đóng góp cho việc phát huy và truyền thụ nghề bếp. Trước đó CLB Đầu bếp Hoa cũng đã tổ chức lễ chúc thọ tập thể cho các bậc tiền bối đã nghỉ hưu có thời gian hành nghề bếp trên 30 năm.

Để đáp ứng nhu cầu hoạt động hội, BCH đã vận động hợp tác thành lập được “Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Đầu Bếp Sài Gòn.

4/- Chi hội Pha chế thức uống ( Bartender)

HIỆP HỘI DU LỊCH TPHCM: BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM KỲ III (2009 – 2014) PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM KỲ IV (2014-2019) - 4

Ông Trần Hùng Việt – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM (bìa trái) trao giải thưởng tại Cuộc thi Bartender Quốc tế, tổ chức tại Khách sạn Rex, năm 2012

Đây là hoạt động của một tổ chức , gồm những thành viên trẻ trung , năng động nhiệt tình và có lòng đam mê nghề nghiệp cháy bổng, hoạt động của Chi hội ngày càng phong phú và khởi sắc bởi nhu cầu về phục vụ thức uống dạng pha chế ngày càng được ưa thích với đặc điểm nghề nghiệp các Hội viên luôn thể hiện được bản lĩnh trong các kỳ thi quốc tế và trong nước, trình diễn được các kỹ xảo , đẹp mắt , sáng tạo và hội nhập được với quốc tế trong lĩnh vực pha chế thức uống, các hoạt động cụ thể của Chi hội như:

- Kết hợp với Tổng Công ty Du lịch Sài gòn tổ chức cuộc thi Cup Bartender Saigontourist năm 2009 và với Diageo tổ chức cuộc thi Cup Bartender Hà nội năm 2009

- Hằng năm đều tham gia cuộc thi quốc tế : “ Hong Kong Bartender Contest tại Hong Kong đạt giải nhì năm 2011 và cuộc thi Taiwan Golden Cup 2009 tại Cao Hùng - Đài Loan  và năm 2011 đạt giải nhì ; cuộc thi Bartender Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore .

- Ngày 9/08/2009 Hội Bartender Sài gòn được vinh dự kết nạp là hội viên chính thức của Hội Bartender Thế giới ( IBA)

- Ngày 22-27/11/2010 lần đầu tiên đoàn Việt nam tham dự cuộc thi Bartender toàn cầu với 55 quốc gia đại diện 5 châu với 2 thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Trang ( Khách sạn Rex) thi pha chế classic cocktail với chủ đề Grenn Field đạt thứ hạng 13/55 và một thí sinh đạt thứ hạng 32/55 ( Phan Hoàng Nhân – Khách sạn…. )

- Năm 2012 tổ chức cuộc thi bartender quốc tế lần đầu tiên tại Việt nam – Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của 06 quốc gia và vùng lãnh thổ cuộc thi với sự hướng dẫn chuyên môn và giám khảo quốc tế của Hội Bartender  thế giới và sự tài trợ của Saigontourist diễn ra thành công và được Hội Bartender thế giới đánh giá cao .

5/- Chi hội Chuyên gia rượu vang ( Sommelier )

Đây là tập hợp những chuyên gia thuộc lĩnh vực rượu vang với các hoạt động khá phong phú và chuyên sâu vào chuyên ngành đặc thù và không thể thiếu trong nhà hàng - khách sạn. Năm 2011 Chi hội Sommelier được thành lập (trước đó hoạt động gắn với Hội Bartender và Sommelier)

Tổ chức cuộc thi người phục vụ rượu giỏi nhất Việt Nam 2011, sinh hoạt chuyên đề vào mỗi sáng thứ 7 của tuần cuối tháng, ôn tập cho hội viên tham gia các kỳ thi trong nước và quốc tế Asean Best Sommelier, cử thí sinh đạt giải VN Best Sommelier tham gia thi Sommelier thế giới tại Nhật từ 25 – 30/3/2013 cùng cơ quan Xúc tiến Thương mại Ý tổ chức đào tạo về Vang Tuscany Ý và Vang Ý với món ăn Việt Nam (17 – 22/6/2013).

Hằng tháng đều có tổ chức họp mặt và nếm thử rượu vang luân phiên tại các khách sạn – nhà hàng.

Ngoài ra Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội chuyên gia rượu vang tham gia Ban giám khảo cuộc thi chuyên gia phục vụ rượu vang quốc tế tại Singapore 15 – 17/1/2013).

6/- Chi hội Đào tạo  du lịch :

Thành viên của Chi hội gồm các Khoa du lịch thuộc các trường đại học , trường cao đẳng và trung cấp nghề du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh và đội ngũ thầy giáo đào tạo về du lịch ; hoạt động của Hội đào tạo đang dần dần đi vào cụ thể và hướng đến hiệu quả thiết thực .

Định kỳ tổ chức Hội nghị về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch ; tổ chức những hội thảo chuyên đề về du lịch cộng đồng, giải pháp phát triển bền vững “ Phát triển du lịch cộng đồng”.

Tổ chức Hội thảo quốc tế của Đồng bằng Sông Cửu Long tại Bến Tre với chủ đề : “ Du lịch bền vững và cuộc chiến chống đói nghèo “ nhắm đến nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch của Đồng bằng Sông Cửu Long với sự tham  gia của trường đại học La Réunion Paul , Orléans của Pháp , đại học Quebec Canada .

Hội thảo về hợp tác phát triển du lịch biển đảo.

Chi hội cũng đã phối hợp với các trường và các địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ như : nghiệp vụ thuyết minh tại Bình Thuận , Tiền Giang ; kỹ năng giao tiếp tại Bình Phước , Tiền Giang , An Giang ; nghiệp vụ Khách sạn phòng , bàn : An Giang , Kiên Giang , Bình Thuận .

Tham gia gian hàng trong Ngày hội Du lịch : tổ chức Hội thi thuyết minh chủ đề “ Thành phố du lịch tôi yêu “

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hướng dẫn viên tham gia Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi và toàn quốc

Tham gia Ban Giám khảo các cuộc thi nghiệp vụ Khách sạn , nhà hàng , Hướng dẫn viên giỏi của thành phố

Tham gia đóng góp vào các đề tài nghiên cứu phát triển du lịch của Thành phố và các tỉnh lân cận .

Tham gia các chương trình triển khai về hướng tới sự thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong sử dụng nguồn nhân lực du lịch tại các nước thuộc khu vực , chương trình du lịch có trách nhiệm với môi trường thiên nhiên và xã hội theo triển khai của dự án EU.

IX.- HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU – HỢP TÁC QUỐC TẾ :

Đây là hoạt động luôn được các Chi hội quan tâm , gầy dựng cho trước mắt và  cho lâu dài; giao lưu hợp tác để quảng bá , để học hỏi, để phát triển và hội nhập bình đẳng với khu vực và quốc tế ; Ngoài mối quan hệ kết nối từ Ban Thường trực , Ban Chấp hành , từng Chi hội đều chú trọng khai thác để biến thành một trong những lợi thế của hoạt động Chi hội mình nhằm nâng cao năng lực phát triển giao lưu quốc tế, một số hoạt động như:

- Kết nối với ngành du lịch tỉnh Champassak ký kết hợp tác (2009-2014)

- Làm việc về phát triển du lịch Việt Nam và Kampuchia  với Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Kampuchia ( Ông Kim Eng )

- Tiếp làm việc với lãnh sự quán Hàn quốc cùng với một số doanh nghiệp  Hàn quốc về du lịch chữa bệnh và thẩm mỹ ; thông tin về chính sách visa Hàn quốc .

- Ký kết hợp tác với Hiệp hội Du lịch Myanmar (2013 – 2017)

- Kết nối với các tổ chức đào tạo quốc tế phối hợp với các Chi hội đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch .

- Làm việc với viện “ Centre Mondial d’Excellence de Destination “ của Canada trao đổi vấn đề hỗ trợ xây dựng thương hiệu du lịch thành phố .

- Làm việc với thương vụ Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển thị trường du lịch và hàng không giữa Hoa Kỳ và Việt Nam .

- Hợp tác với Hàng không quốc tế Emirates trong việc tổ chức các chuyến famtrip

- Làm việc với Cục xúc tiến du lịch Hàn quốc về việc hợp tác phát triển khách du lịch hai chiều Việt Nam – Hàn quốc .

- Làm việc với đại diện tỉnh Gyeongsangnam do ông Yan Eun Ju giới thiệu điểm đến mới của Hàn Quốc nét văn hóa độc đáo của tỉnh Gyeongsangnam.

- Ngoài ra các đơn vị thành viên đều có nhiều chương trình hợp tác phù hợp với hoạt động chuyên môn của đơn vị và đã đem lại hiệu quả thiết thực như: Chi hội đầu bếp là thành viên của Hội Đầu bếp Thế giới , Chi hội Bartender là thành viên của Hội Bartender Thế giới , Chi hội Lữ hành, Chi hội Khách sạn, Chi hội Đào tạo,  Chi hội Sommelier.

PHẦN II.- PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ (NĂM 2014-2019)

Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội là nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội một cách toàn diện trong đó cần cụ thể nhóm công việc đó là nâng cao năng lực quản trị và định hướng chiến lược, năng lực phục vụ và hỗ trợ hội viên, năng lực xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp trong đó có sự vận hành và phối hợp đều tay giữa các Chi hội trực thuộc, giải pháp xây dựng năng lực tài chính để đảm bảo sự phát triển bền vững của Hiệp hội và năng lực vận động chính sách góp phần tạo hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp. Với những mục tiêu đó, với bối cảnh thực tế về tình hình bất ổn tại biển đông, lượng khách quốc tế vào Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh đang bị sụt giảm, nhất là thị trường nói tiếng Hoa và đang lang sang nhiều thị trường khác.

Mặc dù được sự quan tâm kịp thời của Bộ Văn hóa Thể thao & D lịch, Tổng cục Du lịch đang có những giải pháp cấp bách nhằm từng bước phục hồi lượng khách quốc tế vào, tuy nhiên chúng ta cần xác định chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, đòi hỏi từng doanh nghiệp hội viên xác định trách nhiệm đồng hành cùng hội viên trong nhiệm kỳ tới bằng những định hướng và chượng trình hoạt động cụ thể.

I.- VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI:

1/- Căn cứ vào quy chế làm việc của Ban Thường trực, Ban chấp hành và các Chi hội trực  thuộc, thường xuyên triển khai công việc và định kỳ hằng năm có sự đánh giá về áp dụng quy chế của Ban Kiểm tra.

Duy trì Hội nghị tổng kết hằng năm và triển khai phương hướng hoạt động cho năm sau.

Trên cơ sở phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ, xây dựng kế hoạch hành động theo từng năm, 6 tháng của Hiệp hội và các Chi hội trực thuộc triển khai kế hoạch hoạt động.

2/- Kiện toàn lại tổ chức bộ máy Văn phòng làm việc của Hiệp hội.

- Tạo điều kiện và chính sách cho nhân viên gắn bó với công việc của Hiệp hội…

- Xây dựng quy trình kết nạp hội viên, phát hành giấy chứng nhận và thẻ Hội viên.

3/- Định hướng chiến lược:

- Nâng cao năng lực am hiểu về pháp luật, nắm vững các quy định của ngành cho nhân sự làm công tác Hiệp hội.

- Góp phần điều chỉnh bổ sung luật du lịch, đưa những quy định về hoạt động Hiệp hội Du lịch vào Luật du lịch.

- Tranh thủ các chương trình hỗ trợ của nhà nước, của các tổ chức hỗ trợ, tài trợ nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho Hiệp hội.

- Định hướng đào tạo nguồn nhân lực.

- Triển khai bộ công cụ tự đánh giá, chẩn đoán nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng cung tấp thông tin và hỗ trợ cho hội viên (Bộ công cụ này đang được xây dựng bởi VCCI và các chuyên gia về Hiệp hội trong nước và quốc tế do quỹ Châu Á quản lý với sự tài trợ của Bộ ngoại giao và thương mại Úc) đang hoàn chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam (Thường trực Hiệp hội có tham gia vào góp ý) và sẽ đưa vào áp dụng.

- Nghiên cứu thực tế xây dựng định hướng chiến lược cho hoạt động của Hiệp hội từ nay đến cuối nhiệm kỳ và định hướng đến năm 2030 (theo quy hoạch phát triển du lịch thành phố).

4/- Cùng với Chi hội Lữ hành, Chi hội Đào tạo Du lịch đẩy mạnh hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của Câu lạc bộ Hướng dẫn viên du lịch, quan tâm đến những khó khăn thuận lợi trong hoạt động nghề nghiệp, định kỳ tổ chức sinh hoạt, khơi dậy lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho Hướng dẫn viên.

5/- Nâng cao năng lực xây dựng và phát triển hội viên: Trên cơ sở lợi thế về phát triển du lịch đường sông trong nhiệm kỳ chú ý phát triển tập hợp Hội viên là các doanh nghiệp đầu tư vận chuyển đường thủy, thành lập Chi hội vận chuyển khách du lịch đường thủy.

II.- HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ HỘI VIÊN:

1/- Hỗ trợ phản ánh kiến nghị những khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp.

- Vấn đề thương hiệu bị nhái, bị xâm phạm tiếp tục kiến nghị sửa đổi bổ sung vào luật doanh nghiệp cho phù hợp với thông lệ quốc tế .

- Tiếp tục kiến nghị về lãi suất tiền ký quỹ của doanh nghiệp Lữ hành quốc tế.

- Nắm rõ tình hình khó khăn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để kiến nghị tháo gỡ.

2/- Chương trình kích cầu du lịch:

Nội địa: Đây là chương trình được triển khai hằng năm, trên cơ sở Thường trực Hiệp hội kết nối với Hãng hàng không VietNam Airlines và VietJet Air và phối hợp với địa phương để có chương trình tour với giá tốt và đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Hướng tới triển khai kích cầu đường bộ kết nối hợp tác với ngành đường sắt.

Mở rộng kết nối với tất cả các địa phương đồng hành cùng chương trình. Triển khai các giải pháp cấp bách thực hiện chủ trương kích cầu inbound với sức lan tỏa và là địa phương khởi xướng ra chương trình kích cầu của ngành du lịch, thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ vai trò đầu tàu trong cả nước.

3/- Hỗ trợ cho các Chi hội trực thuộc:

- Kiên trì tìm mặt bằng để tạo điều kiện cho Chi hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn , Chi hội Bartender phát huy khả năng bồi dưỡng nâng cao tay nghề - phát triển tài chính và hỗ trợ cho nhiều đầu bếp nay đã già yếu khó khăn và bệnh tật.

- Tạo điều kiện cho Hội Bartender triển khai chương trình biểu diễn định kỳ phục vụ khách tham quan;

III.- HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM :

1/- Hợp tác với địa phương :

+ Triển khai chương trình ký kết hợp tác với các địa phương đã ký , đồng thời mở rộng việc hợp tác với tất cả các địa phương trên cả nước  và tổng kết chương trình hợp tác.

+ Sẵn sàng hỗ trợ các Hiệp hội bạn còn khó khăn về tổ chức một số nội dung hoạt động , về nguồn nhân lực .

+ Phối hợp với các địa phương khảo sát các điểm đến , tư vấn để xây dựng sản phẩm đặc thù của từng địa phương , hướng tới khai thác tiềm năng phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường.

+ Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho địa phương ( thông qua Hội Đào tạo)

+ Mời các địa phương tham gia các chương trình tọa đàm , Hội nghị , Hội thảo về phát triển du lịch và ngược lại .

+ Mời Hiệp hội các địa phương cùng Hiệp hội thành phố Hồ Chí Minh tham gia các chương trình Famtrip trong nước và quốc tế , các chương trình quảng bá xúc tiến .

+ Tham gia các sự kiện , lễ hội của cả hai địa phương .

+ Phối hợp với một số địa phương để mời các đoàn Famtrip quốc tế  vào để giới thiệu điểm đến cho khách inbound.

2/- Sản phẩm:

+ Tiếp tục triển khai việc xây dựng và phát triển du lịch đường sông : trước nhất là đường nội đô; hướng đến kết nối liên tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Đồng bằng Sông Cửu Long – Campuchia

+ Tham gia vào ban biên soạn và thẩm định bộ thuyết minh tuyến du lịch đường sông của thành phố Hồ Chí Minh.

+ Kết nối phát triển sản phẩm mới để các Công ty Lữ hành thành phố Hồ Chí Minh luôn có sản phẩm mới để phục vụ du khách.

+ Hưởng ứng năm du lịch quốc gia hằng năm , chú trọng phát triển sản phẩm của địa phương tổ chức năm du lịch quốc gia .

+ Sản phẩm du lịch biển đảo cũng cần được đầu tư khai thác phục vụ du khách .

IV.- HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ :

1/- Liên hệ với lãnh sự quán các nước – trước mắt là lãnh sự quán các nước trong khu vực thực hiện chương trình giao lưu văn hóa ẩm thực Việt Nam với các nước (Kết nối với Chi hội Đầu bếp).

2/- Kết nối với Hiệp hội một số thị trường mới nhằm thúc đẩy trao đổi mời Famtrip hướng đến phát triển thu hút khách inbound như Ấn độ, Úc …

3/- Tiếp tục triển khai nội dung ký kết hợp tác với Lào và Myanmar , mời Famtrip Hiệp hội Du lịch Myanmar, triển khai các nội dung ký kết. đồng thời tổng kết chương trình đã ký kết hợp tác.

4/- Mở rộng quan hệ với các Hãng hàng không quốc tế có văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.

5/- Hỗ trợ cho các Chi hội thành viên như : Chi Hội Đầu bếp , Chi Hội Pha chế rượu ( Bartender ), Chi Hội Chuyên gia rượu vàng , Chi Hội Đào tạo trong các chương trình giao lưu hợp tác quốc tế của từng Chi hội có chương trình kế hoạch từng năm cụ thể các sự kiện , các kỳ thi quốc tế , các chương trình giao lưu v.v…

V.- CÔNG TÁC QUẢNG BÁ XÚC TIẾN:

1/- Tham gia công tác quảng bá xúc tiến của Sở và của ngành .

2/- Phối hợp thường xuyên với Câu lạc bộ Phóng viên du lịch , tổ chức các chương trình Hội thảo chuyên đề , tham gia Ban Giám Khảo chấm các bài báo viết về du lịch ,… phối hợp với Tạp chí du lịch trong tất cả các hoạt động của Hiệp hội.

3/- Tiếp tục hợp tác với Ban Chuyên đề đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh , thông tin về hoạt động Hiệp hội , giới thiệu điểm đến mới , giới thiệu chương trình kích cầu nội địa .

4/- Chú ý nâng cấp phiên bản tiếng Việt và cả tiếng Anh của website HTA, để nâng dần thứ hạng về số lượt truy cập , phát triển dịch vụ quảng bá , giới thiệu của các doanh nghiệp trên trang web.

5/- Triển khai thực hiện trang web ẩm thực .

6/- Đầu tư trang web cẩm nang du lịch.

7/- In lại ấn phẩm của Hiệp hội ( cả tiếng Anh và tiếng Việt )

VI.- PHỐI HỢP VỚI SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TP.HỒ CHÍ MINH :

Để cho mọi hoạt động của Sở và của Hiệp hội được thuận lợi và đạt hiệu quả cao ; thì công tác phối hợp giữa đôi bên cần phải chặt chẽ và đều tay với tinh thần trách nhiệm cao vì lợi ích của ngành .

1/- Tham gia đầy đủ tất cả các sự kiện du lịch do Sở chủ trì và tổ chức theo kế hoạch hằng năm .

2/- Cùng với Sở khai thác phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.

3/- Kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắt của doanh nghiệp hội viên phản ảnh  kiến nghị với Sở , Ủy Ban và cơ quan quản lý ngành để giải quyết .

4/- Phối hợp trong các chương trình hợp tác với địa phương , khảo sát , quảng bá du lịch .

5/- Phối hợp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch .

6/- Phối hợp tổ chức các kỳ thi Hướng dẫn viên giỏi , lễ tân khách sạn , phục vụ buồng bàn.

7/- Phối hợp triển khai những giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do khách quan như : Tình hình biển đông ảnh hưởng khách giảm .

8/- Ký ghi nhớ thỏa thuận hợp tác giữa Sở và Hiệp hội trên cơ sở dự thảo mà đôi bên đã nhất trí thông qua.

9/- Đóng góp vào các dự thảo qui định của ngành .

VII.- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN:

Trong phần phương hướng nhiệm kỳ. Ban thường trực chỉ nêu phần định hướng, phần phương hướng của từng đơn vị trực thuộc sẽ thể hiện một cách đầy đủ và cụ thể trong phương hướng hoạt động của từng Chi Hội.

1/- Chi Hội Lữ hành:

+ Phát huy thế mạnh liên kết hợp tác với địa phương để không ngừng phát triển sản phẩm mới và làm mới sản phẩm để phục vụ khách quốc tế và nội địa.

+ Hướng tới một số thị trường mới để thu hút khách inbound

+ Tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa hằng năm.

+ Tham gia các sự kiện lễ hội, quảng bá du lịch.

+ Chú trọng nâng chất lượng và hướng hoạt động câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch ngày càng có hiệu quả thiết thực.

2/- Chi hội Khách sạn:

+ Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Phát triển hội viên – Thành lập Câu lạc bộ khách sạn 3 sao.

+ Phối hợp hỗ trợ các địa phương ký kết hợp tác với Hiệp hội và bồi dưỡng nguồn nhân lực trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý khách sạn.

+ Ghi nhận những khó khăn trong hoạt động của hội viên để phản ảnh và kiến nghị.

+ Hỗ trợ cho các Chi hội bạn trong hoạt động chuyên môn.

+ Phối hợp với Chi hội Lữ hành, Đầu bếp Đào tạo.

3/- Chi hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn:

+ Tham gia các sự kiện của ngành tiếp tục xác lập kỷ lục quốc gia.

+ Duy trì tham gia các kỳ thi quốc tế và phấn đấu đạt thứ hạng ngày càng cao.

+ Xây dựng kế hoạch và chương trình giao lưu văn hóa ẩm thực với các nước thuộc khu vực (thông qua Tổng lãnh sự quán).

+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các Chi hội khác trong Hiệp hội.

+ Phối hợp với các địa phương thực hiện các chương trình quảng bá ẩm thực.

+ Tham gia nội dung trang Web ẩm thực.

4/- Chi hội Bartender:

+ Tham gia nội dung trang web ẩm thực phần pha chế thức uống (nhấn mạnh thức uống truyền thống Việt Nam).

+ Duy trì kỳ thi quốc tế và phấn đấu tăng thứ hạng.

+ Xây dựng kế hoạch biểu diễn định kỳ trước công chúng.

5/- Chi hội Sommelier:

+ Duy trì các buổi giao lưu định kỳ hằng tháng.

+ Tổ chức tốt kỳ thi người phục vụ rượu vang giỏi nhất Việt Nam hằng năm.

+ Tham gia các kỳ thi quốc tế.

6/- Chi hội Đào tạo:

+ Tập trung triển khai chương trình thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong khối Asean.

+ Phối hợp hỗ trợ cho địa phương đã liên kết hợp tác với Hiệp hội Du lịch.

+ Phối hợp với các Chi hội trong Hiệp hội để đào tạo nguồn nhân lực và phối hợp thực hành, thực tập, báo cáo ngoại khóa vv…

VIII.- KIẾN NGHỊ :

- Có văn bản kiến nghị Quốc hội sớm có soạn thảo và ban hành Luật Hiệp hội ; vì trong điều kiện gia nhập WTO thì vai trò của Hiệp hội là vô cùng quan trọng , vì vậy để vai trò của Hiệp hội được nhìn nhận đúng mức cần xây dựng những Hiệp hội chuyên ngành có đủ năng lực phát triển sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp và bổ sung Luật Du lịch về Hiệp hội Du lịch , có một chương về Hiệp hội trong Luật Du lịch .

- Bổ sung, sửa đổi Luật Doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế , đặc biệt chú trọng vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

- Kiến nghị miễn thuế đất (phần sân vườn trong các khu resort) tạo điều kiện giảm áp lực thuế đất cho nhà đầu tư, khu du lịch nghỉ dưỡng.

- Kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố tạo điều kiện cho Hiệp hội thuê mặt bằng do nhà nước quản lý để vừa làm trụ sở Văn phòng Hiệp hội, vừa làm nơi sinh hoạt chuyên môn cho Chi hội Đầu bếp, Chi hội Bartender, cho Câu lạc bộ Hướng dẫn viên du lịch có các chương trình báo cáo thực tế giao lưu trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp vv…

- Tiếp tục kiến nghị các vấn đề mà Hiệp hội đã có kiến nghị trong nhiệm kỳ qua nhưng chưa được giải quyết như: vấn đề cấm niêm yết giá ngoại tệ, vấn đề lãi suất tiền ký quỹ, vấn đề cấp đổi thẻ hướng dẫn viên vv…

- Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu xe chuyên dùng chở khách du lịch (hiện nay nhà nước thu thuế 100%).

- Kiến nghị tăng thời gian visa ở thị trường Nga và thị trường Nhật lên 01 tháng thay gì 15 ngày như hiện nay và kiến nghị miễn thị thực vi sa cho một số thị trường đã có văn bản.

Nguồn: Hiệp hội Du lịch TPHCM

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT