Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trong sự phát triển của làng nghề gốm, sự đóng góp công sức của phụ nữ là rất lớn. Đối với các mẹ, các chị đó không chỉ là công việc để mưu sinh mà còn là sự kế thừa đầy trách nhiệm, tâm huyết đối với nghề truyền thống.

Ngày 12/5/2023, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã chính thức khai mạc và mở cửa đón khách đến tham quan và thưởng lãm chuyên đề “Tiếng nói của Đất”.

Triển lãm “Tiếng nói của đất” hay tiếng nói của những người phụ nữ với những nỗ lực gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc trong xã hội hiện đại ngày nay. Họ là những tấm gương điển hình vượt khó khăn để gắn bó với nghề gốm, giúp chúng ta hiểu được giá trị sản phẩm cũng như đồng cảm với những tâm tư, niềm đam mê của người phụ nữ khi lưu giữ làng nghề truyền thống.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 1

Nghi thức cắt băng khai mạc Triển lãm chuyên đề “Tiếng nói của Đất” sáng ngày 12/5.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 2

Sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 3

Tại không gian triển lãm, du khách được nghe giới thiệu về quá trình hình thành các làng nghề làm gốm truyền thống tiêu biểu.

Sự kiện nhằm giới thiệu đến công chúng về nghề làm gốm truyền thống của người Việt ở Lái Thiêu – Bình Dương, làng gốm Phnôm Pi của đồng bào Khmer ở ấp An Thuận, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang và làng gốm truyền thống Bàu Trúc của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận.

Đây là những nơi tạo ra sản phẩm và cũng là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật được truyền từ đời này sang đời khác với những sản phẩm có bản sắc riêng, tiêu biểu và độc đáo.`

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 4

Bà Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc bảo Phụ nữ Nam bộ.

Chia sẻ tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc bảo tàng bày tỏ, với mong muốn làm sống lại các chặng đường phát triển của các làng nghề gốm Nam Bộ đồng thời tôn vinh những người phụ nữ với óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, đã gửi gắm tâm huyết tình cảm của mình nhằm đem đến cho đời những sản phẩm gốm độc đáo đáp ứng được nhu cầu vật chất lẫn tinh thần cho công chúng.

Sự ẩn chứa tâm hồn của con người qua các sản phẩm từ đất, là những cung bậc cảm xúc mà Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ muốn mang đến cho người xem, đồng thời mang thông điệp quảng bá, bảo tồn các làng nghề gốm truyền thống, tôn vinh vẻ đẹp bình dị, mộc mạc trong lao động hàng ngày của người phụ nữ Việt Nam, Giám đốc bảo tàng cho biết.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 5

Các khối đất sét của mỗi vùng, tạo nên nét đặc trưng riêng của gốm Gốm Khmer Tri Tôn – An Giang, Gốm Lái Thiêu – Bình Dương và Gốm Chăm – Ninh Thuận.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 6

Du khách tham quan, tìm hiểu về các thành phần đất sét của mỗi vùng, tạo nên nét đặc thù riêng của các loại gốm khác nhau.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 7

Chiếc ấm xách nước hình dáng khá đẹp và lạ với màu men xanh ngọc.

Theo anh Phạm Nguyễn Phú Thọ - khách tham quan cho hay, chiếc bình xách nước màu xanh ngọc khá ấn tượng không chỉ bởi màu sắc mà còn bởi hình dạng lục giác khác với kiểu tròn thông thường. Ngoài ra chiếc ấm còn có quai xách trông hơi lạ.

Ban đầu tôi nghĩ đây là vò đựng rượu vì có nắp nhỏ và chiếc vòi hơi ngắn; tuy nhiên theo như bảo tàng chú thích: “Ấm xách nước” nên qua hình dáng và kích thước khá to, tôi hình dung có lẽ ông cha mình ngày trước dùng để đựng nước, trà hoặc nước lá… xách theo khi ra đồng để cho nhiều người giải khát.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 8

Một số dụng cụ làm gốm của bà con làng gốm truyền thống Lái Thiêu.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 9

Chiếc lẩu cù lao bằng sành vang bóng một thời bởi sự tiện dụng.

Gốm Lái Thiêu hình thành vào năm 1860, trải qua hơn 160 năm phát triển gốm Lái Thiêu đã nổi tiếng khắp nơi và trở thành một trong những trung tâm gốm sứ vùng Nam bộ với vẻ đẹp độc đáo và điêu luyện về hình dáng, màu men và nghệ thuật trang trí.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 10

Một số bình, khạp với màu men và hoa văn trang nhã.

Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, phong phú về hình dáng, bố cục nội dung trang trí, gốm Lái Thiêu mang đậm chất hội hoạ lẫn dân gian tạo nên đặc thù của dòng gốm thôn quê; những nét chạm khắc chìm nổi của mây trời, hoa lá bung nở… nói thay tiếng lòng của người thợ gốm.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 11

Một số tô, chén, thố đặc trưng ngày trước; đặc biệt chiếc tô “Chiết yêu” màu xanh còn gần như nguyên vẹn, trong lòng ghi chữ “Lai ngọc thành – Phước đức tụng” sản xuất vào khoảng năm 1930.

Các sản phẩm của gốm Lái Thiêu có mặt trong sinh hoạt gia đình, từ trong gian bếp đến bàn thờ tổ tiên, từ trong nhà vườn cho đến các quán hàng nước. Trải qua bao biến cố thăng trầm, nghề gốm Lái Thiêu vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và sắc thái riêng của mình.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 12

Bếp Cà Ràng – bếp củi đặc trưng của đồng bào Khmer và bà con vùng ĐBSCL.

Gốm Khmer Tri Tôn – An Giang lại mang trong mình chất dân dã, bình dị và là hiện thân cho nền văn hóa Khmer. Phụ nữ là những người nắm giữ các kĩ thuật làm gốm, và do đó nghề chủ yếu là do mẹ truyền dạy. Về kiểu dáng sản phẩm gốm Khmer được làm thủ công, thô sơ, đơn giản, không cầu kì về hoa văn, kiểu cách.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 13

Loại hình chủ đạo là hình cầu có dáng thấp, miệng loe xiên, vành miệng trung bình, bụng phình to, tròn, đáy lồi. Đặc biệt, cà ràng và cà om là mặt hàng mang đậm nét truyền thống của đồng bào Khmer.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 14

Một số dụng cụ làm gốm của đồng bào Khmer Nam bộ.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 15

Linh hồn đất cùng với bàn tay của những người nghệ sĩ – nghệ nhân gốm thổi hồn vào đó và thăng hoa, biến cục đất thô mộc mạc thành những tác phẩm trang trí, những sản phẩm phục vụ đời sống.

Dựa vào sự khéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ, hình ảnh cái om (nồi đất) gắn liền sinh hoạt của con người, ngày càng được tái hiện sinh động và chân thực dưới bàn tay tài hoa của những nữ nghệ nhân Khmer.

Thời hưng thịnh, các sản phẩm của gốm Tri Tôn, An giang có mặt khắp khu vực đồng bằng sông Cửu Long, xuất sang Campuchia và các nước lân cận.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 16

Tính độc bản của gốm Chăm Bàu Trúc bởi kết tinh từ đất, nước với sắc màu vàng đỏ, đỏ hồng, xen lẫn những vệt nâu, đen xám của lửa nung.

Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á nơi còn giữ lại cách thức sản xuất thô sơ từ ngàn xưa. Trải qua bao thế hệ “mẹ truyền con nối”, nghề gốm và nghệ thuật gốm vẫn là một trong những nghề chính của người Chăm làng Bàu Trúc.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 17

Ấn tượng với không gian trưng bày gốm Chăm truyền thống.

Những người thợ gốm Bàu Trúc với đôi tay tài hoa đã khéo léo gửi “tâm hồn mình” vào trong từng thớ đất, từng nét hoa văn trên các sản phẩm gốm mang đậm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Chăm Ninh Thuận.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 18

Một số dụng cụ làm gốm của đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 19

Ở làng gốm Bàu trúc của người Chăm – Ninh Thuận tất cả phụ nữ đều biết làm gốm.

Những người phụ nữ tại làng gốm Bàu Trúc đảm đang, cần mẫn, không ngừng nâng niu, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống, văn hóa của quê hương mình thông qua những sản phẩm thủ công truyền thống.

Cùng lắng nghe hơi thở của đất, khám phá nghề gốm Nam Bộ - 20

Hẹn bạn đọc chuyến trở lại tham quan bảo tàng Phụ nữ Nam bộ cùng chuyên đề Áo dài vô cùng độc đáo tại đây nhé.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT