Giải pháp phát triển Du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại TPHCM

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Du lịch nông ghiệp công nghệ cao đang mở ra xu thế mới trong bản đồ phát triển sản phẩm du lịch TPHCM nói riêng, cả nước nói chung. Với nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển, song việc kết nối nông nghiệp công nghệ cao với du lịch chưa thực sự phát huy hết tiềm năng sẵn có. Hội thảo bàn về sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao được tổ chức sáng ngày 22 tháng 9 năm 2017 tại TPHCM đã đưa ra nhiều giải pháp, hướng đi mới cho lĩnh vực này.

Giải pháp phát triển Du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại TPHCM - 1

Những năm gần đây, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những giá trị về nông sản, kinh tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, những mô hình nông nghiệp công nghệ cao còn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng du khách.

Đại diện Trung tâm khai thác hạ tầng thuộc Ban quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM cho hay, nhiều em học sinh tới tham quan, tìm hiểu các mô hình sản xuất nông nghiệp đã rất hứng thú và có những tư duy đúng đắn về nghề nông. Trước kia các em nghĩ rằng không chọn được lĩnh vực nghề nghiệp nào thì phải quay về làm ruộng. Đến tham quan, học tập, trải nghiệm tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM, các em mới vỡ lẽ rằng: muốn làm nông nghiệp giỏi, năng suất cao, chất lượng tốt thì phải có kỹ năng, có kiến thức về nhiều lĩnh vực: công nghệ sinh học, kinh tế, khoa học kỹ thuật... Khu nông nghiệp công nghệ cao THCM cũng là trường học thực tế của rất nhiều lượt học sinh, sinh viên các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp.

Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp tại TP.HCM được đại diện Sở Du lịch TP.HCM đề cập như: Xây dựng chính sách đầu tư phát triển, tôn tạo, quản lý, xây dựng, quy hoạch, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng ngoại thành để phát triển nông nghiệp. Phải dựa vào cộng đồng, tránh phát triển du lịch nông nghiệp một cách ồ ạt. Quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp phải đồng bộ, có chính sách hiệu quả và định hướng phù hợp. Xây dựng bộ tiêu chuẩn về sản phẩm du lịch nông nghiệp. Tạo ra cơ chế, chính sách thuận lợi cho việc vay vốn đầu tư của các nhà vườn. Đồng thời có những chính sách cung cấp kinh phí đào tạo kỹ năng, kiến thức du lịch cho cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch. Hỗ trợ công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm, thương hiệu thông qua các phưng tiện truyền thông cũng như các sự kiện thương mại – du lịch tại TPHCM cũng như các tỉnh, thành khác...

Vấn đề được nhiều đại biểu tham gia hội thảo quan tâm là việc kết nối các doanh nghiệp du lịch với các cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, và công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Vì các cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thường chỉ có chuyên môn trong sản xuất, khó khăn và chưa đủ tiềm lực để thúc đẩy công tác quảng bá. Hiện tại, việc quảng bá chủ yếu được thực hiện bởi chính du khách đến với các cơ sở sản xuất nông nghiệp khi họ phản hồi, lan toả đến người thân, bạn bè của họ.

Tại Hội thảo, nhiều địa phương, cơ sở sản xuất nông nghiệp đã chia sẻ những kinh nghiệm cũng như đưa ra kiến nghị phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao như: Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch Lâm Đồng; Khu du lịch Nông Trang Xanh – Green Noen Củ Chi; Nông trại Hoa Lúa...Tất cả hướng đến việc nỗ lực phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nhằm giúp du khách có nhiều trải nghiệm, hoà mình vào thiên nhiên, đồng thời, mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống, thu nhập của nông dân.

Thu Hương

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT