Trưng bày cổ ngọc - Kiệt tác quý hiếm cổ xưa

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Công chúng được chiêm ngưỡng đến 200 hiện vật cổ ngọc rực rỡ và huyền ảo, do Bảo tàng Lịch sử TP.HCM mang ra giới thiệu.

Triển lãm chuyên đề "Dáng Ngọc" do Bảo tàng Lịch sử TP.HCM tổ chức diễn ra từ 30/8 đến ngày 30/11/2022.

Trưng bày cổ ngọc - Kiệt tác quý hiếm cổ xưa - 1

Hướng dẫn viên thuyết minh cho du khách về cổ ngọc tại triển lãm

Chuyên đề giới thiệu đến công chúng với hơn 200 hiện vật tiêu biểu được chọn lọc từ hai bộ sưu tập cổ ngọc của Victor Thomas Holbé và Dương Hà, gồm nhiều loại hình: đồ trang sức, vật thờ cúng, vật trang trí, đồ dùng sinh hoạt…

Tất cả được chạm khắc tinh xảo nhiều đề tài trang trí phong phú, đa dạng từ những nền văn hóa thời đại đồ đá mới như văn hóa Hồng Sơn, Lương Chử (Trung Quốc). Qua đó, thể hiện sự tài hoa, khéo léo, tư duy thẩm mỹ và kỹ thuật chế tác đồ ngọc của người xưa, giúp chúng ta thêm trân quý các giá trị di sản văn hóa của nhân loại.

Trưng bày cổ ngọc - Kiệt tác quý hiếm cổ xưa - 2

Cách nay hàng ngàn năm, nhân loại đã biết sử dụng các loại đá ngọc có trong tự nhiên để đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Ngọc chiếm vị trí quan trọng trong các nền văn minh cổ đại. 

Người Ai Cập cổ đại quan niệm, ngọc là những giọt máu của rồng. Người Trung Quốc coi ngọc là vật đứng đầu trong “tứ đại quý”. Chính vì sự hiếm quý đặc biệt đó mà ngay từ thời cổ đại, ngọc đã trở thành biểu tượng của quyền lực, giàu sang, vẻ đẹp và sự cao quý.

Với ưu thế về độ cứng song lại rất dẻo, muôn sắc màu đẹp rực rỡ và huyền ảo, ngọc trở thành vật liệu lý tưởng làm đồ trang sức, công cụ, vũ khí trong thời tiền - sơ sử.

Các triều đại phong kiến, ngọc được dùng để chạm khảm lên vương miện, quyền trượng, ấn kiếm, yên ngựa... và nhiều loại đồ ngự dụng, trang sức của vua và hoàng tộc.

Trưng bày cổ ngọc - Kiệt tác quý hiếm cổ xưa - 3

Không chỉ quý hiếm, ngọc còn được nhiều người tôn sùng vì những tác dụng và ý nghĩa thần bí, mang lại phúc lành. Chính vì bản thân vật liệu đã hết sức hiếm quý nên những hiện vật ngọc đều được chế tác hết sức cẩn thận, tinh mỹ, thể hiện sự tài khéo tột bậc của những người thợ thủ công truyền thống Việt Nam.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều bộ sưu tập hiện vật vô cùng hiếm quý của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, trong đó có bộ sưu tập cổ ngọc, với số lượng khá lớn, loại hình đa dạng, màu sắc phong phú, có niên đại từ thời tiền - sơ sử cho đến đầu thế kỷ 20.

Trưng bày cổ ngọc - Kiệt tác quý hiếm cổ xưa - 4

Người Trung Quốc coi ngọc là vật đứng đầu trong “tứ đại quý”

Triển lãm lần này giới thiệu các sản phẩm cổ ngọc theo từng nhóm nội dung, như nhóm hiện vật là đồ đựng ngũ cốc dùng trong tế lễ (tiếng Hán là Quỹ), với phần quai cầm hai bên được trang trí bằng hình tượng rồng qua các thời kỳ văn hóa Trung Hoa. Nhóm hiện vật phục vụ cho việc thờ cúng (đỉnh trầm, lư hương, bình), trong đó nổi bật nhất là Bi và Cong - là hai hiện vật có ý nghĩa to lớn trong tín ngưỡng.

Đặc biệt nhóm hiện vật thủy trì (chậu đựng nước rửa bút) bằng ngọc của giới thư phòng gồm nhiều đề tài và kỹ thuật chạm khắc khéo léo tinh xảo. Nhóm hiện vật thể hiện quyền lực, địa vị cho người sử dụng như nhẫn cung thủ,...

Trưng bày cổ ngọc - Kiệt tác quý hiếm cổ xưa - 5

Đáng chú ý có gậy ngọc như ý mang nhiều bí ẩn về quyền lực, được chế tạo rất độc đáo tinh xảo. Nó còn được xem là vật có khả năng mang lại những điều may mắn, cát tường cho người sở hữu. Tại Việt Nam, vào thời Nguyễn, gậy ngọc như ý còn là vật cầm của hoàng thái tử.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc. Ảnh: BTLS

CLIP HOT