Nữ du khách "hóa phi tần, công chúa" xinh đẹp những ngày giáp Tết
Nhiều nữ du khách khi đến tham quan lăng, tẩm ở Huế rất yêu thích trải nghiệm cổ phục - áo Nhật Bình triều Nguyễn để hóa thân thành hậu, phi, công chúa thời xưa.
Cố đô Huế là một trong những địa điểm du lịch được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến trước và trong kì nghỉ Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022. Thành phố này đang ngày càng thu hút giới trẻ sau khi nhiều lăng, tẩm, cung điện xuất hiện vô cùng đẹp mắt trong các bộ phim, MV đình đám.
Dịp gần Tết, thời tiết tại Huế khá mát mẻ, dễ chịu, chiều lòng du khách. Du khách ghé thăm nơi đây thường chọn các địa điểm như Đại Nội Huế, Chùa Thiên Mụ, Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Cung An Định, Làng hương Thủy Xuân…
Đặc biệt, nhiều nữ du khách khi đến tham quan lăng, tẩm ở Huế rất yêu thích trải nghiệm cổ phục - áo Nhật Bình triều Nguyễn để hóa thân thành hậu, phi, công chúa thời xưa. Khi lựa chọn trang phục này, ngoài áo ngũ thân, áo khoác Nhật Bình, du khách còn được cung cấp các phụ kiện như hoa tai, quạt, trâm, hài phượng, khăn vành…
Nhật Bình là thường phục của Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Hoàng Quý phi và là lễ phục của các bậc từ Nhất giai phi đến Tứ giai tần trong hoàng cung triều Nguyễn. Tùy phẩm cấp mà màu sắc và hoa văn có điểm khác biệt để phân định rõ ràng
Màu áo của bậc Hậu (Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu) có màu vàng; bậc Công chúa có màu đỏ; bậc Phi tần nhị giai là màu xích đào (đỏ hơi hồng), bậc Tam giai là màu tím chính sắc và bậc Tứ giai là màu tím nhạt
Du khách kết hợp áo Nhật Bình với các phụ kiện như hoa tai, quạt, trâm, hài phượng, khăn vành... để tôn nên nét quý phái, trang trọng
Mới đây, cô gái Huế Trần Nguyễn Cát Tiên đã có một bộ ảnh mặc áo Nhật Bình tại Đại Nội Huế. Bộ ảnh của Tiên được nhiều người yêu thích trên mạng xã hội.
“Đây không phải lần đầu tiên mình tới thăm Đại nội Huế nhưng là lần đầu mình mặc cổ phục để chụp ảnh tại đây. Trước đó, mình đã tìm hiểu thông tin về trang phục này cũng như giá trị văn hóa nổi bật của nó. Mình rất tự hào khi khoác lên chiếc áo Nhật Bình và chụp hình tại bối cảnh nguy nga, cổ kính của cung đình”, Tiên chia sẻ.
"Khi thực hiện bộ hình mình cũng cố gắng thể hiện nét mặt, thần thái sao cho phù hợp trang phục, bối cảnh", Tiên chia sẻ
Bản thân Tiên rất vui khi bộ ảnh được chú ý và đây cũng là cách để cô chia sẻ hình ảnh quê hương tới du khách gần xa
Thành Nam (Gia Lai) - nhiếp ảnh gia thực hiện bộ ảnh của Cát Tiên chia sẻ: “Mình từng chụp ảnh ở nhiều thành phố, nhiều bối cảnh khác nhau nhưng những bộ ảnh tại cung đình Huế luôn mang tới cảm xúc đặc biệt.
Khi tới đây, mình luôn cố gắng khai thác những góc hình thể hiện rõ nhất sự cổ kính, mang dấu ấn thời gian và nét tinh tế, cầu kì của công trình. Khi chọn áo Nhật Bình làm trang phục chính, mình và Tiên đầu có thời gian tìm hiểu trang phục, qua đó có thêm kiến thức về văn hóa xứ Huế”.
Một cửa hàng chuyên cho thuê trang phục áo Nhật Bình tại Huế cho biết: Thời điểm cận Tết Nguyên Đán, lượng khách tìm thuê trang phục này tăng thấy rõ. Du khách có thể thuê bộ trang phục đầy đủ phụ kiện, chỉnh sửa phù hợp số đo riêng với giá từ 500.000 - 1.000.000 đồng/bộ.
Ngoài cổ phục, nhiều nữ du khách chọn diện áo dài khi tới thăm các lăng, tẩm.
Nữ du khách xinh đẹp trong tà áo dài tinh khôi tại lăng Khải Định
Tổng thể lăng Khải Định Huế là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang, qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất
Trong không gian cổ kính, trầm mặc của lăng Khải Định, hình ảnh áo dài trắng tinh khôi của nữ sinh đã tạo nên sự tương phản đầy tính nghệ thuật
Một nữ du khách khác lựa chọn áo dài đỏ đằm thắm để check-in tại lăng Khải Định
Hiện, vé vào cửa các địa điểm như Đại Nội, các lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định... từ 50.000 - 150.000 đồng/người lớn, tùy địa điểm. Du khách cũng thể chọn tham quan theo tuyết và mua vé tham quan tất cả các điểm di tích với giá 580.000 đồng/người. Thời điểm này, các địa điểm thường mở cửa từ 7h00 đến 17h00, và thường miễn thu phí trong dịp Tết Nguyên Đán.
Đấu trường Hổ Quyền - nơi diễn ra nhiều cuộc đấu sinh tử giữa voi và hổ là công trình có kiến trúc độc nhất vô...