Ngôi chùa cổ giải "lời nguyền" độc thân
Ngôi chùa được các bạn trẻ xem là rất linh thiêng trong việc cầu duyên, mong ước nguyện của mình sẽ được linh ứng. Nhiều người còn đến đây để cầu tự (cầu con).
Bước vào chùa, du khách sẽ thấy thanh tịnh với hồ nước ở giữa sân, trong làn khói hương mờ ảo khắp sân trên ngôi chùa cổ kính
Chùa Ngọc Hoàng, hay còn gọi là chùa Phước Hải, tọa lại ngay trung tâm quận 1, TP.HCM, là ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1892, với khuôn viên rộng hơn 2000m2, trong 16 năm mới hoàn thành. Đây cũng là nơi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama viếng thăm hồi tháng 5/2016.
Chùa có kiến trúc đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ, tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi.
Từ khi xảy ra đại dịch, chùa đã phân ra đường vào và đường ra để tránh tiếp xúc đông người, đến nay vẫn thực hiện như vậy để phòng dịch
Trong chùa có tổng cộng trên 300 tượng thờ, được phân bố trong ba gian, mỗi gian là một tác phẩm kiến trúc mỹ thuật mang nét đặt sắc giữa thiên - địa giao hòa
Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20, theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải.
Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi, thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.
Trong 300 bức tượng trong chùa thì có đến gần 100 bức tượng được làm hoàn toàn bằng giấy bồi. Chỉ với giấy bồi và nan tre, các nghệ nhân đã đắp nên những bức tượng rất sống động, đầy vẻ oai nghiêm nhưng vẫn ẩn chứa sự hiền hòa, bình an. Gần trăm năm kể từ lúc những bức tượng này ra đời, vẫn còn giữ được nét mới, và hầu như chưa thấy dấu ấn thời gian tác động trên những bức tượng có một không hai này.
Bên trong ngôi chùa gồm 3 tòa: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng.
Khuôn viên chùa rộng khoảng 2.300 m2. Phía trước có ngôi miếu nhỏ đặt tượng Hộ pháp. Cổng tam quan nổi bật với những đường nét uốn lượn hình sóng nước của hai con rồng theo tư thế “tranh châu”.
Hồ nuôi rùa trong chùa, phần lớn đã được chuyển giao cho kiểm lâm
Giữa sân chùa rộng là một bể cá đủ loại, bên phải là bể rùa. Bể nào cũng đầy ắp cá, rùa nhiều con to quá cỡ. Chúng do những người đến khấn nguyện thả vào. Tuy nhiên, hiện nay chùa đã yêu cầu Phật tử không phóng sinh tại đây nữa, vì quá nhiều có thể làm chết các con có sẵn trong hồ.
Mới đây, chùa cũng đã chuyển cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM nhiều cá thể rùa tại chùa. Những cá thể rùa này được phật tử phóng sinh và được chùa Ngọc Hoàng tiếp nhận trong hồ nước ở giữa khuôn viên. Mỗi ngày, các tăng ni đều dùng trái cây, rau cải... thả xuống cho rùa ăn. Có những cá thể rùa đã ở đây được 15-20 năm. Con rùa lớn nhất nặng 15 kg. Chi cục Kiểm lâm đã cần nhờ chuyên gia thẩm định độ tuổi, nhưng theo nhận định ban đầu, có cá thể rùa 20-30 năm tuổi.
Trong chùa còn có hồ cá, nuôi nhiều cá trê khổng lồ, dài cả mét, có cả cá trê trắng
Người đi chùa thường làm lễ rót dầu, là một trong những phong tục của người Hoa, việc châm dầu ăn vào đèn mang ý nghĩa tiếp thêm sự suôn sẻ trong mọi điều như công việc, tuổi thọ, sức khỏe...
Đặc biệt, chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa nổi tiếng về việc cầu duyên và cầu tự. Với những trường hợp linh ứng diệu kỳ về các ước nguyện này, người ta có thể dễ dàng bắt gặp ở đâu đó trên các diễn đàn trên mạng. Tuy nhiên, sẽ chẳng có ai khẳng định được rằng, chuyện tình duyên, con cái cứ đến đây cầu là được, tất cả chỉ có thể là: Tùy duyên!
Chùa Minh Thành sở hữu lối kiến trúc độc đáo với những chi tiết chạm trổ tinh xảo, khuôn viên xanh mát tuyệt đẹp. Đây...