Khám phá những điểm lịch sử hút khách ngày 30/4 tại TP.HCM
Nếu đến TP.HCM vào dịp lễ 30/4, du khách nên tranh thủ ghé qua những địa điểm lịch sử nổi bật của thành phố mang tên Bác dưới đây.
Dinh Độc Lập – biểu tượng của chiến thắng
Bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1075” đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Và khi đến thăm TP.HCM thì đây là di tích lịch sử mà ai cũng muốn ghé qua một lần trong đời.
Dinh Ðộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh được khởi công xây dựng ngày 01/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966.
Dinh tọa lạc ngay vị trí trung tâm, gần các điểm đến hấp dẫn: Nhà thờ Đức Bà, công viên 30/4, Bưu điện thành phố,… Năm 1976, Dinh Độc Lập Sài Gòn được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, và được tôn vinh là 1 trong 10 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam (vào năm 2009).
Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60. Ngoài ra, Hội trường Thống Nhất thường là nơi diễn ra các sự kiện lớn tổ chức tại thành phố.
Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng là nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp) để bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước vào năm 1911. Hơn một thế kỷ đã qua, đã có nhiều sự đổi thay nhưng bến Nhà Rồng vẫn còn đó, những giá trị lịch sử vẫn trường tồn với thời gian.
Nơi đây hiện là Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh), một trong những điểm đến hấp dẫn của thành phố mang tên Bác.
Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là tên gọi chung của toàn hệ thống địa đạo trên địa bàn Củ Chi, với tổng chiều dài khoảng 200km hầm, có chiều sâu 3 tầng. Tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6m, tầng dưới cùng sâu hơn 12m.
Củ Chi được mệnh danh là “đất thép” với hệ thống địa đạo đặc biệt, là nơi ghi dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân Sài Gòn - Gia Định. Năm 2015, nơi đây được công nhận là Khu di tích quốc gia đặc biệt, ghi thêm dấu son cho miền đất thép anh hùng.
Ngày 12 tháng 2 năm 2016, khu di tích đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Đến đây ngoài tham quan về di tích lịch sử để lại, du khách còn được trải nghiệm vào các trò chơi như bắn súng thể thao quốc phòng, hướng dẫn tháo lắp súng,…
Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh
Trong số các bảo tàng tại TPHCM, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc góp phần giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên.
Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác Cần Giờ
Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ (trước đây tên gọi là Lâm viên Cần Giờ) với diện tích 2.215,45 ha, trong đó có 514 ha đã và đang được khai thác để phục vụ du lịch.
Nằm bên trong Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ là Khu căn cứ Cách mạng Rừng Sác, nơi đây được công nhận là Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia, Khu căn cứ này đã được nhiều người biết đến qua quá khứ hào hùng của Đội Đặc công Rừng Sác.
Căn cứ đã được xây dựng và tái hiện lại toàn bộ quang cảnh sinh hoạt và chiến đấu của các anh hùng khi xưa. Đây là điểm nổi bật và thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách.
Ở đây có đầy đủ các loài và sinh cảnh của một tiểu vùng mang tính đặc trưng nhất của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nơi đây còn khoanh nuôi được nhiều đàn khỉ với tổng số khoảng hơn 1.000 con, sống hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên và rất dạn dĩ với con người.
Từ 19h, hàng quán ăn uống ở Thanh Đa bắt đầu nhộn nhịp, bên kia bờ tòa Landmark 81 lên đèn tỏa sáng một vùng trời Sài...