Khám phá hang động hoang sơ đầy mê mẩn giữa núi rừng Quảng Trị
Brai là một trong số những hang động hoang sơ rất rộng và cao, cửa hình tam giác nhiều người có thể đi qua. Động có nhiều khối thạch nhũ màu vàng, trắng với hình dáng kỳ lạ khác nhau, luôn thu hút sự hiếu kỳ cho những ai đã từng đặt chân đến.
Hang Brai nằm ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà khoảng 65 km về phía Tây. Hướng Hóa được biết đến với nhiều địa danh di tích lịch sử nổi tiếng như: Cứ điểm Khe Sanh, Sân bay Tà Cơn, Làng Vây, Nhà tù Lao Bảo… Một trong những số ấy là một hang động vừa mới được phát hiện ngày 12/8/2012 tại dãy núi thuộc thôn A Soc, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa với nhiều khối thạch nhũ tuyệt đẹp.
Hang động Brai là một trong số những hang động hoang sơ rất rộng và cao, cửa hình tam giác nhiều người có thể đi qua. Động có nhiều khối thạch nhũ màu vàng, trắng với hình dáng kỳ lạ khác nhau.
Từ thành phố Đông Hà vượt QL9 khoảng 65km chúng ta đến với thị trấn Khe Sanh. Rồi rẽ phải lên đường Hố Chí Minh nhánh Tây, tại Ngã Ba Quốc lộ 9 giao nhau với đường Hồ Chí Minh sau đó tiếp tục men theo đường Hồ Chí Minh khoảng 60km nữa chúng ta sẽ đến với bản A Sóc, Hướng Lập, Hướng Hóa nơi có hang động tuyệt đẹp.
Một số đoạn trong hang người khám phá muốn đi qua phải cúi mình xuống thấp bởi đường vào khá hẹp.
Khi càng đi sâu vào bên trong hệ thống thạch nhũ hiện ra đẹp một cách khó cưỡng và kỳ thú.
Bên trong còn có những khoảng rộng với các bãi đá ngầm, có nước chảy như dòng suối nhỏ. Càng vào sâu bên trong có nhiều khối thạch nhũ lớn và đẹp hơn. Càng đi sâu vào trong động thì những khối thạch nhủ càng đẹp.
Do còn hoang sơ, chưa nhiều người biết đến và chưa được khai thác du lịch nên muốn khám phá hang bạn phải dùng đèn pin để di chuyển và đặc biệt nên có người làm hướng dẫn.
Những khối thạch nhũ được hình thành từ hàng rất lâu, đem đến một kiệt tác trong lòng hang, hấp dẫn người khám phá.
Chính quyền tỉnh Quảng Trị cũng đã từng khảo sát và lên kế hoạch khai thác du lịch, nhưng đến nay mọi thứ vẫn đang còn nằm trên giấy.
Càng đi sâu vào trong thì động có nhiều khối thạch nhũ lớn và đẹp hơn. Động này được các cán bộ khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa gọi tên là động Brai.
Những khối thạch nhũ được hình thành qua hàng triệu năm, cao và có hình thù độc đáo.
Một khối thạch nhũ lớn cách cửa hang khoảng 300 mét. Những hình thù kỳ dị, nằm rải rác ở trần, nền hang.
Đi sâu vào bên trong, hệ thống thạch nhũ rũ xuống từ trên trần hang như một bức rèm mềm mại.
Có khối được kiến tạo từ lâu nên rất lớn, buông thỏng từ lớp đá núi trên cao xuống tận nền hang. Cũng có những búp thạch nhũ óng như dát vàng trông như vừa bung mình ra khỏi lớp đá núi rắn chắc.
Nhiều khối đá sáng màu tròn lẳn, theo thời gian bị bào mòn tạo thành những đường vân kỳ ảo. Hang động Brai không dài, đoạn rộng, dễ khám phá chỉ khoảng nửa cây số. Càng vào sâu bên trong lối đi càng nhỏ hẹp, ngập sâu trong nước nên ít người khám phá. Dù khá khiêm tốn về diện tích nhưng vẻ đẹp kỳ ảo của những khối thạch nhũ ở đây không thua kém gì các hang động hoành tráng khác.
Hang động Brai đã được dân làng phát hiện từ xa xưa. Thời chiến tranh, Brai là nơi trú ẩn an toàn cho bộ đội và dân làng. Sau ngày giải phóng, hang động Brai dường như bị bỏ quên. Thỉnh thoảng mới có vài "phượt thủ" hoặc người dân địa phương đến đây để thỏa chí tò mò.
Một khối thạch nhũ lớn nằm sâu bên trong hang. Chính quyền tỉnh Quảng Trị tin rằng khi hang động Brai được "đánh thức" sẽ kết nối với các danh thắng khác tạo thành tuyến du lịch rất hấp dẫn. Khi đó, thu nhập và cuộc sống của người dân bản địa sẽ khá hơn.
Hiện chỉ mới khám phá bên trong hang động khoảng 500 m, theo phán đoán của cán bộ Khu bảo tồn bắc Hướng Hóa thì chắc chắn hang này còn rất sâu, vì có thể nằm trong hệ thống đá vôi nối liền với Quảng Bình.
Một điểm nhìn từ bên trong hang nhìn ra bên ngoài. Đường vào hang Brai khá thuận lợi. Chỉ cần ven theo dòng Sêbănghiêng - dòng sông chảy ngược nổi tiếng khoảng 1km là đến ngọn núi Brai. Leo núi tầm 100 mét là đến cửa hang...
Chùa Hang Úc là một ngôi chùa cổ nằm trong hang đá ở lưng chừng núi Thâm Then ở Yên Bái, những phế tích, di vật quý hiếm...