DU KHÁCH VÀ MÙI ĐÔ THỊ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Các nhà thiết kế đô thị và kiến trúc sư không thể bị đổ lỗi nếu họ không xét đến yếu tố mùi trong công việc của mình. Lý do là giới khoa học mới chỉ nghiên cứu nhiều hơn về khứu giác (một trong các giác quan bí ẩn nhất của con người) từ đầu năm 1990 và đến năm 2004, giải Nobel hoá học mới được trao cho một khám phá về cách làm việc của mũi. Bây giờ, chúng ta biết con người có thể phân biệt được 10.000 mùi khác nhau. Đàn ông đàn bà có khả năng tương đương trong lĩnh vực này, nhưng phụ nữ thường tự cho mình “nhạy cảm” với mùi hơn trong khi đàn ông thích nhận mình “đánh hơi kém”.

DU KHÁCH VÀ MÙI ĐÔ THỊ - 1

Mùi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống đô thị

Cá không phải là thứ sản xuất tại thành phố, nhưng mùi tanh của cá lại rất phổ biến trong cuộc sống đô thị! Nhiều người trong chúng ta đã từng ngửi thấy mùi này nơi này hay nơi khác bên ngoài nhà mình. Những cảng cá lộ thiên và chợ cá phát ra mùi đặc biệt bay vào tận hốc mũi, bám vào quần áo và các ngõ ngách khác của cơ thể cho đến khi chúng ta về nhà và mang chúng vào phòng tắm. Tuy nhiên, đa số chúng ta sẽ bất mãn nếu đến chợ cá mà không ngửi được mùi cá như tại Baltimore, Seattle hay San Francisco của nước Mỹ. Nói chung, đã là chợ thì phải có mùi; không có mùi thì không phải là chợ, chuyện ô nhiễm môi trường và khó chịu hãy tính sau. Nói vậy để thấy, mùi (kể cả mùi chua chua, thum thủm) là “thành phần không thể thiếu” trong cuộc sống đô thị ở bất kỳ thời đại nào. Giống như đã là đường thì phải có người đi bộ và xe cộ, là công viên phải có chim chóc, là hồ nước thì phải có gió hiu hiu lăn tăn trên bề mặt. Đô thị mà không có mùi, không có ánh sáng, âm thanh và sự va chạm thì không phải là đô thị. Mùi là thứ mà người dân đô thị ít quan tâm nhất, khác với âm thanh, ánh sáng và nhà cửa. Các kiến trúc sư, nhà thiết kế và qui hoạch đô thị thường chú ý trước đến những gì nhìn thấy bằng mắt. Đây là ưu tiên hàng đầu của họ. Sau đó mới đến âm thanh. Còn những gì thuộc về khứu giác thì hầu như nằm ngoài sự chú ý. Họ có thể thiết kế nhà cách âm, nhưng chống mùi thì không. Trong khi ai cũng khó chịu với âm thanh lớn thì mùi lại mang tính cá nhân hơn. Một mùi đối với người này là “không thể chịu được” thì đối với người khác lại là “tuyệt vời”, như mùi sầu riêng, mùi mắm chẳng hạn. Vì vậy rất khó đưa mùi vào thiết kế hay qui hoạch nhà cửa, do không có qui chuẩn thống nhất cho nó. “Tiếng Anh có rất ít từ vựng để mô tả chính xác về mùi. Chúng ta chỉ có thể nói mùi này tệ hay tốt (good or bad smell) chứ không có từ riêng biệt để nói về từng loại mùi (như mùi thum thủm trong tiếng Việt chẳng hạn)” - Victoria Henshaw, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúcManchesterở Anh nói. Nhưng không chỉ có tiếng Anh mà đa số ngôn ngữ phương Tây đều gặp vấn đề: không đủ từ vựng để mô tả chính xác từng loại mùi. Vì vậy, khi Henshaw hỏi các thành phố có mùi gì, bà chỉ có thể dùng chợ cá, lò nướng bánh, tàn thuốc và khói thải xe để phân loại.

Mỗi đô thị có một mùi đặc trưng

DU KHÁCH VÀ MÙI ĐÔ THỊ - 2

Loài người chúng ta không được lập trình trước để “kỵ” mùi này và “thích” mùi khác. Tất cả những cảm nhận của chúng ta về mùi đều qua trải nghiệm thực tế. Ví dụ như mùi sầu riêng, có người thoạt đầu không ưa nhưng sau lại thích. Nhưng cũng có người ghét muôn đời. Cảm nhận về mùi cũng tùy theo nơi chốn. Trẻ em Việt sinh ra tại Mỹ sẽ ghét mùi mắm tôm giống như người Mỹ, nhưng sinh ra tại ViệtNamthì không bao giờ. (Có lẽ bạn không tin, nhưng phân thải ra đối với trẻ sơ sinh là thứ chúng gặp thường xuyên và “có sức hấp dẫn đặc biệt” nên chúng mới trây trét. Chỉ khi lớn lên, bị tác động bởi những người chung quanh, chúng mới ghê sợ). Quân đội Mỹ chưa bao giờ phát triển một loại bom “nặng mùi” có đủ sức để giải tán đám đông vì không có mùi nào lại được cả thế giới xem là “nặng”. Nói về cuộc sống đô thị, mùi hôi đối với người này lại nhắc nhở người khác về một kỷ niệm quê nhà (mùi nước mắm, mùi cá khô chẳng hạn). Một người Ấn Độ sang châu Âu sống sẽ rất nhớ mùi xăng dầu đường phố quê hương, trong khi một du khách phương Tây sang Ấn Độ không thể chịu nổi mùi này trong vài phút. Nếu nói “đất lề quê thói” thì cũng có thể nói “dân tộc nào mùi nấy”. Mỗi nước có một mùi đô thị khác nhau, pha trộn giữa sinh hoạt, lao động, ẩm thực và môi trường của từng nước. Ví dụ đến Ấn Độ, mùi cà ri sẽ chiếm ưu thế tại nhiều con đường. Mùi của một đô thị nhiệt đới chắc chắn không giống mùi đô thị ôn đới. Cái nóng tạo ra một mùi rất đặc trưng. “Khi tôi đi sâu vào mùi, tôi phải nhìn nó theo cung cách mới, nếu không sẽ bế tắc” - Henshaw nói. Trong quá trình nghiên cứu “mùi và đô thị”, bà thường xuyên đi đến những nơi phát ra mùi đặc trưng nhất như chợ cá. Theo bà thì ngay những người ghét mùi tanh của cá cũng không hiểu hết mức độ ghét của mình nếu chưa đi vào chợ cá. “Để cảm nhận tốt hơn về mùi đô thị, chúng ta phải đi bộ chứ không phải ngồi trong xe máy lạnh” – bà nói.

DU KHÁCH VÀ MÙI ĐÔ THỊ - 3

Mùi có liên quan đến trí nhớ

DU KHÁCH VÀ MÙI ĐÔ THỊ - 4

Mùi cũng như tất cả giác quan của chúng ta đều có kết nối đặc biệt với trí nhớ. Chính trí nhớ giúp chúng ta tránh xa chén ớt bột sau khi đưa lên mũi ngửi nó một lần. Vì vậy, một mùi nào đó sẽ giúp chúng ta trở về với kỷ niệm liên quan đến nó; kỷ niệm này có thể là một cá nhân hay một nơi chốn. Có những người nghiện mùi rừng cây hoang dã ban mai đến nỗi họ luôn luôn quay về đó khi có cơ hội. Có người nghiện mùi mặn của biển. Khi tình cở gặp một mùi quen thuộc của thời thơ ấu như mùi tranh nứa, bạn sẽ rất dễ xúc động nhớ quê nhà. Henshaw nhắc đến triết gia Tây Ban Nha Marta Tafalla sống ở Barcelona với khuyết tật bẩm sinh là tê liệt khứu giác. Bà có câu nói nổi tiếng: “Thế giới này sẽ ít đẹp hơn nhưng cũng ít xấu xí hơn nếu ta không thể cảm nhận về mùi”. Các nhà thiết kế đô thị và kiến trúc sư không thể bị đổ lỗi nếu họ không xét đến yếu tố mùi trong công việc của mình. Lý do là giới khoa học mới chỉ nghiên cứu nhiều hơn về khứu giác (một trong các giác quan bí ẩn nhất của con người) từ đầu năm 1990 và đến năm 2004, giải Nobel hoá học mới được trao cho một khám phá về cách làm việc của mũi. Bây giờ, chúng ta biết con người có thể phân biệt được 10.000 mùi khác nhau. Đàn ông đàn bà có khả năng tương đương trong lĩnh vực này, nhưng phụ nữ thường tự cho mình “nhạy cảm” với mùi hơn trong khi đàn ông thích nhận mình “đánh hơi kém” (cứ nghĩ đến việc các bà vợ ngửi mùi lạ trên áo của chồng thì thấy). “Thực ra, hai giới không có sự khác biệt, trừ cách đàn bà phản ứng dữ dội hơn khi ngửi thấy một mùi tệ hại, thậm chí nôn oẹ; còn đàn ông phản ứng bình tĩnh hơn, thậm chí chấp nhận sống chung với nó” – Henshaw nói. Nếu mùi này được ưa thích hơn mùi khác thì tại sao các nhà qui hoạch đô thị không làm “đậm’ thêm mùi ưa thích tại một khu dân cư để thu hút người dân đến sống. Ví dụ như mùi cà phê, mùi hoa. Điều gì sẽ xảy ra nếu khu phố bạn ở có mùi của một buổi chợ sáng sớm nông thôn hay mùi biển mặn. “Ngay cả các thành phố-cảng cá cũng có sức hấp dẫn riêng của nó nếu chúng ta biết khai thác lợi thế” – một kiến trúc sư nói.

LẬP XUÂN

(Theo Japan Times 7.2015)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT