DU KHÁCH ĐI CHẬM, NGƯỜI THÀNH PHỐ ĐI NHANH

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nhà nghiên cứu đô thị Richard Florida từng đưa một post lên trang mạng xã hội Twitter, trong đó ông cho rằng việc người thành phố đi bộ với tốc độ nhanh là chỉ dẫn cho hoạt động kinh tế luôn sôi động, không có chỗ cho sự chậm chạp lề mề. Trên đườnb phố, nếu ta thấy có người đi chậm thì đó thường là du khách

                            DU KHÁCH ĐI CHẬM, NGƯỜI THÀNH PHỐ ĐI NHANH - 1

Robot hoá con người đô thị

“Cứ nhìn vào những toa tầu điện ngầm đông đúc và chính xác đến từng giây thì thấy thành phố vận hành hối hả thế nào trong 24 tiếng không ngủ của nó. Trên nét mặt người nào cũng hiện nét vội vã lo toan, dù ở chiều đi hay ở chiều về. Họ luôn có cảm giác sắp bị lỡ một công việc nào đó nên không có chỗ cho sự lan man trò chuyện. Người ta đứng hay ngồi sát bên nhau nhưng lại cực kỳ xa lạ và cảnh giác. Không muốn tạo cơ hội cho người khác bắt chuyện với mình. Khoảng cách vô hình được giữ vững như thế cho đến khi xuống tầu. Và tiếp tục, ngày này sang ngày khác” – ông viết. Florida dùng từ “robot hoá (hay cơ khí hóa) con người đô thị” để nói về tác phong này. “Không  chỉ có cuộc sống đô thị tất bật mà quá trình chuyển hoá chất trong cơ thể mỗi con người đô thị cũng tất bật hơn nơi khác. Kể cả trong một hoạt động đơn giản nhất là đi bộ. Cách đi của người đô thị cũng khác cách đi của người nhà quê nông nhàn” – ông nhấn mạnh. Đã có nhiều nghiên cứu về tốc độ đi bộ của người dân sống trong các khu vực địa lý, khí hậu và dân cư khác nhau trên thế giới. Rồi khác biệt giữa vùng đô thị và vùng nông thôn. Trong số những phát hiện có một điểm nổi bật: “mối quan hệ nhân quả” giữa bước chân và bề dày của ví tiền. Người càng nhiều tiền đi bộ càng nhanh và đi bộ càng nhanh cơ hội kiếm tiền càng nhiều! Phần lớn công trình nghiên cứu về tốc độ đi bộ (cả nghiêm túc lẫn bông lơn) của cư dân đô thị được tiến hành từ năm 1976, khi đôi vợ chồng nhà tâm lý Marc và Helen Bornstein xuất bản một bài viết gây dư luận về vấn đề này trên tờ tạp san khoa học Nature có uy tín. Bornstein cho biết, mục đích nghiên cứu của ông là để tìm hiểu mối quan hệ giữa dân số con người tăng nhanh và sự thay đổi tác phong sống của cư dân đô thị, trong đó có cả cách họ bước đi ngoài đường phố. Để thuận lợi cho công việc nghiên cứu, hai người lần lượt dọn vào sống tại các trung tâm náo nhiệt nhất của 15 thành phố và thị trấn khác nhau trong những ngày nắng ấm, khi thời tiết không ảnh hưởng đến tác phong. Họ đo tốc độ đi bộ của những khách bộ hành trên đoạn đường quan sát 15 mét. Kết quả cho thấy có sự tương tác rõ ràng giữa tốc độ đi bộ và dân số. Ngoài số ít ngoại lệ, những cư dân sống trong các khu phố đông đúc như Brooklyn, New York (2,6 triệu người), đi bộ nhanh hơn những người sống tại các khu phố thưa thớt như ngôi làng Psychro, Hy Lạp (chỉ có 365 dân). Phân tích của Bornstein khẳng định “không chỉ cuộc sống đô thị tất bật hơn vùng nông thôn, mà nhịp sống của từng đô thị cũng khác tuỳ mật độ dân số; bất kể ở nền văn hoá nào”.

DU KHÁCH ĐI CHẬM, NGƯỜI THÀNH PHỐ ĐI NHANH - 2

Đi bộ nhanh là để tránh can thiệp xã hội vào dòng chảy riêng tư

Cuối cùng, vợ chồng Bornstein kết luận: Cuộc sống đông đúc tại các thành phố đã tạo ra xu hướng tránh tiếp xúc với người khác trong một loạt tác phong có cùng tên gọi là: “giảm mức độ can thiệp của xã hội” (social interference) vào cuộc sống cá nhân. Đi bộ nhanh là một tác phong như thế. Một số nhà tâm lý cùng thế hệ với Bornstein cũng đồng tình với kết luận này. Ví dụ, nhà tâm lý Stanley Milgram tin rằng, chính “cảm giác quá tải” (sensory overload) của môi trường đô thị hay “quá tải nhận thức” (cognitive overload) đã tạo ra “phản ứng thủ thế về mặt xã hội” (social withdrawal response). Phản ứng này được thể hiện bằng việc đi nhanh mà mục đích là “giới hạn tối đa việc kích thích sự chú ý người khác trong môi trường đi qua hầu trách đối thoại làm mất thời gian”. Nói rõ hơn, đi nhanh là để không ai kịp nhận ra bạn và làm gián đoạn dòng chảy riêng tư của bạn. Đến năm 1989, hai nhà địa lý học D. Jim Walmsley và Gareth Lewis tìm cách lập lại nghiên cứu của vợ chồng Bornstein và chỉ ra một điểm yếu trong “thuyết quá tải nhận thức”. Đó là không phải người dân đô thị nào cũng đi bộ nhanh. Walmsley nói: “Đối với những người mới vào sống trong một thành phố đông đúc thì việc kích thích sự chú ý của người khác trong môi trường đi qua sẽ có lợi cho họ hơn là có hại. Vì vậy họ sẽ đi chậm để chờ đợi các mối quan hệ  mới”. Có lẽ, Walmsley và Lewis là những người đầu tiên kiểm chứng lại kết luận của Bornstein. Để chứng tỏ kết luận này là đúng, họ đã tìm cách giải đáp câu hỏi “tại sao người đô thị lại đi bộ nhanh?”. Phương pháp nghiên cứu của họ khá đơn giản. Walmsley và Lewis đo thời gian đi bộ của 1.300 khách bộ hành tại 10 nơi ở Anh và Úc; từ Luân Đôn (dân số 6,7 triệu) đến Glen Innes (dân số 6.000). So sánh với công trình nghiên cứu của Bornstein, họ phát hiện ra một nguyên lý: tốc độ đi bộ tỉ lệ với độ lớn của thành phố, dù khác biệt không nhiều như nghiên cứu của Bornstein. Vào thời gian buổi sáng, tốc độ đi bộ của người dân Luân Đôn khoảng 1,68 mét/giây. Walmsley và Lewis đã đưa kết quả công trình nghiên cứu của họ lên tập san Environment and Behavior. Giải thích mối quan hệ giữa kích cỡ thành phố và tốc độ bước chân dưới góc độ kinh tế, họ cho rằng các yếu tố kinh tế có vai trò then chốt trong tốc độ đi bộ. “Khi một thành phố phình ra về dân số, thu nhập và chi phí sống cùng tăng, thời gian sẽ trở thành một loại “hàng hoá” có giá trị. Áp lực phải kinh tế hoá quĩ thời gian trở nên cấp bách hơn, dẫn đến nhịp sống nhanh hơn và hối hả hơn” - Walmsley và Lewis viết.

DU KHÁCH ĐI CHẬM, NGƯỜI THÀNH PHỐ ĐI NHANH - 3

DU KHÁCH ĐI CHẬM, NGƯỜI THÀNH PHỐ ĐI NHANH - 4

Các thành phố có tốc độ đi bộ nhanh nhất đều nằm tại các nước giàu

DU KHÁCH ĐI CHẬM, NGƯỜI THÀNH PHỐ ĐI NHANH - 5

Mối quan hệ giữa thời gian, tiền bạc và đi bộ được củng cố hơn nữa trong nghiên cứu năm 2010 của nhà tâm lý Robert Levine thuộc Đại học bangCalifornia ở Fresno(California, Mỹ). Levine nghiên cứu kỹ cái mà ông gọi là “nhịp sống” (pace of life) trong các thành phố khác nhau, chủ yếu là các thành phố lớn, đông dân tại 31 nước trên thế giới. Trong bài viết đăng trên tờ Journal of Cross-Cultural Psychology, Levine giải thích nghiên cứu của mình là “để biết, ngoài kích cỡ dân số, còn các yếu tố văn hoá nào có thể ảnh hưởng đến tốc độ đi bộ của người dân đô thị”. Levine đo lường 3 “pace of life” khác nhau là: tốc độ đi bộ (walking speed), tốc độ làm việc (work speed) và sự chính xác của đồng hồ (clock accuracy). Về tốc độ đi bộ, 10 thành phố có tốc độ đi bộ nhanh nhất là Dublin (Ireland), Amsterdam (Hà Lan), Bern/Zurich (Thuỵ Sĩ), London (Anh), Frankfurt (Đức), New York (Mỹ), Tokyo (Nhật Bản), Paris (Pháp), Nairobi (Kenya) và Rome (Ý). Ngoài Nairobi của Kenya, nơi sản xuất nhiều vận động viên vô địch marathon quốc tế, kể cả New York City Marathon; tất cả các thành phố có tốc độ đi bộ nhanh nhất đều nằm tại các nước giàu. Phân tích sâu hơn qua thống kê thì thấy: hai trong 3 chỉ số dự báo đáng tin cậy nhất về tốc độ đi bộ là: GDP và sức mua (mãi lực). Chỉ số thứ 3 là chủ nghĩa cá nhân (individualism). Thật vậy, khi Levine xem xét tất cả 3 thước đo nhịp sống (tốc độ đi bộ, tốc độ làm việc và sự chính xác của đồng hồ) thì ông thấy chúng đều nhanh hơn tại những nước có nền kinh tế đã phát triển và có hiệu suất lao động cao nhất như Tây Âu và Nhật Bản. Ông thấy người tại các nước nghèo thường đi đứng chậm chạp, làm việc lề mề và quen dùng “giờ cao su” hơn các nước khác. “Nhanh hơn” là chỉ dẫn cho sức sống mãnh liệt của một nền kinh tế, dấu hiệu của hiệu suất lao động cao và “giá trị của thời gian” được nhìn nhận đúng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Levine bị thử thách một phần bởi một nghiên cứu mới về tốc độ đi bộ tại 32 nước do nhà tâm lý Anh Richard Wiseman thực hiện. Công trình của Wiseman chưa kết thúc vì phương pháp nghiên cứu còn phải chấn chỉnh lại. Nhưng kết quả khác với nghiên cứu của Levine ở một số điểm. Ví dụ, Tokyo, chỉ xếp hàng thứ 19 trong danh sách đi bộ nhanh của Wiseman, trong khi Dublin và New York vẫn ở top 10 giống danh sách của Levine. Điều thú vị là Wiseman đưa thêm Singapore và Trung Quốc, Brazilvào số các nước có tốc độ đi bộ ngày càng nhanh. Điều này hợp lý vì TQ và Brazilthuộc nhóm nước có mức tăng GDP nhanh nhất và hoạt động kinh tế năng động nhất hiện nay.

L.T.S

 (Theo Atlantic Unbound 7.2015)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT