Đi lễ chùa Hương - Miền đất Phật với 3 điều "nhất"

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chùa Hương là chùa có lễ hội kéo dài nhất, không gian dài nhất và đông người trẩy hội nhất.

Đi lễ chùa Hương - Miền đất Phật với 3 điều "nhất" - 1

Bức ảnh Mùa hoa súng của tác giả Trần Quang Quý đạt giải nhất và 10 tác phẩm của Việt Nam vào chung kết cuộc thi Mùa Xuân 2020 của Agora.

Theo Thượng tọa Thích Minh Hiền, động chủ Hương Tích đời thứ 12, lễ hội chùa Hương là lễ hội dài nhất Việt Nam. Trong các ngôi chùa, thì lễ hội chùa Hương kéo dài 3 tháng, và là lễ hội có phạm vi, diện tích, và có số lượng người hành hương đông nhất. Với 3 đặc điểm đó, đã tạo nên cho lễ hội chùa Hương in dấu trong tâm thức của người Việt Nam. Đặc biệt là giới trẻ ngày càng trẩy hội chùa Hương rất đông.

Đi lễ chùa Hương - Miền đất Phật với 3 điều "nhất" - 2

Chùa Hương được công nhận là Di tích Quốc Gia lầu tiên năm 1962 và tiếp đến là năm 1990, và gần đây, là năm 2018 được thêm hai chữ "đặc biệt".

Theo Thượng tọa Thích Minh Hiền: "Khi nhận hai chữ Di tích Quốc gia Đặc biệt, chúng tôi cũng xin nêu ba đặc điểm khác biệt và lớn nhất như đã nêu trên. 3 đặc điểm này đã tạo  vị trí cho Lễ hội chùa Hương. Chùa Hương có 21 tự viện, đình đền, chùa, hang động thờ Phật và thờ thần linh theo tín ngưỡng của người bản địa".

Chính điều đó tạo nên phạm vi rộng lớn về chiều dài, không gian, thời gian. Đặc biệt là kiến trúc tự viện hang động, và pho tượng Phật Bà Quan Âm Hương Tích tạo nên những vị trí hiếm có của chùa Hương.

Đi lễ chùa Hương - Miền đất Phật với 3 điều "nhất" - 3

Động Hương Tích linh thiêng

Từ nhiều năm nay, dân gian đã có tín ngưỡng cầu tự, những ai khó khăn, mong muốn sinh con thì tới động Hương Tích để cầu tự trong niềm hy vọng .

Hiện nay, chùa Hương đã hết hội, trở về những ngày tháng không còn đông đúc. Vẫn như mọi năm, cứ hết hội là thôn Yến Vĩ chịu trách nhiệm quản lý đò thuyền. Ban quản lý đã đặt quầy bán vé thắng cảnh ở cầu Yến và có 2 trạm điều thuyền dọc 2 bên dòng suối.

Thuyền này do ban lãnh đạo thôn tổ chức và xếp số cho người dân địa phương chèo, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về lễ Phật. Bất kể du khách nào muốn về lễ phật đều mua vé ở đó, đảm bảo du khách tránh bị lừa, bị cò mồi dẫn dắt đi lung tung, đi không đúng đường và không đi được hết địa điểm chính của chùa Hương.

Đi lễ chùa Hương - Miền đất Phật với 3 điều "nhất" - 4

Thời khắc giao thừa trong chùa Hương luôn in dấu trong lòng mỗi Phật tử

Chùa Hương có 3 điểm chính sau: Đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích. Ngoài ra, còn rất nhiều những chùa khác mà du khách có nhu cầu có thể đi.

Lưu ý, giá vé thắng cảnh và vé đò năm 2022: 

- Vé thắng cảnh + vé đò = 130.000đ/người

-Thắng cảnh : 80.000đ/người

-Đò thuyền (vào + ra) : 50.000đ/người

Ngoài giá vé này, du khách không phải trả thêm bất cứ chi phí nào.

Chùa Hương từ trước tới nay, hiện tượng cò mồi không còn xa lạ nữa. Nhưng hiện tại, rất nhiều cò mồi lừa dối du khách, đưa họ đi đường khác, đưa đi Đức Thánh Cả thay vì đi chùa Thiên Trù và động Hương tích .... với giá cắt cổ lên đến tiền triệu.

Vì vậy, để đảm bảo cho du khách đi lễ chùa được thoải mái nhất, nên mua vé đúng địa điểm bán vé của ban quản lí, không nghe bất cứ cò mồi nào đuổi theo và lời mời chào.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kỳ Phong

CLIP HOT