Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Có một nơi trong lòng thành phố vẫn đang lưu giữ những kiến thức quý báu của các danh y Việt Nam từ ngàn xưa, rằng “Nam dược trị Nam nhân”.

Sài Gòn ồn ã, Sài Gòn náo nhiệt. Đó là điều người ta hay nói về Sài Gòn. Nhưng ngoài cái ồn ào và náo nhiệt đó, thành phố 300 năm tuổi này vẫn ôm ấp những giá trị hoài cổ và thật đáng tự hào. Hãy tạm quên những công nghệ hiện đại và khoa học tối tân, mời bạn ghé thăm một bảo tàng tư nhân độc nhất vô nhị tại Sài Gòn, nơi lưu trữ những kiến thức y học từ chính tổ tiên người Việt.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 1

Ảnh: FitoMuseum.com.vn.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam (YHCTVN) là một bảo tàng tư nhân, do công ty dược phẩm FITO xây dựng từ năm 2007, ẩn mình ở một góc khiêm nhường ngay cạnh những nhà hàng náo nhiệt của khu Kỳ Hòa, và chỉ cách con đường Ba Tháng Hai đông đúc chỉ chưa đầy 500 m.

Nhìn từ bên ngoài, Bảo tàng YHCTVN không quá nổi bật trên diện tích khiêm tốn khoảng 100 m2 với 1 tầng trệt và 5 lầu. Được biết, các nội thất nơi đây được tận dụng từ một ngôi nhà cổ ở Hà Nội. Những nghệ nhân đã tháo dỡ các cột trụ, gạch đá để đưa vào TP.HCM và tái hiện lại nội thất truyền thống của một ngôi nhà Việt Nam kiểu xưa. Từng viên gạch, mái ngói, cột nhà đều được chăm chút rất tỉ mẩn, cùng với bộ sưu tập dày công các tác phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa - lịch sử lâu đời.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 2

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 3

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 4

Những bộ sưu tập dày công

Là một bảo tàng về y học cổ truyền, tất nhiên nơi đây chứa rất nhiều những bộ sưu tập về các loại dược liệu được biết đến trong điều trị bệnh; các dụng cụ được sử dụng trong công việc bào chế, bảo quản thuốc; và cả những thang thuốc được truyền lại từ lâu như Chí Bảo Đơn, Minh Mạng Thang… Tất cả đều được sắp xếp khoa học với cách bày trí sáng tạo và bắt mắt. Xuyên suốt không gian Bảo tàng là sự đề cao vai trò của các loại dược liệu tự nhiên, như trong câu nói đầy tự hào của thiền sư Tuệ Tĩnh: “Nam dược trị Nam nhân”.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 5

Bộ sưu tập hàng trăm loại thảo dược và khoáng chất có công dụng chữa bệnh

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 6

Các túi dược liệu từ cây thuốc nam.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 7

Phòng sưu tập rượu thuốc rất đa dạng, từ kỷ tử đến nhân sâm, hổ mang, tắc kè...

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 8

...với những nguyên tắc cân bằng âm dương giúp điều trị bệnh.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 9

Minh Mạng Thang - nổi tiếng với câu "Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử". Vua Minh Mạng được cho là có 167 người con với 300 người vợ nhờ sử dụng thường xuyên bài thuốc này.

Tái hiện lịch sử

Không gian Bảo tàng YHCTVN mang đậm dấu ấn lịch sử với những cổ vật từ thời tiền sử và những hình ảnh tái hiện các nhà thuốc, các phương pháp bào chế thuốc mà người tham quan có thể tự tay làm thử, giúp cho buổi tham quan trở nên thú vị hơn.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 10

Các công cụ bào chế thuốc như cân, sàn, thuyền tán.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 11

Bố cục của một nhà thuốc với 9 lần 9 = 81 tủ thuốc.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 12

Một số mẫu quảng cáo thuốc vào thế kỷ XX.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 13

Một số mẫu quảng cáo thuốc vào thế kỷ XX.

Một tác phẩm đáng chú ý của Bảo tàng là bức tranh điêu khắc bằng gỗ, thể hiện tên của 100 vị danh y và tác giả y học cổ truyền từ thế kỷ XI đến nay như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác. Bức tranh được thể hiện bằng hình tượng một thân cây to lớn với phần rễ chắc chắn đi kèm với tên những vị thầy thuốc đầu tiên, những người đã đặt nền móng cho y học dân tộc. Lên cao dần, tán cây lan rộng ra thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của ngành y và đến phần đỉnh, là những chồi non mới tiếp tục vươn cao không ngừng. Tác phẩm này có tên là Bách Gia Y - hay còn gọi là Cây thế hệ thầy thuốc Việt Nam, có khối lượng lên đến 500 kg, được hoàn thành bởi nhiều nghệ nhân làm việc trong nhiều tháng liền.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 14

Bên cạnh việc trải nghiệm một không gian hoài cổ, bạn cũng hãy tích cóp những kiến thức chăm sóc sức khỏe cơ bản từ đây. Cũng đừng bỏ qua buổi chiếu phim về y học cổ truyền, cũng như cách cơ thể vận động theo ngũ hành và hãy thưởng thức một tách trà nóng ở cuối buổi tham quan lý thú này.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam - khiêm nhường giữa Sài Gòn nhộn nhịp - 15

Thông tin liên hệ

Bảo tàng tư nhân Y học Cổ truyền Việt Nam

Địa chỉ: 41 Hoàng Dư Khương, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Vé vào cổng: 120.000 đồng/người lớn, 60.000 đồng/trẻ em dưới 1.2m (đã bao gồm thuyết minh Tiếng Việt/Tiếng Anh)

Giờ mở cửa: Hàng ngày từ 8:30 đến 17:00; tuy nhiên hiện tại, Bảo tàng vẫn đang đóng cửa trong thời điểm dịch bệnh

Tel/Fax: (84) 2838642430 / 2838627812

E-mail: museum@fito.vn

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sưu Hóm (Travellive+)

CLIP HOT