10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
1. Thức uống quốc dân của Malaysia là Milo
Sữa Milo
Mọi người ở quốc gia Đông Nam Á này đều thích uống Milo. Thức uống được bày bán ở khắp nơi từ những quán cà phê, cửa hàng KFC đến những cửa hàng nhỏ bên đường.
Tại Malaysia, Milo được dùng để biến tấu thành nhiều phiên bản khác nhau, từ sữa nóng, sữa lạnh đến các loại thạch, bánh, kẹo,...
2. Những cơn bão đối với người Malaysia cũng chỉ là cơn mưa ngang qua
Người dân nơi đây đã quá quen thuộc với sấm chớp, gió bão nên họ chỉ coi đây là mưa mà thôi. Mà trời mưa thì cũng như bình thường, việc ai người nấy làm, thậm chí họ còn thảnh thơi đi thư giãn tại những trung tâm thương mại.
3. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến
Malaysia là một quốc gia xinh đẹp và phát triển đa dân tộc, đa văn hóa. Theo lịch sử đã ghi chép thì nguồn gốc những người sinh sống tại Malaysia chủ yếu bắt nguồn từ người Malay, Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngôn ngữ chính vẫn là tiếng Malay hay còn gọi là Bahasa Malaysia nhưng đất nước này vốn bị người Anh chiếm đóng hơn 100 năm và tiếp tục là một trong những thành viên của Khối thịnh vượng chung kể từ năm 1957 nên tiếng Anh trở nên phổ biến hơn nhiều ngôn ngữ khác.
Bất kì hoạt động lớn nhỏ, hành chính, quảng cáo, khắp các đường phố thì người dân ở Malaysia đều sử dụng tiếng Anh.
4. Singapore từng là một phần của Malaysia
Bản đồ Malaysia từng có đất nước Singapore nhỏ bé. Singapore vốn là một trong 14 bang của đất nước từ năm 1963 đến 1965, nhưng đã độc lập sau hai năm căng thẳng về kinh tế và chính trị. Một giả thuyết về cái tên "Malaysia" là "si" dùng để chỉ Singapore, mặc dù từ này vẫn không thay đổi kể từ khi 2 vùng đất này chia cách.
5. Đức vua theo nhiệm kỳ
Quốc vương Malaysia là người đứng đầu nhà nước Liên bang Malaysia. Các quốc vương được suy tôn theo hình thức bầu chọn và việc bầu chọn ra quốc vương được diễn ra 5 năm một lần. Mỗi vị vua sẽ được chọn từ từ các Sultan của 9 bang hồi giáo trên Bán đảo Mã Lai gồm Johor, Kedah, Kelantan, Negeri Sembilan, Pahang, Perak, Perlis, Selangor và Terengganu.
6. Hai nửa đất nước
Ít nơi nào được mô tả là "đất nước chia đôi" giống như Malaysia. Những bãi biển và đô thị lấp lánh trên Bán đảo Mã Lai (còn được gọi là "Tây Malaysia") - nơi có thủ đô Kuala Lumpur. Đông Malaysia nằm trên đảo Borneo, có bờ biển dài 2.607 km với rừng nhiệt đới bao phủ giáp liền với Indonesia và Brunei.
13 bang của Malaysia dựa trên nền tảng các vương quốc Mã Lai lịch sử, 9 trong số 11 bang Bán đảo vẫn duy trì các gia tộc vương thất của mình, và được gọi là các bang Mã Lai
7. Bạn có thể thực hiện một chuyến đi đường bộ từ Na Uy đến Malaysia
Tanjung Piai, ở mũi dưới của Bán đảo Mã Lai là điểm cực nam trên vùng đất Á-Âu. Vì vậy, về lý thuyết, bạn có thể lái xe từ Nordkapp ở Na Uy - vị trí cực bắc của Tây Âu đến mũi đất xa xôi của Malaysia này mà không cần phải đi phà. Khoảng cách là 5.867 dặm theo đường chim bay và thực tế du khách phải đi qua 5 quốc gia khác ngoài Na Uy và Malaysia gồm Nga, Kazakhstan, Trung Quốc, Myanma và Thái Lan.
8. Những cái nhất ở Malaysia
Toà tháp đôi cao nhất thế giới
Tại đây có toà tháp đôi cao nhất thế giới, có tượng Đức Phật ngủ lớn thứ ba thế giới và thậm chí là cây cầu dài nhất cũng như ngọn núi cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Sầu riêng và măng cụt nơi đây cũng được đánh giá là ngon nhất, được mệnh danh là "vua và nữ hoàng trái cây"
9. Nhà vệ sinh theo phong cách ngồi xổm
Thời nay có lẽ rất ít người Việt còn biết đến phong cách ngồi xổm trong nhà vệ sinh tuy nhiên ở Malaysia thì đây vẫn là điểm phổ biến. Những khu vực như điểm du lịch Penang chỉ có nhà vệ sinh theo kiểu này.
10. Những điều cấm kỵ ở Malaysia
Vì là một quốc gia với phần lớn dân số theo đạo Hồi, đạo Phật và đạo Thiên Chúa nên Malaysia là một đất nước khá quan trọng về tác phong và lễ nghĩa.
Tại Malaysia, việc bạn mang hẳn giày vào nhà một ai đó được xem là thô lỗ, sẽ khiến họ khó chịu.
Ngoài ra, du khác nên tránh thể hiện tình cảm nơi công cộng hay mặc các bộ quần áo quá hở hang vì ở đất nước này đó được xem là một điều cấm kỵ. Và đôi khi, trên đường phố, du khách có thể bắt gặp những tấm biển ”cấm hôn nhau” được viết bằng cả 4 thứ tiếng.