'Mây đĩa bay' đã hạ cánh xuống núi Chứa Chan

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sáng nay, nhiều người dân sinh sống gần khu vực núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) đã chụp lại hình ảnh đỉnh núi bị mây "đĩa bay" che phủ.

Núi Chứa Chan tọa lạc tại thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cách TP.HCM khoảng 100 km. Ngọn núi được mệnh danh là "nóc nhà của tỉnh Đồng Nai" với độ cao 837 m, có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp. Núi Chứa Chan hiện là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng ngày 29/3/2012.

Tầm sáng sớm ngày 25/11, nhiều người dân sinh sống gần núi Chứa Chan đã phát hiện cảnh tượng "mây đĩa bay" bao phủ đỉnh núi, tương tự như ở Núi Bà Đen của tỉnh Tây Ninh.

'Mây đĩa bay' đã hạ cánh xuống núi Chứa Chan - 1

Hình ảnh của độc giả Đinh Tiến Lộc, chụp từ sân nhà ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cho thấy một đám mây dày đặc hình vòng cung bao phủ lấy đỉnh núi.

'Mây đĩa bay' đã hạ cánh xuống núi Chứa Chan - 2

"Mây đĩa bay" đã ghé thăm núi Chứa Chan vào sáng sớm hôm nay. Ảnh: Nguyễn Hậu.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy - chuyên gia về biến đổi khí hậu - cho biết: "Đây là một loại mây hiếm gặp, gọi là hiện tượng 'mây thấu kính', được hình thành ở tầng đối lưu và cực kỳ đặc biệt. Chúng được tạo ra từ rìa của những tầng sóng không khí hoặc giữa các lớp gió với nhau. Điều đặc biệt của nó là dù gió mạnh cỡ vừa cũng không khiến mây bị vỡ cấu trúc hoặc bị tan. Nó chỉ tan khi có đám mây khác lớn hơn xâm lấn đến, hoặc hơi ẩm tại chỗ ngưng bốc hơi, ngưng cấp năng lượng cho nó".

'Mây đĩa bay' đã hạ cánh xuống núi Chứa Chan - 3

Khối mây lạ bao phủ đỉnh núi Bà Đen và núi Chứa Chan được chuyên gia giải thích là hiện tượng "mây thấu kính" hiếm gặp.

Giải thích về điều kiện hình thành mây thấu kính, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy chia sẻ, cần có một dòng không khí khô mà lạnh di chuyển theo phương ngang song song mặt đất đi vào một khu vực có dòng không khí nóng ẩm đang bốc hơi ổn định từ một quả núi hay đồi. Khi lớp không khí ẩm tại quả núi bị đẩy lên cao gặp khối không khí khô và lạnh đi vào theo chiều gió ngang thì lập tức xuất hiện hiện tượng ngưng tụ, tạo thành những "đĩa mây" chồng lên nhau. Cả núi Bà Đen và núi Chứa Chan có dạng tròn như một giá thể, thích hợp để hai khối không khí tương tác và xoáy quanh nó tạo thành đĩa mây thấu kính.

Ngày 24/11, nhiều người dùng mạng xã hội Facebook đã đồng loạt chia sẻ nhiều hình ảnh ghi lại khoảnh khắc về hiện tượng đám mây kỳ lạ bao phủ đỉnh núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh. Các cư dân mạng phỏng đoán đó là "đĩa bay" của người ngoài hành tinh. Số khác lại cho rằng đó là "thông điệp từ vũ trụ" báo điều tốt lành sắp xảy ra. 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

B.T.

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.