Lớp học “thổ hoa” bên dòng sông Đáy

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

“Quê tôi chạy dẻo bờ đê, Bên dòng sông Đáy có nghề thổ hoa”.

Nằm soi mình bên dòng sông Đáy, làng gốm Quyết Thành (thị trấn Quế, huyện Kim Bảng) là làng nghề đã có hàng trăm năm tuổi. Từ nguyên liệu đất sét, qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân đã tạo nên những sản phẩm tinh tế… Trải qua bao thăng trầm, có những giai đoạn nghề gốm tưởng chừng như bị mai một, nhưng chính quyền và nhân dân nơi đây  vẫn đang nỗ lực để gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề trước nhiều khó khăn, thách thức.

Lớp học “thổ hoa” bên dòng sông Đáy - 1

Cùng với tinh thần nhiệt huyết, ý thức giữ gìn, phát huy làng nghề truyền thống cha ông để lại của mỗi người thợ làm nghề, thời gian qua, chính quyền địa phương cũng thường xuyên, quan tâm, tạo điều kiện để các hộ dân yên tâm sản xuất như thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn, quan tâm tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng... Gần đây nhất là việc, UBND thị trấn Quế phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp huyện Kim Bảng tổ chức dạy nghề cho gần 20 học viên là người dân trên địa bàn thị trấn.

Lớp học “thổ hoa” bên dòng sông Đáy - 2

Nghệ nhân Lại Văn Tiến, giảng viên của lớp học cho biết: "Nghề gốm rất chọn người, để thành công và gắn bó được từ nghề này trước tiên phải có các yếu tố cơ bản là năng khiếu điêu khắc, hội họa và tính kiên trì... Để thành thạo nghề gốm, mỗi học viên cần tham gia liên tục nhiều lớp học và phải tự rèn luyện trong suốt quá trình làm nghề. Những lớp học nghề gốm đã và đang góp phần bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề, khơi dạy tình yêu với nghề gốm trong mỗi người con làng gốm".

Lớp học “thổ hoa” bên dòng sông Đáy - 3

UBND thị trấn Quế phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp huyện Kim Bảng tổ chức dạy nghề cho gần 20 học viên là người dân trên địa bàn thị trấn.

Lớp học “thổ hoa” bên dòng sông Đáy - 4

Sau khi tham gia lớp học, các học viên sẽ biết được những kỹ thuật cơ bản của nghề gốm như: làm đất, tạo hình bằng tay (nặn, đắp cuộn, trau, vuốt...), vẽ họa tiết, tráng men...

Lớp học “thổ hoa” bên dòng sông Đáy - 5

Cô Chu Thị Huệ, người dân làng gốm Quyết Thành chia sẻ: Chúng tôi đều là những người nông dân, tranh thủ lúc nông nhàn để học nghề làm gốm. Sau khi thành thạo các công đoạn của nghề gốm, chúng tôi được nhận vào làm ngay tại xưởng để cải thiện thu nhập.

Lớp học “thổ hoa” bên dòng sông Đáy - 6

Lớp học thu hút sự tham gia của những người yêu nghề gốm, trong đó có không ít các bạn trẻ có niềm đam mê đặc biệt với nghề gốm và mong muốn tiếp bước ông cha giữ gìn và phát huy nghề gốm truyền thống.

Em Nguyễn Hương Giang, học viên lớp học nghề cho biết: Sinh ra và lớn lên ở làng nghề gốm Quyết Thành, ngay từ khi còn nhỏ, em đã được tiếp xúc với các công đoạn của làm gốm nên đặc biệt yêu thích những sản phẩm của làng nghề. Em mong muốn được theo nghề của ông cha nên ngay khi có lớp học nghề, em đã đăng ký tham gia với hy vọng, mai này sẽ đưa thương hiệu sản phẩm gốm Quyết Thành ngày càng phát triển.

Làng Gốm Quyết Thành hiện có khoảng 50 hộ làm nghề. Những năm gần đây, làng gốm truyền thống Quyết Thành đã có sự thay đổi căn bản. Hiện nay các lò gốm thủ công của làng vẫn đang duy trì hoạt động và có sự đầu tư phát triển mới. Cùng với đó, có thêm 2 lò nung sử dụng công nghệ đốt ga hiện đại. Chính vì thế, sản phẩm của làng gốm đã đồng đều, đa dạng, phong phú với nhiều sản phẩm như: ấm chén, lọ hoa, lọ đựng rượu, chậu gốm nghệ thuật trồng cây cảnh, tượng nghệ thuật…

Lớp học “thổ hoa” bên dòng sông Đáy - 7Lớp học “thổ hoa” bên dòng sông Đáy - 8Lớp học “thổ hoa” bên dòng sông Đáy - 9Sản phẩm của làng gốm ngày nay rất đa dạng, phong phú với nhiều sản phẩm như: ấm chén, lọ hoa, lọ đựng rượu, chậu gốm nghệ thuật trồng cây cảnh, tượng nghệ thuật…

Với truyền thống lịch sử lâu đời của mảnh đất và con người nơi đây, sản phẩm gốm Quyết Thành sẽ tiếp tục phát triển, khẳng định vị trí với từng sản phẩm và bí quyết của một làng nghề truyền thống có bề dày hơn 500 năm tuổi, mãi là niềm tự hào của mảnh đất và con người nơi đây.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nguyễn Khánh (Báo Hà Nam)

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.