Giải mã 8 kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Những đám mây có hình dáng khác lạ, nhiều màu sắc thu hút sự tò mò của mọi người. Tuy nhiên, đa số chúng đều báo hiệu thời tiết khắc nghiệt.

Theo Mental Floss, những đám mây mỏng manh hoặc có hình dáng độc đáo là hiện tượng tự nhiên khác lạ, khiến nhiều người tò mò.

Đôi khi, bạn sẽ chứng kiến ​​một đám mây trông giống UFO, sóng biển đang vỡ hoặc phiên bản màu trắng của quái vật khói trong "Lost". Những đám mây bất thường đó đều ẩn chức những ý nghĩa khác nhau.

1. Đám mây dạng thấu kính

Đúng như tên gọi, các đám mây có hình thấu kính được so sánh với UFO hoặc chồng bánh kếp.

Khi gió lớn gặp phải một vật thể cao - chẳng hạn một ngọn núi hay thậm chí là tòa nhà cao tầng, không khí đôi khi bị chuyển hướng tạo thành những đám mây có hình thượng lạ lên trên nó. Không khí đó nguội đi khi gió bay lên và nếu chứa đủ độ ẩm, nó sẽ ngưng tụ thành đám mây phẳng.

Giải mã 8 kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời - 1

Mây dạng thấu kính dị thường ở Nhật Bản. Ảnh: Aerotime.

Mặc dù đám mây dạng thấu kính thường trông giống như đang lơ lửng ở trạng thái cố định ngay phía trên đỉnh núi, thực ra nó đang chuyển động không ngừng.

Khi cơn gió thổi thẳng vào một chướng ngại vật, mây có thể sẽ bay lên hoặc xuống tùy theo hướng gió. Không khí sẽ tiếp tục chuyển động thành từng đợt, điều này giải thích cho hiện tượng bạn có thể thấy chúng lơ lửng trên không trung.

2. Lỗ mây

Lỗ mây là một khoảng trống lớn, thường có dạng hình tròn hoặc hình elip, có thể xuất hiện trong mây ti tích (Cirrocumulus) hoặc mây trung tích (Altocumulus).

Để có một lỗ mây, trước tiên bạn cần có một lớp mây ti tích hoặc mây trung tích chứa các giọt "siêu lạnh". Những giọt này ở nhiệt độ dưới mức đóng băng, việc không có chất rắn để tạo thành băng xung quanh khiến chúng ở trạng thái lỏng.

Khi một thứ gì đó rắn được đưa vào - thường là các tinh thể băng rơi xuống từ máy bay, các giọt siêu lạnh xung quanh nó đều đóng băng và rơi xuống, để lại một lỗ hổng trên mây.

Giải mã 8 kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời - 2

Đám mây hình hố ở Linz, Áo. Ảnh: WDRB Weather Blog.

3. Đám mây Kelvin-Helmholtz

Không phải ngẫu nhiên mà các đám mây Kelvin-Helmholtz - được đặt theo tên của Lord Kelvin và Hermann Von Helmholtz, người đã nghiên cứu vật lý tạo ra chúng - có hình dạng giống như sóng biển.

Đám mây này có thể xảy ra khi biến dạng vận tốc xuất hiện trong một chất lỏng liên tục. Ví dụ, gió thổi trên bề mặt nước, gió gây ra các chuyển động tương đối giữa các lớp phân tầng (nước và không khí).

Sự bất ổn định sẽ biểu hiện ở dạng sóng được tạo ra trên bề mặt nước. Các sóng này có thể xuất hiện trong nhiều chất lỏng khác nhau và đã được phát hiện trong các đám mây, các dải của Sao Thổ, sóng trong đại dương và trong vầng hào quang của mặt trời.

Giải mã 8 kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời - 3

Đám mây Kelvin-Helmholtz được quan sát từ Thung lũng Helena ở Montana vào ngày 26/1/2019. Ảnh: EPOD.

4. Mây cuộn

Mây cuộn (Cloud Atlas volutus) là một loại mây vòng cung dài, nằm ngang, hình ống, có thể kéo dài hàng trăm km và tương đối hiếm gặp.

Giống như các đám mây Kelvin-Helmholtz, chúng xảy ra khi có không khí ấm áp trên đỉnh không khí lạnh hơn - được gọi là hiện tượng nghịch đảo và biểu thị sự không ổn định. Trong trường hợp này, thường là do giông bão.

Mây cuộn cực kỳ hiếm và nơi duy nhất tạo ra chúng có tính nhất quán nhất định là Cape York của Úc, nơi chúng được gọi là "mây Morning Glory". Hiện tượng này có thể xảy ra tới 4/10 ngày của tháng 10.

Một trong những nguyên nhân chính của đám mây Morning Glory là mesoscale lưu thông liên quan đến gió biển phát triển trên bán đảo Cape York và vịnh Carpentaria. Tuy nhiên, các đặc điểm tương tự có thể được tạo ra bởi luồng gió từ các cơn giông bão và không chỉ liên quan đến các vùng ven biển.

Giải mã 8 kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời - 4

Những cuộn mây Morning Glory thường xuất hiện vào buổi sáng như tàn dư của mưa rào và giông bão. Ảnh: Sott.

5. Mây đe

Khi giông bão phát triển, các luồng không khí được gọi là luồng gió ngược tăng lên, làm mát và tạo thành mây. Có một điểm trong bầu khí quyển giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu - được gọi là điểm đối lưu - nơi không khí ngừng làm mát theo độ cao.

Nếu một luồng gió ngược đủ mạnh thổi đến đó, nó không thể tăng cao hơn và sẽ bắt đầu di chuyển theo chiều ngang, tạo thành đám mây có đỉnh bằng phẳng được gọi là mây vũ tích, hay mây đe (incus có nghĩa là "đe" trong tiếng Latinh).

Đôi khi, một luồng gió ngược đủ mạnh để vượt qua tầng đối lưu và đi vào tầng bình lưu, trong trường hợp đó, một phần nhô ra của đám mây được gọi là "đỉnh vượt trội" sẽ xuất hiện phía trên bề mặt phẳng của đe. Nếu bạn thấy điều này, hãy chuẩn bị tinh thần cho một cơn bão.

Giải mã 8 kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời - 5

Mây đe xuất hiện do không khí trong tầng bình lưu ấm hơn không khí đang bay lên. Ảnh: Weather street.

Mây đe là đám mây dông tạo ra nhiều yếu tố nguy hiểm:

- Sấm sét: Đám mây bão này có khả năng tạo ra các đợt sét xuống đất.

- Mưa đá: Mưa đá có thể rơi xuống từ đám mây này nếu đó là môi trường không ổn định.

- Mưa lớn: Đám mây này có thể làm mưa rơi trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể gây ra lũ quét.

- Gió mạnh: Gió mạnh từ một đợt sấm sét có thể xảy ra dưới đám mây này.

- Lốc xoáy: Trong trường hợp nghiêm trọng có thể tạo ra lốc xoáy.

6. Mây tận thế

Năm 2008, người sáng lập Hiệp hội đánh giá cao đám mây - Gavin Pretor-Pinney - đã đề xuất Tổ chức Khí tượng thế giới thêm một tên gọi mới vào Bản đồ Mây quốc tế của mình để mô tả các làn sóng đám mây hỗn loạn, cuồn cuộn mà không có một mô hình rõ ràng nào.

Gần một thập kỷ sau, WMO bắt buộc phải điều chỉnh tên đề xuất của Pretor-Pinney - asperatus, tiếng Latinh có nghĩa là "thô" - thành dạng danh từ của từ: Asperitas, hay "độ nhám". Đám mây hình thành khi ổn định, trải dài ở độ cao từ trung bình đến thấp bị phá vỡ từ nhiều hướng, thường là do một cơn bão đang hình thành.

Giải mã 8 kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời - 6

Những đám mây này có xu hướng tan biến mà không có bão hình thành. Ảnh: Design you trust.

7. Mây xà cừ

Mây xà cừ là những đám mây trong tầng bình lưu vùng cực mùa đông ở độ cao 15.000-25.000 m. Chúng được quan sát tốt nhất khi mặt trời lặn vào mùa đông.

Chúng là đám mây tầng bình lưu ở vùng cực, được đặt tên như vậy vì hình thành trong tầng bình lưu khi nhiệt độ xuống thấp hơn nhiều so với mức đóng băng.

Đối với các đám mây xà cừ, điều đó có nghĩa là khoảng -118°C hoặc lạnh hơn. Vì vậy, chúng hầu như chỉ xuất hiện ở các vùng Bắc Cực và Nam Cực. Các tinh thể băng trong các đám mây xà cừ làm nhiễu xạ sóng ánh sáng, tạo nên màn trình diễn màu sắc rực rỡ trên bầu trời.

Mây xà cừ đẹp để nhìn nhưng là tin xấu cho môi trường. Nghiên cứu đã chỉ ra các đám mây tầng bình lưu kích hoạt clo trong các hợp chất như chlorofluorocarbon - một loại khí nhà kính do con người tạo ra được sử dụng trong chất làm lạnh, sol khí và dung dịch tẩy rửa. Clo đó phá hủy tầng ôzôn, là một phần của tầng bình lưu.

Giải mã 8 kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời - 7

Mây xà cừ đẹp nhưng mang theo nhiều dấu hiệu của thời tiết xấu. Ảnh: NASA Science.

8. Mây vảy rồng

Mây vảy rồng Mammatus (tiếng Anh: Mammatus cloud), là dạng hình thù mây trông giống như nhiều cái túi nhỏ sát nhau, hay các "vảy" treo dưới phần chân của một đám mây.

Mây vảy rồng được hình thành bởi không khí lạnh chìm xuống để tạo thành các hình túi, trái ngược với những đám mây mọc lên do sự đối lưu của không khí ấm áp. Chúng thường xuất hiện khi không khí không ổn định và thường xuất hiện khi thời tiết có bão.

Đúng với vẻ nhìn đáng quan ngại của chúng, những đám mây mammatus thường là báo hiệu của một cơn bão sắp tới hoặc các hệ thống thời tiết khắc nghiệt khác. Nó thường được cho điềm báo trước thời tiết xấu, có thể xuất hiện trong, trước hay thậm chí là sau khi kết thúc một cảnh thời tiết khắc nghiệt.

Giải mã 8 kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời - 8

Những đám mây Mammatus trông giống như bong bóng mịn trên bầu trời. Ảnh: How stuff works.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nghi Phương

CLIP HOT