Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nhiều phát hiện mới sau thời gian khai quật khảo cổ tại di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc góp phần làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

Nằm ở làng Liễu Cốc Thượng, nay là TDP Xuân Tháp (TX. Hương Trà, Thừa Thiên Huế), Tháp đôi Liễu Cốc là công trình kiến trúc đặc trưng của người Chăm, có giá trị về mặt khoa học, lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng...

Tên gọi Tháp đôi Liễu Cốc được lấy từ tên địa danh làng Liễu Cốc và quy mô hai tháp để đặt tên di tích. Di tích này gồm có 2 ngôi tháp được xây dựng gần nhau (cách khoảng 2,8m) trên hai trục song song theo hướng Đông - Tây, lối vào tháp ở phía Đông.

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 1

Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc.

Khoảng 30 năm trước, Tháp đôi Liễu Cốc được xếp hạng Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia. Mặc dù hiện trạng bị xuống cấp nhưng so với các ngôi đền tháp Champa được biết đến từ Bắc Mỹ Sơn (Quảng Nam) trở ra, bên cạnh tháp Phú Diên, Tháp đôi Liễu Cốc được đánh giá có tình trạng bảo tồn tốt nhất.

Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế thăm dò và khai quật khảo cổ tại Tháp đôi Liễu Cốc với diện tích thăm dò 20m2 (4 hố), diện tích khai quật 60m2 (3 hố).

Việc khai quật khảo cổ nhằm xác định rõ quy mô, kết cấu, tính chất, niên đại của di tích. Từ đó, phục vụ công tác quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tổng thể di tích.

Ông Nguyễn Ngọc Chất - cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, người chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ thông tin, quá trình khai quật đã cho mở rộng và nối thông các hố khai quật (H1, H2, H3) lại với nhau tạo thành 1 hố lớn (9,4 x 10,3m), bao quanh nền móng kiến trúc tháp Bắc. Qua đó, đã xác định rõ mặt bằng, quy mô và kết cấu của kiến trúc đền tháp Bắc.

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 2

Nhiều phát hiện mới sau thời gian khai quật khảo cổ tại di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc.

Quy mô, kết cấu tháp Bắc có 4 phần: Móng, đế tháp, thân tháp và mái tháp. Riêng mái tháp đã bị sụp đổ, không thể nhận diện; thân tháp cũng đã bị sụp đổ mất quá nửa nên việc nhận diện cũng hạn chế. Từ móng đến thân tháp đều được xây xếp thuần nhất bằng gạch, gạch xếp so le ngang dọc, trong đó phần phủ bì bên ngoài và mặt trong của móng, tường tháp đều sử dụng gạch lành, riêng phần lõi tường thì được sử dụng đa phần là gạch vỡ, có lẫn đất sét vàng, thuần.

Để xác định đầy đủ quy mô, cấu trúc mặt bằng tổng thể di tích này, các chuyên gia cũng mở 5 hố thám sát, trong đó có 2 hố ở phía Đông thẳng trục trung tâm của tháp Bắc, 1 hố ở góc Đông Bắc, 1 hố ở góc Đông Nam và 1 hố ở phía Tây.

Ở các hố thăm dò đã xác định được vị trí của tháp Cổng (gopura), tháp Hỏa (kosagraha), hệ thống tường bao (antarmandala) phía Đông và đường đi nối từ tháp Nam sang tháp Bắc.

"Qua kết quả khai quật và quan sát bề mặt hiện trạng, bước đầu chúng tôi chỉ xác định được 2 đền tháp chính trong di tích, không thấy dấu hiệu của tháp thứ 3. Nếu đúng chỉ có 2 tháp thờ chính thì Tháp đôi Liễu Cốc là một di tích đặc biệt, duy nhất thuộc hệ thống di tích đền tháp Champa có 2 tháp thờ chính. Thông thường, các di tích đền tháp Champa phân bổ dọc miền Trung Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu mới chỉ ghi nhận về hệ thống 1 hoặc 3 tháp thờ chính, không có trường hợp nào 2 tháp thờ chính như ở Liễu Cốc", ông Chất đánh giá.

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 3

Dù xuống cấp nhưng so với các ngôi đền tháp Champa được biết đến từ Bắc Mỹ Sơn trở ra, bên cạnh tháp Phú Diên, Tháp đôi Liễu Cốc được đánh giá có tình trạng bảo tồn tốt nhất.

Theo ông Chất, song song với việc làm xuất lộ quy mô kết cấu nền móng kiến trúc tháp Bắc và các dấu tích kiến trúc liên quan khác, trong quá trình khai quật thu được một khối lượng di vật khổng lồ gồm hơn 4.800 tiêu bản. Trong đó, tập trung chủ yếu là các loại vật liệu kiến trúc, trang trí kiến trúc, mảnh bia và phù điêu đá, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung và tiền kim loại.

Vật liệu kiến trúc có 3.936 tiêu bản gồm gạch và ngói, trong đó gạch chiếm đa số với 3.920 tiêu bản, ngói có 16 mảnh. Đồ gốm được tìm thấy với nhiều loại hình, chất liệu khác nhau. Tiền kim loại phát hiện được 1 đồng "Nguyên Phong thông bảo" viết theo lối Hành thảo niên đại thế kỷ XIII.

Trang trí kiến trúc được tìm thấy ở di tích chủ yếu là những hình nhấn trang trí góc tháp. Trang trí được làm từ đá sa thạch màu xám vàng, ngoài tạo tác với khối hình đơn giản, bề mặt nhẵn, hình đầu bò Nandin, có bờm phí trên, sau có chốt dài cắm sâu vào trong góc tháp. Tổng số có 50 mảnh xác định được trang trí hình đầu bò, trong đó có 2 hiện vật nguyên trạng.

Di vật đá tìm thấy 4 tiêu bản, đặc biệt trong đó có đầu phù điêu Phật niên đại thế kỷ XI-XII. Có thể nói, đây là bộ sưu tập hiện vật quý, chắc chắn sau khi nghiên cứu, chỉnh lý, giám định và lập hồ sơ khoa học sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng, giúp ích cho công tác nghiên cứu và trưng bày phát huy giá trị.

Qua thực tiễn nghiên cứu, khai quật, các chuyên gia đưa ra kiến nghị cần tiếp tục mở rộng diện tích nghiên cứu, khai quật khảo cổ để xác định rõ quy mô, kết cấu nguyên gốc, tính chất, đặc điểm, niên đại của di tích...

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 4

Phạm vi khai quật khảo cổ còn hạn chế nhưng đã cho nhiều phát hiện mới.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tuy phạm vi khai quật khảo cổ vừa qua còn hạn chế nhưng đã cho nhiều phát hiện mới, khẳng định thêm những giá trị to lớn của di tích Tháp đôi Liễu Cốc. Sau đợt này, Sở sẽ kiến nghị với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sớm tiếp tục mở rộng khảo cổ giai đoạn 2 với di tích này. Nếu làm được điều này mới có cơ sở, phương án bảo tồn, phát huy giá trị lâu dài...

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 5

Tháp đôi Liễu Cốc được xếp hạng Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia.

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 6

Tháp đôi có nhiều giá trị về mặt khoa học, lịch sử, văn hóa...

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 7

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 8

Tên gọi Tháp đôi Liễu Cốc được lấy từ tên địa danh làng Liễu Cốc và quy mô hai tháp để đặt tên di tích.

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 9

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 10

Việc khai quật khảo cổ nhằm xác định rõ quy mô, kết cấu, tính chất, niên đại của di tích.

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 11

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 12

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 13

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 14

Các chuyên gia đưa ra kiến nghị cần tiếp tục mở rộng diện tích nghiên cứu, khai quật khảo cổ...

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 15

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 16

Đồ gốm được tìm thấy với nhiều loại hình, chất liệu khác nhau.

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 17

Gạch xây tháp.

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 18

Bình vôi.

Giải đáp nhiều bí ẩn ở Tháp đôi Liễu Cốc - 19

Nhiều phát hiện mới sẽ khẳng định thêm những giá trị to lớn của di tích Tháp đôi Liễu Cốc.

Về miền Sen ngự
Về miền Sen ngự

Ngày hội Sen Huế năm 2024 với chủ đề “Về miền Sen ngự” nhằm tôn vinh giá trị của Sen trong đời sống tinh thần của...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nguyễn Hiệp

CLIP HOT

77 chiến sĩ nhí trải nghiệm học kỳ công an
77 chiến sĩ nhí trải nghiệm học kỳ công an

Trong 12 ngày tham gia học kỳ công an, các học sinh sẽ được tìm hiểu về lịch sử, truyền thống công an tỉnh Sóc Trăng; huấn luyện quân sự, võ thuật; hướng dẫn kỹ năng giao tiếp trên không gian mạng an toàn và hiệu quả.