Đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán xem triển lãm ‘Hoàn gia lý’

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Với 19 bức tranh, 3 tác phẩm điêu khắc, 1 tác phẩm sắp đặt, triển lãm tranh nghệ thuật của nhóm họa sĩ Phật tử thực hiện nhằm tưởng niệm Tổ sư Liễu Quán.

Tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, thành phố Huế) đang diễn ra triển lãm “Hoàn gia lý” (Về quê cũ) - lấy ý trong câu kệ thị tịch của Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán.

Đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán xem triển lãm ‘Hoàn gia lý’ - 1

Thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật.

Đây là triển lãm tranh nghệ thuật của nhóm họa sĩ Phật tử thực hiện, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán chủ trương, khởi động từ đầu năm 2023.

Triển lãm này là hoạt động hưởng ứng nhân sự kiện hội thảo khoa học với chủ đề “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển”, tưởng niệm Tổ sư Liễu Quán, góp phần lan tỏa và nối kết không gian sự kiện về trung tâm thành phố.

Tại triển lãm có 19 bức tranh, 3 tác phẩm điêu khắc, 1 tác phẩm sắp đặt, với chủ đề sáng tác liên quan đến cuộc đời và đạo nghiệp của Tổ sư. Triển lãm này sẽ mở cửa đến hết ngày 5/1/2024.

Đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán xem triển lãm ‘Hoàn gia lý’ - 2

Triển lãm do các họa sỹ Phật tử đến từ khắp mọi miền đất nước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và các tỉnh, thành lân cận thực hiện.

Chiều ngày 27/12, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán cũng đã diễn ra buổi họp báo Hội thảo khoa học với chủ đề “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển”.

Cụ thể, nhằm tưởng niệm 281 năm ngày Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán viên tịch (1742-2023), Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Huế đồng tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” và các sự kiện triển lãm, tảo tháp Tổ sư, lễ tưởng niệm và húy nhật Tổ sư, thăm các chùa gắn liền với cuộc đời và đạo nghiệp của Tổ sư trên đất Cố đô.

Đến ngày 24/12, BTC đã nhận được 124 bài tham luận của các vị Tăng Ni, các nhà nghiên cứu, học giả ở trong và ngoài nước. Theo nội dung sơ bộ, ngoài phiên khai mạc và bế mạc, hội thảo có 3 diễn đàn chính gồm: Tổ sư Liễu Quán: Cuộc đời, đạo nghiệp và nền tảng tư tưởng; Phổ hệ truyền thừa và quá trình phát triển của Thiền phái Liễu Quán; Kế thừa và phát huy di sản Thiền phái Liễu Quán.

Hoạt động hội thảo này diễn ra tại cơ sở II của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (Tổ 10, khu vực 5, phường An Tây, thành phố Huế).

Đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán xem triển lãm ‘Hoàn gia lý’ - 3

Triển lãm “Hoàn gia lý”.

Thông tin từ Ban Nội dung cho biết, sơ bộ, nhiều tham luận gửi về tham gia cung cấp nhiều thông tin rất giá trị về phương diện lịch sử, có phát hiện mới đóng góp vào nhận thức về cuộc đời, đạo nghiệp và những ảnh hưởng của Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán cũng như Thiền phái mang tên Ngài, một trong những hiện tượng tư tưởng và tôn giáo đặc sắc của Việt Nam sau Thiền phái Trúc Lâm thời Trần.

Đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán xem triển lãm ‘Hoàn gia lý’ - 4

Đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán xem triển lãm ‘Hoàn gia lý’ - 5

Đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán xem triển lãm ‘Hoàn gia lý’ - 6

Đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán xem triển lãm ‘Hoàn gia lý’ - 7

Đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán xem triển lãm ‘Hoàn gia lý’ - 8

Đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán xem triển lãm ‘Hoàn gia lý’ - 9

Đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán xem triển lãm ‘Hoàn gia lý’ - 10

Một số hình ảnh ở triển lãm “Hoàn gia lý”.

Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742) là vị Sơ tổ của Thiền phái Liễu Quán, một dòng thiền thuần Việt ra đời vào đầu thế kỷ XVIII tại Đàng Trong.

Đạo phong và công hạnh của Ngài không chỉ được hầu hết mọi tầng lớp xã hội đương thời - từ vương hầu khanh tướng đến tăng tín đồ quy ngưỡng, mà trong hơn 300 năm qua, nguồn mạch thiền phái do Ngài sáng lập vẫn mãi được “truyền đăng tục diệm”, phát triển hưng thịnh và có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nguyễn Hiệp

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.