Đầu tư nhân lực, kiến tạo tương lai cho du lịch nông thônTP.HCM

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực không chỉ là cơ hội để nâng cao trình độ cho người dân nông thôn mà còn là động lực để phát triển du lịch nông thôn, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Ngành du lịch TP.HCM đang tập trung phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái và nông nghiệp, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch ban đêm.

Tuy nhiên, sự thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, vẫn là một thách thức lớn đối với ngành. Để khắc phục, Thành phố đang đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn.

Hiện nay, các mô hình du lịch như homestay, du lịch cộng đồng và du lịch nông thôn đang phát triển mạnh mẽ tại TP.HCM. Những mô hình này không chỉ giúp người dân địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng năng động hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá văn hóa bản địa.

Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng lớn, “nông dân làm du lịch” vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, như hạn chế về cơ sở hạ tầng, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, và đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản.

Đầu tư nhân lực, kiến tạo tương lai cho du lịch nông thônTP.HCM - 1

Trước thực tế này, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch nông thôn, dựa trên Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, được coi là giải pháp quan trọng.

Chính sách này hỗ trợ các khóa đào tạo trình độ sơ cấp và dưới ba tháng cho phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng thuộc diện ưu tiên khác.

Cụ thể, người khuyết tật được hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học, trong khi người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hoặc lao động nữ bị mất việc làm được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa.

Lao động thuộc hộ cận nghèo nhận mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng, và lao động nông thôn không thuộc diện ưu tiên được hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng. Ngoài ra, chính sách còn bao gồm hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học và hỗ trợ đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo cách nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Với thời gian hỗ trợ dưới ba tháng, chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nông thôn nâng cao kỹ năng phục vụ du lịch, đồng thời tiếp cận với các ứng dụng khoa học công nghệ và nền tảng du lịch mới. Chính quyền địa phương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM đang tích cực phối hợp triển khai, hướng dẫn người dân đăng ký tham gia.

Những nỗ lực này không chỉ giúp người lao động nông thôn tăng cơ hội tiếp cận thị trường du lịch mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch TP.HCM. Với định hướng rõ ràng và chính sách hỗ trợ thiết thực, Thành phố kỳ vọng sẽ xây dựng được lực lượng lao động nông nghiệp kết hợp du lịch chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của du khách trong bối cảnh mới.

Để biết thêm chi tiết, người dân có thể liên hệ Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận huyện còn sản xuất nông nghiệp, hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM tại địa chỉ số 176 Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, Quận 1. Điện thoại: 028.38221242. Email: ccptnt.snn@tphcm.gov.vn.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hàn Mai

CLIP HOT