Chi tiền mua dịch vụ VIP ở sân bay

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Để tránh cảnh đông đúc, chờ đợi ở sân bay, nhiều hành khách không ngại chi thêm tiền cho những dịch vụ riêng.

Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hè năm nay là thời điểm nhiều quốc gia bắt đầu mở cửa đón khách du lịch trở lại. Số lượng du khách tăng cao, thiếu nhân lực đã dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều sân bay.

Chi tiền mua dịch vụ VIP ở sân bay - 1

Dịch vụ VIP của sân bay đang được nhiều hành khách quan tâm.

Kín chỗ

Đến nay, tình trạng trên đã được khắc phục. Tuy nhiên, sân bay Schiphol ở Amsterdam (Hà Lan) lại là trường hợp ngoại lệ. Hình ảnh những hàng dài người chờ đợi đã kéo dài từ tháng 4 cho đến tận bây giờ.

Có nhiều hành khách sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để được sử dụng các dịch vụ VIP của sân bay như lối đi và phòng chờ riêng, dịch vụ xe đưa đón. Lượng khách này nhiều đến nỗi sân bay không có đủ nhân lực để quản lý.

Chi phí cho mỗi hành khách đăng ký dịch vụ VIP khoảng 617-1.250 euro (khoảng 15-30 triệu đồng).

Phát ngôn viên của Schiphol, Madelon van der Hof tuyên bố với CN Traveler: "Chúng tôi đang nỗ lực để tăng số lượng nhân viên và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên tại thời điểm này chúng tôi vẫn chưa thể công bố ngày chính thức nhận thêm khách hàng mới".

Chi tiền mua dịch vụ VIP ở sân bay - 2

Hàng dài người xếp hàng chờ làm thủ tục.

Một dịch vụ cao cấp khác có tên Privium với chức năng rút ngắn tối đa khoảng thời gian kiểm tra an ninh và nhập cảnh cũng đang phải tạm dừng cho đến cuối năm 2022.

Nguyên nhân của việc tạm dừng là do thiếu nhân sự, đồng thời số lượng khách hàng đăng ký thành viên mới quá nhiều kết hợp với những khách hàng vốn đã đăng ký từ trước khi giãn cách xã hội nay có nhu cầu du lịch trở lại.

Chưa có cách giải quyết phù hợp

Tình trạng thiếu lao động do đại dịch đã bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài cho đến tận hiện tại. Vấn đề về nhân sự đã gây ra sự bất ổn về mặt dịch vụ, khiến hành khách phải chờ đợi lâu hơn và xuất hiện hàng nghìn chiếc vali không có chủ.

Những hãng hàng không hoạt động tại sân bay cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Hãng bay lớn nhất tại Schiphol, KLM, đã báo cáo khoản lỗ trong quý 3 là 175 triệu euro (hơn 4.000 tỷ đồng), trong đó bao gồm tiền bồi thường cho hành khách cũng như một số nguyên nhân khác.

Ngoài ra, KLM buộc phải giảm khoảng 22% công suất do quy định giới hạn số lượng hành khách đến tháng 3/2023 của sân bay. Hãng hàng không cho biết đây là "một tình huống vô vọng và thiếu tầm nhìn".

Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì hành khách của hãng sẽ phải chứng kiến tình trạng giá vé tăng cao hơn nữa.

Chi tiền mua dịch vụ VIP ở sân bay - 3

Các dịch vụ cao cấp ở sân bay đang tạm ngưng đăng ký thành viên mới.

"Các chương trình tuyển dụng sẽ sớm được triển khai, sẽ có 5 công ty bảo an hợp tác cùng với sân bay để tuyển chọn lực lượng an ninh tốt nhất. Đó là mục tiêu của chúng tôi ngay tại thời điểm này", phát ngôn viên của sân bay chia sẻ.

Nhiều chuyên gia hàng không chỉ trích cách xử lý vấn đề của Schiphol là thiếu chuyên nghiệp và khó hiểu, đặc biệt là khi so sánh với các sân bay khác có cùng một vấn đề.

Những tín hiệu lạc quan

Thời gian gần đây, tình trạng quá tải tại sân bay Schiphol cũng đã được cải thiện một phần. Những bài chia sẻ trên các trang mạng xã hội cho thấy thời gian chờ đợi và quá trình giải quyết thủ tục bay đang dần tốt hơn.

Hành khách Rachel Bergendorf đã chia sẻ trải nghiệm vượt cả mong đợi của mình tại sân bay. Cụ thể, cô đã nâng cấp vé từ hạng thường lên hạng thương gia cho chuyến bay từ Amsterdam (Hà Lan) đến Copenhagen (Đan Mạch) để có dịch vụ tốt hơn.

Nữ hành khách đã chuẩn bị tâm lý cho việc chờ đợi và đến sớm trước giờ khởi hành 3 tiếng. May mắn, cô chỉ mất chưa đến 10 phút để kiểm tra an ninh và gặp được những nhân viên rất nhiệt tình.

"Tôi chưa bao giờ đến sân bay để làm thủ tục sớm như vậy. Tuy nhiên, tôi không gặp phải vấn đề gì cả. Phòng chờ hôm đó cũng không quá đông, tôi dễ dàng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Vân Khanh (Zing News)

CLIP HOT