Việt Nam đẩy mạnh chiến lược maketing về phát triển du lịch

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ngành du lịch vẫn tồn tại những hạn chế như việc khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn trước COVID-19 tuy có sự tăng trưởng nhanh nhưng lượng khách đến vẫn thấp hơn một số nước trong khu vực; tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại chưa cao.

Đẩy mạnh chính sách, quảng bá du lịch Việt

Báo cáo tình hình ngành du lịch, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, sau  1 năm Thủ tướng Chính phủ cho phép mở lại thị trường du lịch quốc tế, cùng với việc đẩy nhanh phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới, ngành du lịch của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để vượt qua khó khăn và bước đầu đã được được những kết quả ấn tượng. Chỉ số năng lực phát triển du lịch của Việt Nam vẫn tăng, nằm trong số 3 quốc gia có mức độ cải thiện cao nhất thế giới.

Việt Nam đẩy mạnh chiến lược maketing về phát triển du lịch - 1

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày báo cáo, nhìn lại bức tranh du lịch - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trong đó, tập trung nghiên cứu để tháo gỡ các điểm nghẽn khó khăn về cơ chế, chính sách nhằm tại điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch của quốc tế vào Việt Nam, đồng thời đề cao vao trò của du lịch nội địa, coi du lịch nội địa là bệ đỡ trong bối cảnh từng bước tiếp cận với thị trường khách quốc tế.

Ngoài tháo gỡ về cơ chế, tiếp tục thực hiện các chính sách hướng tới giúp đỡ các doanh nghiệp du lịch trong vấn đề tiếp cận vốn, chính sách hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch và các chính sách khác về tiền điện, nước, tiền thuê đất đai trong các cơ sở lưu trú nhằm tạo điều kiện để chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Cùng với đẩy mạnh các chính sách thì ngành du lịch còn triển khai chiến lược maketing về phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 để tổ chức thực hiện, tổ chức các chương trình truyền thông du lịch trên nền tảng số với khẩu hiệu "Việt Nam - Đi để yêu" bằng hai ngôn ngữ Tiếng Anh và tiếng Việt.

Việt Nam đẩy mạnh chiến lược maketing về phát triển du lịch - 2

Chiến dịch truyền thông thông điệp "Sống trọn vẹn tại Việt Nam"

Lồng ghép, triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch với các sự kiện quan trọng có quy mô khu vực và quốc tế nhất là gần đây chúng ta đã tổ chức diễn đàn du lịch ASEAN.

Ngành Du lịch đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội du lịch tổ chức nhiều sự kiện nhằm phát động, công bố mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới và truyền thông thông điệp "Sống trọn vẹn tại Việt Nam" trong giai đoạn mở cửa thị trường.

Sản phẩm du lịch chưa bắt kịp với xu thế

Về các hạn chế, tồn tại, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, thứ nhất, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng mặc dù ngành du lịch đã rất nỗ lực chuẩn bị cho việc mở cửa lại thị trường du lịch quốc tế.

Việt Nam đẩy mạnh chiến lược maketing về phát triển du lịch - 3

Khách du lịch trải nghiệm đánh bắt cá bằng nơm tại Khu du lịch làng quê Yên Đức (Đông Triều, Quảng Ninh)

Theo Bộ trưởng, một nguyên nhân chính gồm: Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào thị trường truyền thống, trong khi đó các thị trường này chưa mở cửa do tác động của COVID-19. Việc kết nối, khai thác các thị trường mới, thị trường tiền năng chưa chủ động, còn chậm. Việc triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá, cung cấp thông tin về du lịch Việt Nam ra quốc tế chưa được thực hiện kịp thời, thường xuyên, liên tục.

Mặc dù, chính sách visa đã có nhiều đổi mới, tiến bộ song so với các quốc gia khác thì vẫn còn khiêm tốn.

Quan trọng nhất, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh về việc sản phẩm du lịch chưa bắt kịp với xu thế hiện nay của thế giới, chưa phát huy được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên văn hoá. Việc phát triển các loại hình sản phẩm du lịch có lợi thế ở Việt Nam chưa được quan tâm, chúng ta mới tiếp cận theo cái chúng ta có mà chưa tiếp cận theo cái du khách cần, vì vậy ít nhiều ảnh hưởng đến thu hút khách.

Cùng với đó, hiệu quả liên kết giữa các vùng, các địa phương, các ngành còn thấp, nhiều hoạt động liên kết còn hình thức. Sản phẩm du lịch chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn đối với một số thị trường khách du lịch trong bối cảnh mới.

Nguồn nhân lực làm du lịch thiếu do trong thời gian dịch bệnh đã chuyển ngành, đặc biệt thiếu hụt lao động có chuyên môn và kinh nghiệm.

Để đưa du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển, ngành du lịch đặt ra các mục tiêu năm 2023: khách du lịch quốc tế đạt 8 triệu lượt; khách du lịch nội địa 102 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỷ đồng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

P.V

CLIP HOT