Trường du lịch gặp khó vì đào tạo thực hành
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công tác đào tạo, tuyển sinh của nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp đều gặp khó khăn do chủ yếu phải thực hiện qua hình thức trực tuyến.
Đối với việc học trực tuyến, ở nhiều chuyên ngành vốn gắn liền với đào tạo thực hành, trực tiếp nên cũng gặp nhiều trắc trở khi tiếp cận online.
Riêng đối với các trường đào tạo khối ngành về du lịch, tỷ lệ các tiết thực hành chiếm số lượng lớn nên trong khi dạy online với các bộ môn này, nhiều trường cho hay không thể thực hiện được nên các trường cũng đang kiến nghị lãnh đạo các cấp sớm có hướng tháo gỡ để sinh viên quay lại với giảng đường.
Từ đầu năm học mới cho đến nay, do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên hầu hết hệ thống giáo dục, các trường học đều chuyển sang dạy và học trực tuyến nhằm đảm bảo tiến độ đào tạo, chương trình học không bị gián đoạn và phòng chống dịch. Tuy nhiên, với các ngành học nặng về thực hành hay các trường đào tạo nghề, việc dạy thực hành vẫn chỉ nằm trong kế hoạch.
Bà Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề du lịch Sài Gòn
Nhược điểm của hình thức học trực tuyến là sự tương tác của học viên với giảng viên không thể bằng trực tiếp. Đặc biệt, đối với các môn học thực hành, việc dạy trực tuyến không thể đầy đủ và sinh động bằng cách dạy truyền thống, thậm chí không thể thực hiện.
Bà Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề du lịch Sài Gòn cho biết: “Đối với hệ thống các trường giáo dục nghề nghiệp, chúng tôi có 70% đào tạo thực hành, 30% là lý thuyết nên đã chủ động sắp xếp lại các môn lý thuyết học trước và thực hành chuyển ra sau, nghĩa là thay đổi kế hoạch đào tạo để thích nghi với điều kiện hiện nay”.
Trước đó, việc tuyển sinh của trường này cũng đã áp dụng hình thức trực tuyến diễn ra từ tháng 3-4, xen kẽ với đó, cũng có nhiều chương trình kết hợp với các trường THPT tại TPHCM, khu vực miền Tây tổ chức tư vấn tuyển sinh để giúp học sinh tiếp cận chương trình đào tạo của trường.
Đến nay, việc tuyển sinh của trường này chưa đạt chỉ tiêu, chỉ mới được 60% nhưng trường vẫn cố gắng thực hiện công việc này trong thời gian tới, tới khi đạt đủ chỉ tiêu tuyển đủ 1400 sinh viên.
Bà Xuân nêu thực tế: “Bây giờ hướng dẫn viên mà cho ngồi xem qua video một tuyến điểm thì không thể nào thực tế bằng việc trực tiếp đứng trên xe, cầm micro và thuyết minh điểm đến.
Cũng vậy, một sinh viên học phục vụ bàn (F&B) mà chỉ xem qua clip sẽ không thể nào hiệu quả bằng việc bạn ấy phải cầm cái đĩa như thế nào cho đúng nguyên tắc, đi đứng ra sao, độ nặng thức ăn thật trên đó, giao tiếp với khách… Cái đó sẽ mang tới một giá trị khác.
Cho nên, nếu chỉ quan điểm rằng đào tạo cho kịp tiến độ ra trường để dạy mô phỏng thì tôi không đồng ý. Nó dễ làm hư cả một thế hệ nhân sự mà mình cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam lẫn đối tác nước ngoài”.
Sinh viên Khoa Du lịch - Trường Đại học Văn Lang tham gia Team Building
Tại Trường Đại học Văn Lang, các Bộ môn thuộc Khoa du lịch cũng có những khó khăn tương tự.
Bà Nguyễn Thị Thao, Phó trưởng Bộ môn Lữ hành, Khoa Du lịch của trường này cho biết, dù ngành du lịch bị tác động rất lớn từ đại dịch Covid-19, song việc tuyển sinh của trường với sinh viên Khóa 27 vẫn đạt chỉ tiêu, riêng ngành Lữ hành có khoảng 200 sinh viên trúng tuyển.
Với ngành này, các tiết thực hành chiếm khoảng 50 - 60% khối lượng đào tạo. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, bộ môn cũng linh động cơ cấu lại thứ tự các môn học. “Chúng tôi ưu tiên các môn học có thể học online trước còn những môn thực hành sẽ đẩy xuống sau để các bạn có thể học trực tiếp được chứ online thì khó mà thực hành được”.
Dự đoán tình hình dịch còn khó khăn, việc đi lại giữa TPHCM và các địa phương vẫn hạn chế, trước mắt, Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Lang có hướng kết nối với các điểm đến ngay tại TPHCM để tổ chức những hoạt động theo hình thức Team Building, giúp sinh viên có những trải nghiệm thực tế về tổ chức sự kiện.
Từ định hướng đó, ngày 18/11 vừa qua, gần 100 sinh viên của Ngành lữ hành đã được trải nghiệm Team Building với chủ đề “Thủ lĩnh tương lai” tại Khu Du lịch Cá Gô Đồng (quận Bình Thạnh). Hoạt động này được kỳ vọng khởi đầu cho việc đào tạo - kinh doanh để sinh viên vừa được học tập, trải nghiệm và cũng được thực hành ngay tại điểm đến.
Trần Thành Tài, sinh viên ngành Quản trị, Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Lang chia sẻ: “Học trực tiếp, em có thể trao đổi ngay với giáo viên, bạn bè hay học nhóm. Đặc biệt, ngành học này đòi chúng em phải đi nhiều để trải nghiệm nhưng vì dịch bệnh này nên chưa thực hiện được. Em mong dịch sớm qua đi để em trải nghiệm, học hỏi trực tiếp nhiều hơn”.
Cô Trương Thị Hồng Minh, Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Hoa Sen cũng cho hay, Khoa có trên 2.600 sinh đang theo học ở 7 chương trình đào tạo về chuyên ngành du lịch. Hầu như tiết học thực hành đều phải hoãn lại.
Riêng với các sinh viên cuối khóa ngành Lữ hành, do vướng dịch Covid-19 nên 15 tiết thực hành của kỳ thực tập bắt buộc nên đã dời lại sau Tết. Tuy nhiên, theo cô Minh, để tạo thuận lợi cho sinh viên, nhà trường luôn đưa ra nhiều hình thức chọn lựa hoặc có nhiều thời điểm xét tốt nghiệp khi nào các sinh viên đủ tín chỉ cần thiết.
Sau gần 2 năm làm quen với dạy học online, đến nay, các trường từ Trung cấp đến Đại học đã tìm phần mềm cần thiết để phục vụ nhu cầu giảng dạy. Sinh viên cũng đã thành thạo hơn trong việc trao đổi thông tin bài học với nhau hoặc nhận yêu cầu, bài tập từ giảng viên.
Tuy nhiên, việc học trực tiếp vẫn tỏ ra hiệu quả hơn nhiều, đặc biệt là các tiết học thực hành. Chính vì vậy, các trường vẫn đang cần một Bộ tiêu chí an toàn cho ngành giáo dục, lấy đó làm căn cứ để chuẩn bị cho việc triển khai học trực tiếp.
Sau khi ra văn bản cho phép các dịch vụ hoạt động, ngày 18/11 UBND TP.HCM lại có văn bản tạm thời ngừng hoạt động kinh...