TP.HCM vẫn còn nhiều khó khăn nhưng kỳ vọng phục hồi từ mở cửa du lịch
Kinh tế TP.HCM đang dần phục hồi trở lại, tình hình dịch bệnh COVID-19 của Thành phố vẫn đang được kiểm soát tốt.
Chiều 4/3, UBND TPHCM tổ chức họp về tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và thu chi ngân sách tháng 2, 2 tháng đầu năm 2022 và triển khai nhiệm vụ tháng 3 năm 2022. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi chủ trì hội nghị.
Toàn cảnh cuộc họp về tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và thu chi ngân sách tháng 2 tháng đầu năm 2022 chiều 4/3
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị các đại biểu tập trung nêu ý kiến, đánh giá đúng tình hình; đồng thời trực tiếp nhìn nhận kết quả để có ý kiến góp ý cho phương hướng hoạt động thời gian tới, đặc biệt chú trọng thực hiện theo kế hoạch bám sát chủ đề năm 2022 mà Thành phố đã đề ra.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu nhấn mạnh, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, đảm bảo đúng nội dung, đúng đối tượng để mỗi người dân tự giác có ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông (ATGT), bảo đảm trật tự ATGT; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn, thân thiện với môi trường cho người dân thành phố.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, trong năm 2022, Ban ATGT Thành phố cần bám sát chủ đề năm ATGT của Ủy ban ATGT quốc gia, đó là: "Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, với tinh thần vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông".
Đặc biệt, ông Ngô Minh Châu nhấn mạnh, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị đi vào chiều sâu, đảm bảo đúng nội dung, đúng đối tượng để mỗi người dân tự giác có ý thức chấp hành pháp luật về ATGT, bảo đảm trật tự ATGT; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn, thân thiện với môi trường cho người dân thành phố.
"Tôi đề nghị các cơ quan báo, đài của Thành phố cũng như các cơ quan báo, đài của Trung ương đóng tại Thành phố tập trung hơn nữa, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền theo hướng tạo chuyển biến về nhận thức của người dân về mặt pháp luật ATGT, ý thức chấp hành về luật lệ ATGT. Phải tuyên truyền làm sao để ngắn gọn nhất, dễ nhớ nhất và người dân thực hiện theo đúng tuyên truyền của chúng ta", Phó Chủ tịch UBND TPHCM nói.
Ông Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM
Theo ông Ngô Minh Châu, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là tiếp tục tăng cường, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban ATGT quốc gia để xây dựng và triển khai đề án "Thí điểm ứng dụng KHCN vào quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ" trên địa bàn Thành phố, "TP.HCM hoàn toàn có đủ điều kiện để làm được việc này", Phó Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định.
Báo cáo tình hình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2022, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2 ước đạt khoảng 89.093 tỷ đồng, cao hơn 0,4% so với tháng trước và tăng 0,9% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng mức bán lẻ giảm 3,1% so với tháng trước, ngành lưu trú và ăn uống tăng 18,1% so với tháng trước.
Tính chung trong 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 177.803 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ. Trong tháng 2, dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của TP đạt nhiều khởi sắc.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 2 tháng đầu năm ước đạt 7,38 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 2 tháng ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Chỉ số công nghiệp tính chung 2 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1% so với cùng kỳ. Bốn nhóm ngành công nghiệp chủ yếu ước tăng 9% so với cùng kỳ.
Về tình hình thu chi ngân sách, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM Phạm Thị Hồng Hà cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện là 88.044,567 tỷ đồng, đạt 22,78% dự toán năm và tăng 14,85% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện 5.787,566 tỷ đồng, đạt 5,81% dự toán, giảm 39, 62% so với cùng kỳ.
Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, hoạt động du lịch có tổng doanh thu trong tháng ước đạt 3.212 tỷ đồng, giảm 51,34% so với cùng kỳ. TP.HCM tiếp tục triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch.
Từ ngày 15/3, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch bằng cả đường hàng không, đường bộ, đường biển. TP.HCM là một trong 7 địa phương được thí điểm đón khách du lịch quốc tế, mang đến nhiều hy vọng cho việc phục hồi du lịch TP.
Trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo.
Bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM
Nhìn chung, kinh tế TP.HCM đang dần phục hồi trở lại, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn vẫn đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, sự xuất hiện và các mức độ ảnh hưởng khác nhau của các biến chủng mới, việc giá cả xăng dầu, hàng hóa, nhiên nguyên vật liệu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang có xu hướng tăng lên, dự kiến sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại dịch vụ trong suốt quý I năm 2022.
UBND quận, huyện và TP Thủ Đức, các xã, phường, thị trấn phải thực hiện nghiêm việc đánh giá cấp độ dịch tại địa...