TP.HCM giãn cách theo chỉ thị 16: gia đình cách ly với gia đình
TP.HCM sẽ áp dụng chỉ thị 16 trên toàn thành phố từ 0h ngày 9/7, thời gian áp dụng 15 ngày, gia đình cách ly với gia đình, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà.
Xét nghiệm COVID-19 cho người dân. Ảnh minh họa
TP.HCM quyết định sẽ áp dụng chỉ thị 16 trên toàn TP từ 0h ngày 9/7, thời gian áp dụng 15 ngày. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh cần coi việc chống dịch như một cuộc chiến, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết.
Hôm nay đánh dấu TP.HCM vượt 8.000 ca, lên 8.002. TP.HCM có các chuỗi lây nhiễm như: xưởng cơ khí ở Hóc Môn, chung cư Ehome 3, chuỗi Hnam Mobile, chuỗi vựa ve chai quận 1, chuỗi công ty Kim Minh Quận 5, chuỗi chợ đầu mối Hóc Môn – chợ Sơn Kỳ… đã được kiểm soát.
Các chuỗi lây nhiễm mới phát hiện như: chợ Vườn Chuối, quận 3 (bệnh nhân là những người sinh sống, bán hàng trong chợ); chuỗi lây nhiễm liên quan đến các công ty trong khu chế xuất, khu công nghệ cao… đã được khoanh vùng, giám sát chặt.
TP.HCM tiếp tục phát hiện các trường hợp qua sàng lọc tại cộng đồng, tại bệnh viện: tiến hành điều tra, truy vết khoang vùng. Hoàn tất hồ sơ chi tiết các bệnh nhân đã được Bộ Y tế công bố. Tạm thời dừng hoạt động các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố
Chỉ thị 16 quy định cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:
a) Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;
b) Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;
c) Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;
d) Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.
Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên.
Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.
Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Khi có nhu cầu rời khỏi thành phố cần thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2, người dân có thể liên hệ các bệnh viện để được...