TP.HCM được định hướng trở thành “trung tâm tài chính quốc tế”
Theo định hướng Quy hoạch sử dụng đất quốc gia tầm nhìn đến năm 2050, TP. HCM sẽ được thúc đẩy phát triển trở thành trung tâm tài chính quốc tế.
Sáng 13/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025. Theo Nghị quyết một số mục tiêu quan trọng như: Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội (KTXH) 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025.
Phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42-43%.
Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
TP.HCM là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung
Nghị quyết cũng nêu rõ những nội dung cụ thể về định hướng, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2050. Đáng lưu ý, định hướng không gian sử dụng đất theo vùng lãnh thổ cũng đã được xác định rõ tại nghị quyết này.
Vùng Đông Nam Bộ được xác định nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng, tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác và phát triển với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Trên cơ sở đó, thúc đẩy phát triển TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế; phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - TP.HCM - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á; tập trung phát triển cảng biển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng biển container trung chuyển quốc tế; xây dựng thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế Long Thành.
Hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn được tỉnh Quảng Nam chọn thí điểm đón khách...