Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sáng ngày 4/4, Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” diễn ra tại khách sạn Sheraton Cần Thơ, TP. Cần Thơ, với sự tham dự của hơn 400 khách mời là chuyên gia, đại diện các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong ngành lúa gạo, logistics, phân bón, đại diện hợp tác xã và bà con nông dân các tỉnh ĐBSCL.

Hội thảo do Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ và Trang tin Việt Nam Đầu Tư – Vietnamdautu.vn đồng phối hợp tổ chức.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 1Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” được tổ chức ở Cần Thơ.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 2

Với nhiều bài tham luận, hai phiên thảo luận, các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp đã đề cập, mổ xẻ và nêu lên nhiều giải pháp cho ngành lúa gạo phát triển bền vững bối cảnh thị trường và công nghệ đang có những thay đổi mạnh mẽ.

Chúng tôi xin đề cập toàn cảnh các phát biểu, nhận định cũng như các hoạt động kết nối diễn ra tại hội thảo:

Phát biểu khai mạc, bà Trần Thị Thanh Bích, Tổng Biên tập Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ đề cập, đất nước đang bước vào kỷ nguyên vươn mình, nền kinh tế đang chứng kiến những thay đổi sâu rộng, đặc biệt là trong việc phát triển bền vững và định vị ngành nông nghiệp nói chung, ngành lúa gạo nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 3

Bà Bích nhấn mạnh, muốn định vị và khẳng định vị trí hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới chúng ta cần có khát vọng phát triển ngành nông nghiệp bền vững, cũng như thay đổi cách thức phát triển công nghệ, ứng dụng AI trong nông nghiệp, tư duy làm chính sách…; qua đó giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng lúa.

Phát biểu chào mừng hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đánh giá, hội thảo là sự kiện có ý nghĩa chiến lược đối với ngành nông nghiệp nói chung, đặc biệt là chuỗi ngành hàng lúa gạo.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 4

Ông Hè nhìn nhận, hội thảo là dịp để các nhà chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý trao đổi, chia sẻ những giải pháp, định hướng, cách làm hay, những giải pháp về khoa học công nghệ để thúc đẩy ngành hàng lúa gạo của Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội để hợp tác xã, doanh nghiệp và bà con nông dân giao lưu, kết nối tạo cơ hội hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành hàng lúa gạo trong kỷ nguyên mới.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Quốc Hà, Quyền Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 14 (gồm TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu) nêu, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước luôn ưu tiên, xác định nông nghiệp là lĩnh vực tập trung vốn đầu tư, đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất và đã có nhiều văn bản chỉ đạo tập trung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 5

Ông Hà khẳng định, ngành Ngân hàng sẽ tích cực triển khai các chương trình tín dụng, chỉ đạo sát sao việc triển khai công tác tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng mà hội thảo hôm nay là một trong những giải pháp đó, không để khách hàng nào đủ điều kiện tiếp cận vay vốn mà không được vay vốn. Chúng tôi hy vọng kết quả mang lại là hạt gạo Việt Nam khẳng định được thương hiệu, phát triển đúng vị thế của mình.

Chia sẻ tham luận, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Intimex, cho biết xuất khẩu gạo đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua số liệu xuất khẩu ấn tượng và định hướng nâng cao giá trị sản phẩm.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 6

Lãnh đạo VFA nêu, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm lúa gạo để tạo ra sự khác biệt trên thị trường thế giới. Xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hiệu quả, từ sản xuất đến tiêu thụ, nhằm gia tăng giá trị gia tăng cho nông dân và doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân để đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Định vị gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Trong phiên thảo luận 1, với vai trò điều phối, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh đặt ra loạt câu hỏi cho các khách mời. Theo đó, các chuyên gia đã lần lượt nêu lên ý kiến nhận, giải pháp nhằm Định vị gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đề cập, Việt Nam trong chiếm lĩnh thị trường gạo khá nhanh, doanh nghiệp Việt Nam cũng nhanh nhạy tìm kiếm thị trường, tìm phân khúc có lợi nhất. Bộ Nông nghiệp và Môi trường luôn tạo ra môi trường tốt nhất cho kinh doanh, đồng thời hỗ trợ về chính sách công (bảo quản, giống, chất lượng, đàm phán mở cửa thị trường).

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 7

Ông Phong đánh giá, gạo thương hiệu cao là lựa chọn của các doanh nghiệp và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong định hướng thị trường, định hướng giá trị trong chuỗi lúa gạo Việt Nam.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VFA đề cập, vai trò của các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện nay không chỉ là giải quyết vấn đề lúa gạo trong nước mà còn tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 8

Theo ông Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu là cần thiết để ổn định đầu ra cho hàng hóa gạo của Việt Nam nhưng cần có chiến lược ổn định cho từng thị trường cụ thể. Mục tiêu chính của việc mở rộng thị trường là ổn định hàng hóa và đảm bảo an toàn lương thực, chứ không chỉ là tăng sản lượng xuất khẩu.

TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL lưu ý nhiều hơn về phẩm chất gạo. Vị này nêu, đến giờ này chúng ta có bộ giống tương đối tốt, không bị động về giống, tuy nhiên, giống phải phù hợp với từng vùng đất và mùa vụ.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 9

Lãnh đạo Viện lúa ĐBSCL rất mong muốn doanh nghiệp và bà con nông dân chúng ta xây dựng thành vùng nguyên liệu cho từng giống, đảm bảo được sản lượng và chất lượng thì uy tín gạo của chúng ta trong thời gian tới sẽ được nâng cao hơn.

Theo TS. Trần Hữu Hiệp - nguyên Uỷ viên chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Phó Chủ tịch Hội du lịch ĐBCSL, cần có sự phối hợp liên ngành và tiếp cận đa lĩnh vực để phát triển thương hiệu gạo, bao gồm công nghệ, marketing và xây dựng thương hiệu.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 10Đồng thời, việc phát triển thương hiệu gạo cần phải được gắn kết với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn thông minh và hiện đại của Việt Nam, tích hợp các giá trị không chỉ về kinh tế, dinh dưỡng mà còn về văn hóa, môi trường. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 11

Kết luận phiên thảo luận 1, TS. Võ Trí Thành điểm lại phiên thảo luận đề cập đến các vấn đề như công nghệ sản xuất, giống lúa mới, và việc chiếm lĩnh thị trường. Các giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của gạo Việt Nam.

Định vị giá trị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới và vai trò của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là tiền đề và là nỗ lực lớn của Chính phủ trong việc phát triển bền vững ngành lúa gạo, góp phần định vị hạt gạo Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Giải pháp phát triển bền vững ngành lúa gạo

Phiên thảo luận thứ 2, các chuyên gia tập trung bàn luận chuyên sâu về các giải pháp phát triển bền vững ngành lúa gạo.

TS. Lê Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) đề cập kết quả tích cực thực hiện 7 mô hình thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, tăng trưởng xanh tại 6 tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2024-2025.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 12Về giải pháp thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị, theo ông Tùng cho rằng, để đảm bảo thành công của Đề án, việc tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo là vô cùng quan trọng. Theo đó, VIETRISA đã đề xuất các giải pháp cụ thể cho từng đối tượng.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 13

Về vấn đề vốn, ông Trần Quốc Hà, Quyền Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 14 nêu, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của ngành Ngân hàng. Minh chứng cho điều này là nay dư nợ tín dụng của khu vực ĐBSCL tới nay đạt hơn 1 triệu tỷ đồng. Trong đó dư nợ tín dụng nông nghiệp đạt 202.000 tỷ đồng, riêng ngành hàng lúa gạo chiếm 121.000 tỷ đồng, tăng hơn 16%.

Với vị trí là tổ chức cung ứng vốn, ông Lê Hồng Phúc, Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ, khi Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có giải pháp đẩy nhanh thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, trong đó nguồn vốn rất quan trọng. Bên cạnh nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật, quản lý, nguồn vốn của Chính phủ, các cấp, các ngành, thì nguồn tín dụng là rất quan trọng vì chiếm chủ yếu. Ngân hàng Nhà nước giao cho Agribank là ngân hàng duy nhất triển khai thí điểm cho vay đề án 1 triệu ha này.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 14

“Khi được giao nhiệm vụ này, chúng tôi thành lập ban chỉ đạo và cũng tích cực phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước để triển khai chính sách cho vay và cụ thể chúng tôi đã áp dụng giảm tối thiểu 1% lãi suất đối với các cá nhân, hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp vay trong chuỗi liên kết. Một trong những điều kiện gần như là điều kiện cứng để vay trong đề án này là tham gia chuỗi liên kết. Thứ hai là phải nằm trong vùng chuyên canh”, ông Phúc thông tin.

Theo ông Phúc, nguồn vốn là không thiếu, ngân hàng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu nhưng có khó khăn là các tỉnh công bố vùng chuyên canh chưa đồng bộ, thậm chí có tỉnh chưa công bố, tham gia chuỗi liên kết cũng chưa nhiều; trong khi các hợp tác xã thì các thành viên tham gia từ tài sản đảm bảo, từ trách nhiệm hoặc mô hình doanh nghiệp một cách minh bạch tài chính thì còn manh mún, chưa vươn tầm.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 15

Ông Ngô Thanh Sang, Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Cần Thơ cho biết, riêng ở miền Tây, ngân hàng thiết kế sản phẩm riêng cho ngành gạo, thông qua việc tài trợ cả cho doanh nghiệp, thương lái, bạn hàng sáo, nông dân… Ngân hàng nhận thế chấp cả chuỗi cung ứng lúa gạo, từ hàng hóa, khoản phải, thu, phương tiện và bất động sản…

Ngoài ra, ngân hàng còn linh hoạt trong tài sản thế chấp, ví như: bất động sản, ghe, sà lan... theo giá thị trường. Đặc biệt, MB đồng hành cùng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải bằng việc triển khai hẳn chương trình cho riêng đối tượng thuộc Đề án, với lãi suất giảm 1-1,5%.

TS. Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Hội Truyền Thông số Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Công nghệ Hồng Cơ đề xuất hình thành doanh nghiệp hóa nông nghiệp, mới đủ sức mạnh tạo ra giống, cây con, đưa được hiện đại hóa vào nông nghiệp,…

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 16

Tuy nhiên, việc tích tụ ruộng đất, hình thành doanh nghiệp lớn đặt ra vấn đề vốn, việc làm, chỗ ở cho nông dân… Có thể hình thành mô hình công ty cổ phần, nông dân có thể tham gia vào mô hình này. Như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi người nông dân không bị mất đất và đảm bảo thu nhập cho nông dân.

Theo vị này, cần doanh nghiệp hóa nông nghiệp và tích tụ ruộng đất một cách minh bạch, nên có “người nông dân số” thông qua việc công nhân hóa người nông dân qua việc tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực nông dân. Đồng thời, kết hợp đồng bộ hóa các chính sách nhà nước để ngành lúa gạo phát triển bền vững.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 17

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trương Mạnh Linh, Giám đốc Điều hành Ngành gạo, Tập đoàn Tân Long kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần lương thực A An chia sẻ, thị trường Nhật Bản là thị trường mà Tân Long vào bằng chính thương hiệu A An. Đó là thành công và là niềm tự hào của chúng doanh nghiệp.

Vị này nhìn nhận, doanh nghiệp buộc phải chủ động được vùng nguyên liệu vì thị trường khó tính này yêu cầu tiêu chuẩn rất cao, trong đó có đáp ứng được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Muốn được như vậy thì phải liên kết với các hộ nông dân, các vùng nguyên liệu và phải đặt hàng và có cơ chế cử cán bộ kỹ thuật, kỹ sư nông nghiệp của Tân Long cùng hỗ trợ nông dân, cùng canh tác theo đúng tiêu chuẩn của khách hàng để đảm bảo được đầu ra.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 18Trong khuôn khổ hội thảo Trang Việt Nam Đầu tư công bố Đề án Nông dân số. Đề án sẽ là địa chỉ đáng tin cậy, cập nhật nhanh, chính xác, hiệu quả các thông tin về cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

Toàn cảnh hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” - 19

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tuấn Dương

CLIP HOT

Dòng người, xe ùn ứ ngiêm trọng tại cửa ngõ miền Tây
Dòng người, xe ùn ứ ngiêm trọng tại cửa ngõ miền Tây

Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là tết, nhu cầu đi lại, mua sắm của người dân tăng cao, việc vận chuyển hàng hóa mùa tết gia tăng làm cho các tuyến đường, nhất là tại các giao lộ, trục đường chính kết nối các tỉnh, thành ra vào trung tâm thành phố quá tải và xãy tình trạng giao thông ùn ứ kéo dài.